Bài viết của một học viên tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-09-2011] Nhiều bài viết trên Minh Huệ đã bàn về chủ đề “an toàn”, an toàn trong việc sử dụng điện thoại di động, an toàn tại các điểm sản xuất tài liệu, và sự an toàn cá nhân khi nói với người khác sự thật về Pháp Luân Công. Ở đây tôi muốn bày tỏ những suy nghĩ của mình về sự an toàn.
Mọi người đều có tiêu chuẩn riêng của mình trong việc quyết định liệu điều gì đó là an toàn hay không. Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Các tầng khác nhau có các Pháp khác nhau, các không gian khác nhau có các Pháp khác nhau; đó chính là Phật Pháp thể hiện khác nhau tại từng không gian, tại từng tầng khác nhau.”
Ví dụ, điều gì liên quan đến việc phân phát những tài liệu giảng chân tướng? Từ quan điểm của một người thường, điều này sẽ được xem như một việc nguy hiểm. Nếu một người lo lắng về việc đảm bảo an toàn, người đó sẽ không làm việc đó. Tuy nhiên một học viên lại nhìn nhận vấn đề này một cách khác hẳn: Đầu tiên, một học viên sẽ thực hiện điều mà một học viên cần phải thực hiện. Sư Phụ và các chính Thần sẽ bảo hộ chúng ta. Thứ hai, một học viên là đang cứu độ chúng sinh, là hành động vĩ đại nhất mà có thể được thực hiện trên thế giới. Tà ác không có đủ tư cách để can thiệp. Và cuối cùng, khi chúng ta thật sự chính, các sinh mệnh tà ác mà cố gắng can nhiễu đến chúng ta khi chúng ta cứu độ chúng sinh thì sẽ không thể tìm thấy hay chạm tới chúng ta.
Chúng ta đối đãi như thế nào về sự an toàn? Hãy để tôi giải thích bằng một ví dụ khác. Nếu một học viên ở Trung Quốc sắp gọi điện thoại cho một người khác và bảo anh ấy làm gì đó hay nói cho anh ấy điều gì đó, cuộc gọi này nên xử lý thế nào? Đầu tiên, những câu hỏi sau đây cần phải được trả lời: Liệu người đó có dùng di dộng để gọi không? Liệu tâm tính của người đó ở đúng tầng thứ không? Họ có thể đối đãi với những vật dụng mà họ sử dụng như những Pháp khí không? Liệu họ có bị ảnh hưởng nếu ai đó gọi họ không? Nếu tất cả những mối quan ngại đã được đề cập đến mà không có tổn hại gì, thì khi đó có thể gọi điện cho người đó bằng điện thoại di động. Nếu không đáp ứng được các tiêu chí này, thì nên sử dụng điện thoại công cộng, hay người gọi nên đến nhà của người đó để gặp họ. Xử lý các cuộc gọi theo cách này chính là“lúc nào cũng nghĩ đến những người khác”.
Một người cũng phải hướng nội mỗi ngày. Nếu việc hướng nội không được thực hiện hàng ngày, nó sẽ khiến một người có một chấp trước khác, chấp trước hoan hỉ. Một người quá hoan hỉ có thể bỏ qua vấn đề an toàn. Đối với một học viên, bất cứ chấp trước nào cũng có thể làm tổn hại đến sự an toàn. Việc thực thi một việc gì đó không quyết định liệu một người có an toàn hay không, nhưng một chấp trước có thể khiến điều đó trở nên không an toàn. Nói cách khác, “an toàn” chỉ liên quan đến người thường. Tất cả những vấn đề về an toàn đều xuất phát từ những chấp trước của một người. Các học viên Đại Pháp cần phải tu luyện tâm của mình và hướng nội, hết lần này đến lần khác. Khi đó một người có thể giữ cho bản thân anh ấy hoặc cô ấy được an toàn.
Điều này có nghĩa là các học viên, đặc biệt là những người làm các công việc liên quan đến kỹ thuật thì không phải chú ý đến an toàn? Không phải thế. Họ cũng phải chú ý đến an toàn. Một người không nên vi phạm các quy tắc của xã hội người thường. Nếu các học viên không để ý đến các quy tắc an toàn trong xã hội, nó sẽ tạo ra sơ hở khiến tà ác có thể lợi dụng.
Hai ví dụ dưới đây đưa đến những kết quả khác nhau. Cha của tôi đã bị bắt vì phân phát các đĩa DVD giảng chân tướng. Ông đã thiếu chính niệm, điều này dẫn đến việc công an đã tịch thu hàng chục cuốn sách Đại Pháp và hàng trăm hay nhiều hơn các đĩa DVD tại nhà của ông. Trong ví dụ khác, một học viên khác theo cách nào đó đã bị rò rỉ thông tin khiến cảnh sát bất ngờ lục soát nhà của ông. Bởi vì ông ấy luôn giữ chính niệm rằng cảnh sát sẽ không thu giữ được bất cứ thứ gì được in ra từ máy in, khi cảnh sát lục soát nhà ông, chiếc máy tính đã bị kẹt tại giao diện hệ điều hành DOS và không tải được hệ điều hành Windows. Cảnh sát đã lục soát khắp nhà nhưng đã không tìm thấy máy in và những tài liệu khác cất trong phòng riêng.
Tóm lại: Một người nên chú ý tới an toàn, nhưng không nên để chấp trước vào an toàn ngăn cản một người làm những việc mà một học viên nên làm. Chính niệm đầy đủ là điều quan trọng nhất. Nếu một người quá chấp trước vào an toàn, người đó sẽ rơi xuống tầng thứ của một người thường. Tuy nhiên, hoàn toàn không chú ý tới an toàn sẽ để lại một sơ hở ở tầng của người thường. Nếu một người có chính niệm đầy đủ trong vấn đề về an toàn, tà ác không thể làm bất cứ điều gì để bức hại một đệ tử Đại Pháp.
Trên đây là thể ngộ cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất kỳ thiếu sót nào.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/14/交流–谈“安全”问题上的正念-246745.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/22/128269.html
Đăng ngày 06-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.