Bài viết của một đệ tử đến từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-9-2011] Một đồng tu Trung Quốc chia sẻ với tôi thể ngộ của anh về ý nghĩa của từ “Trung” với ý nghĩa“Trung thành với quân vương hoặc lãnh đạo”. Một lần anh ấy đọc được một truyện trong tiểu sử của Nhạc Phi, vị đại nguyên soái lừng danh của triều đại Nam Tống, người được biết đến nhiều về lòng trung thành kiên định với đức vua.

Khi Nhạc Phi cùng con trai là Nhạc Vân và trợ thủ đắc lực nhất của ông là Trương Huyền đang chờ bị hành hình, một trong những thuộc hạ của ông là Trương Bảo đã đột nhập nhà ngục để giải cứu họ. Nhưng Nhạc Phi từ chối bỏ trốn. Ông tuyên bố: “Nếu quân vương muốn bề tôi chết, bề tôi không còn lựa chọn nào khác.” Ông quyết tâm trung thành với hoàng đế của mình. Nhạc Vân và Trương Huyền đều từ chối bỏ trốn. Họ muốn cùng chết với Nhạc Phi.

Trương Bảo quyết định rằng nếu anh ấy một mình sống sót, anh sẽ bất trung với bằng hữu, vì thế anh đã tự tử trước mặt họ. Nhạc Phi bảo với Nhạc Vân và Trương Huyền: “Hôm nay bốn chúng ta đã triển hiện được nội hàm của Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa.” [Trung (忠): trung thành với quân vương; Hiếu (孝): Hiếu thảo với cha mẹ; Lễ (節): lễ tiết ; Nghĩa: Trung thành với bằng hữu]

Người đồng tu mắt đỏ hoe khi anh kể cho tôi nghe câu truyện. Anh nói khi anh đọc truyện này, anh nhận ra trung thành là một phẩm chất cần có của một sinh mệnh.

Thần tạo ra con người và cấp cho người đó mọi thứ mà anh ta cần. Do vậy, sinh mệnh đó cần hoàn toàn tuân theo chủ của mình và cần phải là như vậy. Ví dụ, nếu một vị Phật muốn uống nước và tạo ra một chiếc cốc bằng một niệm của Ông, thì ý nghĩa và mục đích của chiếc cốc đó là để đựng nước cho Phật. Nếu một ngày, chiếc cốc quyết định là nó không còn muốn đựng nước cho Phật nữa, thì nó đã xa rời bản tính [của mình]. Nói cách khác, bản tính của nó đã bị băng hoại.

Tôi nhớ lại vài điều đã đọc được trong các tác phẩm kinh điển của đạo Khổng: Bản tính của một người triển hiện thiên mệnh mà anh ta gánh vác. Với các học viên Pháp Luân Công, bản tính của chúng ta cần phải là hoàn thành sứ mệnh mà Pháp và Sư phụ đã giao phó. Chúng ta phải nỗ lực hết sức để hoàn thành sứ mệnh. Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc: “Một người phải gắng hết sức để trung hiếu.” Để trung thành với Sư phụ và Đại Pháp, chúng ta cần bỏ đi chấp trước sinh tử.

Người đồng tu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có thể từ bỏ những suy nghĩ về sinh tử bất cứ lúc nào. Anh ấy đã trải qua hai năm trong một môi trường khắc nghiệt, ở đó anh chia sẻ kinh nghiệm về sinh tử với các bạn đồng tu hầu như mỗi ngày. Tôi có thể rõ ràng liên tưởng tới trải nghiệm đó bởi tôi cũng đã từng đối mặt với sự sự nguy hiểm đến từ cái chết nhiều lần và tôi đã vượt qua những khảo nghiệm đó sau khi tôi quyết tâm buông bỏ nó. Sau đó, tôi thấy khá hài lòng với bản thân bởi tôi cảm thấy mình là không thể động đến được. Nhưng khi tôi đối mặt với những khổ nạn sau đó, tôi thấy tôi chứa đầy các loại tư tưởng không thuần chính. Khi sự bức hại leo thang, tôi cảm thấy mình không thể vứt bỏ được sinh tử. Khi phải đương đầu với nhiều khảo nghiệm nghiêm trọng hơn, tôi đột nhiên ngộ ra rằng tôi đã không thể đối mặt với sự uy hiếp sinh tử một cách thản nhiên! Một người không thể thực sự từ bỏ được sinh tử trừ phi người đó thực sự là không thể động đến được. Không chỉ là sinh mệnh của một người mà ngay cả ý niệm cũng cần phải không thể động đến được.

Nhiều người ở Trung Quốc gọi Nhạc Phi là ngốc bởi ông trung thành một cách mù quáng với hoàng đế. Theo tôi, cách hiểu đó là do sự suy đồi mà hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra. Trong suốt thời kỳ Đấu tranh Giai cấp và Khủng bố đỏ, người Trung Quốc phải phản bội lại chính cha mẹ, con cái, vợ chồng và bạn bè của mình để sống sót. Lòng trung thành và danh dự đã bị đánh mất và thay vào đó là sự phản bội. Cuối cùng, lòng trung thành trở thành một khái niệm ngốc nghếch và sự gian xảo được đánh đồng với sự thông minh. Đó là suy nghĩ của người Trung Quốc thời nay; những người mà đã suy thoái đạo đức và đang trượt dốc. Nếu một xã hội đầy những người như vậy, làm sao nó lại không tự dẫn tới sự diệt vong của chính nó?


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/20/128222.html

Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/14/“忠”则尽命-246759.html

Đăng ngày 03-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share