Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-06-2011] Con gái tôi đã tu luyện Đại Pháp được mười năm. Cứ mỗi tuần nó lại đến thăm tôi và chúng tôi trao đổi kinh nghiệm tu luyện để hỗ trợ lẫn nhau. Gần đây, tôi phát hiện rằng nó chỉ đọc các bài giảng của Sư Phụ tại các nơi mà hiếm khi đọc Chuyển Pháp Luân. Nó giải thích với tôi rằng nó đã đọc Chuyển Pháp Luân rất nhiều lần vào những năm trước đây, bởi vì nó đọc Chuyển Pháp Luân mỗi tuần tại một nhóm học Pháp và nhẩm thuộc hai đoạn Pháp mỗi ngày, do đó khi nó học một mình nó bắt đầu chỉ đọc những bài giảng khác của Sư Phụ.

Sau đó, nó nói với tôi rằng nó đã phát triển một tâm chấp trước cầu danh. Lý do là bởi vì nó rất thường xuyên học các bài giảng của Sư Phụ tại nhiều nơi, và khi người khác đề cập đến một điều nào đó, nó sẽ ngay lập tức biết được điều đó nằm trong bài giảng nào. Điều này làm cho nó cảm thấy hoan hỷ, và nó bỏ nhiều công sức hơn nữa để học thêm nhiều bài giảng để giữ vững vị thế dẫn đầu với những người khác. Đây chính là chấp trước của nó. Nếu một người học Pháp với tâm truy cầu danh tiếng, tác dụng của việc học Pháp không thể tốt được, và việc học Chuyển Pháp Luân của người đó cũng bị ảnh hưởng. Dĩ nhiên là chúng ta phải học các bài giảng khác của Sư Phụ nữa, nhưng có một điểm là chúng ta nên phân phối thời gian của chúng ta tương ứng với cả hai là Chuyển Pháp Luân và các bài giảng khác.

Bởi vì nó đã học Pháp với tâm chấp trước ẩn giấu, nên nó không thể ngộ được những nguyên lý của Pháp, điều này đã làm cho nó cảm thấy thất vọng và khó chịu.

Nó càng cảm thấy tồi tệ thì nó lại càng muốn học các bài giảng, nhưng không học Chuyển Pháp Luân. Nó thường chờ đợi để đọc hết tất cả những bài giảng và kinh văn mới, nhưng nó càng muốn làm như vậy thì công việc của nó càng trở nên bận rộn hơn. Nó muốn nghỉ một vài ngày để học Pháp, nhưng công việc lại quá bận rộn đến nỗi mà nó không thể về nhà. Một lần, cuối cùng nó cũng được nghỉ một ngày. Nó cảm thấy rất hạnh phúc. Trước khi đi ngủ, nó lên kế hoạch trong đầu rằng sẽ học Pháp vào ngày hôm sau và nó sẽ học quyển sách nào. Nhưng tối hôm đó nó có một giấc mơ rất rõ ràng và chân thực. Trong giấc mơ, nó cầm một bản sao của cuốn Chuyển Pháp Luân, vốn đã được mở sẵn và được đặt với vị trí bìa sau được lật lên. Sau đó nó cầm lên hai bản nữa của cuốn Chuyển Pháp Luân.

Sau khi thức dậy, nó ngộ ra rằng giấc mơ chính là một sự điểm hóa của Sư Phụ. Sư Phụ đã nhắc nhở nó hãy cầm sách lên và tiếp tục đọc Chuyển Pháp Luân, và hãy đọc tiếp cuốn Chuyển Pháp Luân mà nó đang đọc nửa chừng. Do vậy ngày hôm đó nó đã tĩnh tâm lại và tập trung vào việc đọc Chuyển Pháp Luân một cách toàn tâm toàn ý. Kết quả là nó đã trở lại trạng thái học Pháp tốt: Nó đã có thể tĩnh tâm học Pháp và nó đã cảm thấy thư thái trở lại.

Nó cũng đã ngộ ra rằng, mặc dù việc học Pháp nhiều là rất cần thiết, nhưng nếu một người đôi khi quá bận rộn và do vậy đọc Pháp qua loa một cách vội vã để theo kịp với số lượng mỗi ngày mà họ đã lập ra cho bản thân, nghĩ rằng họ đọc càng nhiều họ sẽ đạt được nhiều, đây quả đúng là học Pháp với tâm truy cầu.

Tuy nhiên khi nói đến vấn đề học Pháp, tôi nghĩ rằng chư vị phải tìm thì giờ để học, dù chỉ là một chút thôi. Tuy nhiên khi chư vị tìm thì giờ để học thì sẽ có một vấn đề xẩy ra: tâm của chư vị không tĩnh được, và nếu tâm của chư vị không tĩnh được, trên thực tế chư vị học cũng như không và phí thì giờ. Nếu chư vị định học Pháp, chư vị cần phải dẹp tất cả những gì khác trong tâm chư vị qua một bên, giữ cho tâm điềm tĩnh, tâm yên lặng, và thật sự học Pháp. Dù rằng chư vị chỉ học một vài đoạn thôi [theo cách này], còn tốt hơn là học nguyên cuốn sách với một cái tâm bồn chồn. Khi chư vị học Pháp, chư vị phải hấp thụ Pháp.” (“Giảng Pháp tại buổi họp với các học viên Châu Á-Thái Bình Dương”)

Háo hức và thiếu kiên nhẫn khi thành công cũng không tốt. Nếu một người học Pháp với tâm thái như vậy, việc học của họ chỉ là vô ích. Đại Pháp vô cùng uyên thâm. Miễn là chúng ta thoát khỏi chấp trước truy cầu của mình và học Pháp với tâm khiêm nhường, Sư Phụ sẽ khai sáng cho chúng ta.

Kể từ đó, con gái tôi đã học Pháp tốt trở lại. Nó đã trở lại con đường tu luyện kiên định. Lý do mà tôi muốn chia sẻ câu chuyện của nó tại đây là để nhắc nhở các đồng tu nghiêm túc đọc thấu Chuyển Pháp Luân. Hãy dũng mãnh tinh tấn.

________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/30/提醒同修要认真通读《转法轮》-241658.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/11/125958.html
Đăng ngày 09-08-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share