Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Nam Úc

[MINH HUỆ 16-12-2021] Sau khi xem bộ phim tài liệu “Thư từ Mã Tam Gia”, bà Lorraine cho biết: “Mọi người nên xem bộ phim quý giá này. Chúng ta nên bảo nhiều người hơn nữa chú ý đến và ngăn chặn cuộc bức hại này.” Bà đã mời những nhà tổ chức sự kiện đến chiếu bộ phim tài liệu này cho cộng đồng của bà.

Bộ phim tài liệu này được trình chiếu trong Thính phòng Allan Scott của Đại học Nam Úc vào ngày 12 tháng 12 năm 2021 để kỷ niệm Ngày Nhân quyền. Sự tra tấn và tàn bạo trong trại lao động cưỡng bức Trung Quốc được phơi bày trong bộ phim đã khiến khán giả bàng hoàng.

c86203739326f94f619273c2b1cd5a28.jpg

“Thư từ Mã Tam Gia” được trình chiếu tại Thính phòng Allan Scott của Đại học Nam Úc vào ngày 12 tháng 12 năm 2021

af4826bee01ef20dbf548f20bfb35a0e.jpg

7469c197aa0da5928c0e3497761f0e42.jpg

Phần hỏi đáp diễn ra sau buổi chiếu bộ phim tài liệu.

Bộ phim tường thuật một cách chân thực cảnh học viên Pháp Luân Đại Pháp Tôn Nghị bị giam cầm trong trại lao động khét tiếng Mã Tam Gia, nơi anh bị buộc phải làm đồ trang trí Halloween rẻ tiền. Anh đã giấu khoảng 20 bức thư kể chi tiết những hành vi tàn bạo đã xảy ra tại Mã Tam Gia trong các gói sản phẩm. Cô Julie Keith, một người mẹ ở Oregon, đã tìm thấy một trong những bức thư này. Khám phá của cô đã gây ra một chuỗi sự kiện dẫn đến việc đóng cửa toàn bộ hệ thống trại lao động ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vẫn không chấm dứt, và Tôn Nghị đã phải trốn khỏi Trung Quốc.

Sau khi trình chiếu bộ phim, các học viên địa phương đã giới thiệu thêm về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời giới thiệu một số sản phẩm được bán trong các cửa hàng do các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc sản xuất. Qua một thông dịch viên, một học viên Pháp Luân Đại Pháp đã kể lại câu chuyện của cô – quá trình cô bị kết án bất hợp pháp trong trại lao động cưỡng bức và trong nhà giam vì đức tin của mình.

Giáo sư: Cộng đồng quốc tế phải lên tiếng

Giáo sư đại học Frank Grutzner cho biết sự thật được thể hiện trong bộ phim đã gây sốc. Ông nói, “Cuộc bức hại vẫn chưa chấm dứt. Trên bề mặt, mặc dù hoạt động cải tạo thông qua hình thức lao động đã bị bãi bỏ, nhưng ĐCSTQ vẫn đang sử dụng các phương pháp khác để giam giữ và bức hại người dân. Cộng đồng quốc tế vẫn còn nhiều việc phải làm. Chúng ta phải tiếp tục lên tiếng và hành động.”

e3b6b2397bfdf0a2597aae32696439cf.jpg

Y tá nghỉ hưu Lorraine nói chuyện với một học viên

Sau khi xem bộ phim, bà Lorraine, một y tá nghỉ hưu, đã tìm gặp người tổ chức và yêu cầu trình chiếu bộ phim tại cộng đồng nơi bà sinh sống. Bà cho hay bà biết các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại. Con gái và con rể của bà đã từng làm việc và sinh sống tại Trung Quốc nhiều năm trước và chứng kiến ​​giai đoạn đầu của cuộc bức hại.

Bà Lorraine đã và đang phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại do ĐCSTQ tiến hành trong những năm qua, trong đó có nạn thu hoạch nội tạng sống. Lúc đầu, một vài người thân và bạn bè của bà đã không tin bà.

Bà cho biết bà đã không thể kìm được nước mắt. “Mọi người nên xem bộ phim quý giá này. Chúng ta nên bảo nhiều người hơn nữa chú ý đến và ngăn chặn cuộc bức hại này.”

Khán giả Simon cho biết bộ phim ghi lại một cách chân thực cuộc bức hại đang diễn ra và khiến anh bị sốc. Anh nói, “Tôi nhìn thấy một sức mạnh bền bỉ trong tác giả (Tôn Nghị) của bức thư. Trái tim của anh ấy vô cùng mạnh mẽ. Anh ấy đã phải chịu sự bức hại mà những người khác không thể chịu đựng được vì đức tin của mình, và thậm chí đã khiến những người tham gia bức hại anh phải rơi lệ vì ngưỡng mộ. Thật là cảm động.”

0bdc8fb36f3358eb6ebcb05635318e54.jpg

Sinh viên đại học Emma Angus nhận xét bộ phim gây xúc động mạnh và học viên Tôn Nghị thật đáng ngưỡng mộ. Cô nói, “Những người tốt nên được ca ngợi nhưng (ở Trung Quốc) họ lại bị bức hại và tra tấn.” Những dòng phụ đề cuối cùng về cái chết của Tôn Nghị khiến cô đau lòng: “Tôi đã mong đợi một kết thúc có hậu, nhưng những gì đã xảy ra với anh ấy khiến tôi rơi nước mắt.”

Cô Margo đến từ Ba Lan cho biết ông của cô đã bị tra tấn và sát hại trong một trại tập trung ở Ba Lan do Đức Quốc xã vận hành. Cô kể: “Lúc đó, chúng tôi đã lớn tiếng phản đối và kêu cứu nhưng chẳng có mấy ai tin hay đề nghị giúp đỡ. Bây giờ trại lao động tà ác bị Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để bức hại người Trung Quốc, chúng ta không được giữ im lặng!”

Cô Margo đã mời người bạn của mình là anh Hồ đi xem bộ phim này. Anh Hồ đang nghiên cứu về sự phân biệt đối xử và bức hại các tín ngưỡng tôn giáo trên thế giới.

Sau khi xem xong bộ phim, anh Hồ nói: “Mọi người đáng được hưởng quyền tự do tín ngưỡng. Tất cả các quốc gia trên thế giới phải bảo vệ sự phát triển tự do của các nhóm tín ngưỡng, đồng thời bảo tồn các giá trị truyền thống và văn hóa tín ngưỡng. Chính phủ các nước cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng bằng luật pháp, và không thể tùy ý đàn áp hay bức hại bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì?

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện này đã truyền đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật có quyền vượt trên cả hệ thống cảnh sát và tư pháp, và có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/16/434918.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/23/197113.html

Đăng ngày 27-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share