Bài viết của một học viên hải ngoại
[MINH HUỆ 6-09-2011] Các học viên ở địa phương của chúng tôi thường bất đồng về tốc độ mà chúng ta nên đọc Pháp trong khi học nhóm. Một vài người nghĩ rằng chỉ có đọc thật chậm thì mới có thể tiếp thụ được Pháp một cách đầy đủ; những người khác cho rằng đọc nhanh hiệu quả hơn và như thế chúng ta có thể đọc được nhiều hơn. Do cả hai ý kiến đều có lý, nên không đi đến sự đồng tình chung.
Sư phụ giảng: “Khi đệ tử Đại Pháp thực hiện các việc, mọi người phải thật sự phối hợp với nhau cho tốt.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ đô Mỹ quốc năm 2006”) Pháp yêu cầu các học viên nghĩ tới người khác trước tiên, do đó về vấn đề của nhóm học Pháp, chúng ta nên yêu cầu giống như vậy đối với bản thân mình. Sư phụ cũng giảng:
“Phương thức tốt nhất chính là khi gặp sự việc nào đó thì đừng đẩy về phía trước, húc về phía trước, truy đuổi để giải quyết, mà là bỏ cái tâm đó đi, thoái lùi một bước, và giải quyết.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ đô Mỹ quốc năm 2006”)
Sư phụ cũng giảng,
“Mục đích của việc học Pháp là để chư vị hiểu. Hiểu Pháp là quan trọng nhất. Khi đọc Pháp, chư vị nên biết nghĩa của những từ mà chư vị đang đọc. Ít nhất, chư vị nên hiểu ý nghĩa bề mặt. Nếu chư vị nói: ‘Tôi quên những gì vừa mới đọc,’, đừng lo. Đó không phải vấn đề. Cứ tiếp tục đọc thôi.” (“Giảng Pháp ở Pháp hội Canada năm 1999”) (tạm dịch)
Từ đó, tôi nhận ra rằng điều quan trọng không phải việc chúng ta đọc Pháp nhanh hay chậm. Khi chúng ta đọc Pháp cùng nhau ở nhóm học Pháp, nếu những người đọc nhanh có thể cân nhắc tới cả nhóm và giảm tốc độ xuống một chút, và những người đọc chậm có thể đọc nhanh hơn một chút, tất cả chúng ta sẽ đọc ở cùng một tốc độ. Mỗi khi chúng tôi gặp trạng thái này, tôi có thể cảm nhận được cả nhóm giống như một chỉnh thể, và tất cả mọi người đều điềm tĩnh và ôn hòa, và như thế không còn khoảng cách nào nữa.
Sư phụ giảng: “Đề cao tầng thứ trong tu luyện của chư vị là chủ yếu nhất” (“Giảng Pháp tại Pháp hội lần đầu ở Bắc Mỹ năm 1998”) (tạm dịch) Giờ đây tôi nhận ra là khi gặp vấn đề, bản thân vấn đề không phải là điều quan trọng nhất; thay vào đó, buông bỏ bản ngã và đặt nhiều nỗ lực vào việc phối hợp tốt để cùng thăng tiến mới là tu luyện thật sự.
Mong các bạn từ bi chỉ ra những điểm còn thiếu sót.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/18/128189.html
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/6/学法到底是快好-还是慢好–246272.html
Đăng ngày 21-9-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.