Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-06-2020] Sư phụ Lý (người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) dạy chúng ta luôn phải biết nghĩ cho người khác trước bất cứ lúc nào chúng ta gặp phải vấn đề, và chúng ta nên xem xét mọi tình huống từ quan điểm của người khác.
Sư phụ giảng:
“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Không bao giờ mặc cả khi mua hàng
Người ta thường xem việc mặc cả để mua với giá thấp hơn là chuyện bình thường. Vì vậy, nhiều chủ cửa hàng đã tự chiết khấu giá cho khách hàng ngay cả khi người mua chưa mở lời. Tôi luôn khăng khăng thanh toán toàn bộ số tiền và nói với họ rằng cuộc sống bây giờ thật khó khăn, kiếm tiền không dễ. Một số chủ cửa hàng nói với tôi rằng họ phải giảm một tỷ lệ nhất định, vì người mua thường không trả đúng số tiền. Để giữ khách hàng, họ buộc phải giảm một ít tiền. Một số người nói với tôi: Chị là một người tốt. Thậm chí chị còn phải trả thêm vài xu. Những người khác thì nói với tôi: Tôi chưa gặp ai như chị bao giờ, chị luôn nhận thiệt về mình. Tôi nói với họ: “Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không nên chiếm lợi từ bạn”.
Khi mua đồ cho đơn vị làm việc, tôi luôn nhắc nhân viên thu ngân không ghi vào biên lai nhiều hơn số tiền tôi đã trả. Có lần tôi đến một trung tâm mua sắm để mua đồ. Tôi đã đến quầy thu ngân để in biên lai. Khi tôi hỏi họ liệu tôi có thể xác minh số tiền ghi trên biên lai hay không, nhân viên thu ngân đã nói ngay lập tức, bà đừng lo lắng về điều đó. Nó sẽ chỉ nhiều hơn chứ không thể ít hơn. Khi tôi nói với cô ấy rằng tôi muốn xác minh điều đó vì tôi sợ rằng cô ấy có thể viết ra nhiều hơn số tiền tôi đã trả, nhân viên thu ngân nói một cách ngạc nhiên: “Làm sao có thể có một người như chị?”
Không cạnh tranh để đạt danh tiếng và lợi ích cá nhân trong công việc
Tôi đã tham gia kỳ thi công chức năm 1997 và một năm sau tôi được nhận một vị trí mới. Với bằng cấp cao của tôi, tôi có đủ điều kiện để giữ một vị trí cấp cao. Tuy nhiên, tôi đã được phân ở cấp nhân viên, điều đó có nghĩa là tiền lương của tôi ít hơn hàng chục nhân dân tệ mỗi tháng cũng như ít lợi ích hơn. Lãnh đạo đơn vị nghĩ rằng tôi có thể tức giận vì điều này và yêu cầu Trưởng phòng hành chính nói chuyện với tôi. Tôi nói với trưởng phòng rằng, Sư phụ tôi đã dạy chúng tôi coi nhẹ lợi ích cá nhân và luôn nghĩ cho người khác trước. Xin vui lòng cho lãnh đạo biết rằng tôi vẫn ổn và đừng lo lắng. Vị trường phòng này đã rất ngạc nhiên và sau đó vui vẻ nói: “Rất tốt! Rất tốt!”
Cơ hội cuối cùng để có thể mua lại căn hộ tại đơn vị làm việc của chúng tôi là vào năm 1998. Chỉ có 12 căn hộ, nên không đủ cho hơn 40 nhân viên. Tôi nhớ rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và tôi đã có một căn hộ mặc dù nó hơi xa so với nơi làm việc. Tôi quyết định không cạnh tranh để giành lấy căn hộ.
Công tác được một thời gian nhất định, mọi người sẽ thi thăng chức lên các vị trí cấp phòng ban. Mọi người được yêu cầu đăng ký để cạnh tranh cho các vị trí đó. Tôi là người duy nhất có bằng thạc sĩ trong đơn vị mình, và đó là ưu thế của tôi so với người khác. Tôi biết rằng tôi không nên thi, bởi vậy, tôi đã không đăng ký cho bất kỳ vị trí nào và tôi đã bỏ qua cơ hội này.
Một lãnh đạo trong đơn vị đã bí mật báo cáo với các giám sát viên. Trong quá trình điều tra, một số người trong đơn vị của chúng tôi được yêu cầu đưa ra ý kiến cá nhân của họ. Khi được hỏi, tôi nói: “Nếu một người không làm bất cứ điều gì, thì người ta sẽ không mắc sai lầm. Những ai làm nhiều hơn, người đó sẽ dễ mắc lỗi hơn. Chúng ta nên đánh giá khách quan. Anh ấy đã làm điều gì tốt cho đơn vị không?” Vài năm sau, trong một cuộc họp đánh giá nhân viên, vị lãnh đạo đó nói rằng tôi không bao giờ nói bất cứ điều gì xấu về người khác và rằng tôi là một người trung thực.
Khi tôi bị bắt tạm giam vì ra ngoài giảng chân tướng, cảnh sát nói với tôi rằng tôi được cấp trên khen ngợi là người tốt trong đơn vị. Một số đồng nghiệp của tôi muốn đến thăm tôi trong trại giam.
Đối xử tử tế với người khác khi bị giam giữ
Năm 2010, tôi bị bắt và bị đưa vào trại tạm giam. Không gian chật hẹp – phòng giam chỉ rộng 20 mét vuông nhưng có hơn 10 người, thậm chí 20 người bị giam trong đó. Phòng giam bẩn, tối và ẩm ướt. Chúng tôi phải ngồi trên sàn làm việc vào ban ngày và ngủ trên sàn vào ban đêm. Mọi người phải nằm sát nhau hoặc ngả lưng. Họ thường xuyên cãi vã nhau để tranh từng cm.
Một không gian nhỏ như vậy có thể thêm rất nhiều áp lực. Trong một cuộc thẩm vấn tại đồn cảnh sát, một cảnh sát viên đã hỏi tôi rằng: “Mất tự do thực sự không thoải mái phải không? Tôi trả lời, tất nhiên là nó khó chịu! Ai muốn mất tự do chứ? Nhưng tôi luôn nhắc nhở bản thân rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi luôn giữ cho mình một tâm thái thiện lành và ôn hòa. Tôi liên tục nhắc nhở bản thân về lời dạy của Sư phụ để trở thành một người tốt cho dù đang ở đâu, làm mọi việc vì lợi ích của người khác và đối xử tốt với người khác.
Bình thường, các tù nhân cần tiền để mua nhu yếu phẩm hàng ngày như đồ dùng cá nhân, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, giấy vệ sinh, bột giặt, dầu gội đầu, v.v … Một số tù nhân thì không có tiền nên họ phải ăn cắp đồ của người khác. Khi tôi thấy điều này, tôi đã mua nhu yếu phẩm hàng ngày cho họ cho đến khi các thành viên gia đình họ gửi tiền cho họ. Sau đó, các vụ trộm dừng lại. Một người bị câm thường bị bắt và bỏ tù vì tội ăn trộm. Cô ấy mất liên lạc với gia đình trong vài tháng, vì vậy tôi đã mua nhu yếu phẩm cho cô ấy trong quãng thời gian đó.
Một người câm trẻ hơn bị giam giữ trong một phòng giam gần đó. Người bị câm lớn tuổi mà tôi đã giúp cảm thấy rằng tôi là một người tốt và yêu cầu tôi giúp đỡ người câm trẻ hơn. Khi những người khác trong phòng giam nghe thấy điều này, tất cả họ đều khuyên tôi đừng giúp đỡ người câm trẻ đó. Tôi nghĩ rằng người khuyết tật cũng thật khổ. Sư phụ dạy chúng ta phải quan tâm đến người khác. Vì vậy, tôi đã mua những thứ cần thiết cho người câm trẻ tuổi đó.
Để làm dịu bầu không khí căng thẳng trong phòng giam nhỏ của chúng tôi, tôi thường nói với các tù nhân về các nguyên lý của Đại Pháp. Tôi nói với họ rằng nhiều người được phúc báo và tai qua nạn khỏi sau khi ghi nhớ và chân thành niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” Chẳng bao lâu, mọi người trong phòng giam đều biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Dần dần trong phòng giam chúng tôi ít cãi vã hơn và bầu không khí trở nên an hòa.
Vào một đêm, khi mọi người đã ngủ say, trưởng phòng giam đã có một cuộc cãi vã lớn với một tù nhân quen biết với cảnh sát. Mọi người đều thức dậy. Không ai muốn can thiệp để tránh mắc tội với họ. Tôi lắng nghe cuộc cãi vã của họ nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao họ lại tức giận. Để mọi người có thể ngủ một chút vì chúng tôi phải làm việc vất vả vào ban ngày, nên tôi nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Thật bất ngờ, hai người họ lập tức ngừng cãi nhau và đi ngủ.
Các tù nhân bị buộc phải lao động khổ sai. Để tăng sản lượng, đã có sự cạnh tranh giữa các phòng giam. Điều này buộc các tù nhân phải làm việc nhiều hơn và hạn ngạch hàng ngày liên tục được nâng lên. Số lượng sản phẩm được sản xuất càng nhiều, lính canh càng được thưởng nhiều hơn. Những người không thể hoàn thành hạn ngạch sẽ bị đánh vào sáng hôm sau. Những người bị giam giữ sợ bị đánh đập và đôi khi họ phải làm việc cả đêm để đạt đủ chỉ tiêu, thậm chí phải thức trắng đêm. Tôi đã khuyên lính canh không nên đánh người. Tôi nói cho họ biết đánh người khác là mất đức. Sự thiện lương sẽ mang lại những điều lớn lao. Bạo lực không thể thay đổi tâm của con người, nhưng thiện lương thì có thể. Dần dần, cảnh sát đã ngừng đánh những người không hoàn thành nhiệm vụ. Phòng giam của chúng tôi đạt sản lượng cao nhất trong trại giam.
Gia đình tôi trở nên hài hòa
Bố tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối vào năm 2007. Các thành viên gia đình tôi đã đưa ông đến một bệnh viện lớn ở Thượng Hải để xác nhận và điều trị y tế. Một trong những xét nghiệm là thực hiện nội soi huỳnh quang toàn thân, bác sĩ cho biết sẽ có hại cho thân thể. Tôi nói với những người khác rằng tôi sẽ cùng bố làm xét nghiệm vì tôi là một học viên và nó sẽ không làm hại tôi. Bố tôi nhập viện gần một tháng và hầu hết các chi phí y tế không được bảo hiểm chi trả, khoản viện phí này đã lên tới hàng chục nghìn nhân dân tệ. Khi bố tôi mất, ông đã để lại một khoản tiền 60.000 Nhân dân tệ. Khi mẹ tôi hỏi nên làm gì để giải quyết số tiền này, tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ không lấy bất cứ đồng nào. Hai em gái tôi cũng từ chối.
Năm 2016, mẹ tôi nói với tôi rằng bà có hai tài sản bất động sản có giá trị. Bà muốn phân chia quyền thừa kế khi còn sống, đề phòng xảy ra tranh chấp sau khi bà mất. Tôi nói với bà rằng tôi sẽ nhường phần thừa kế của mình và bà có thể đưa tiền cho hai em gái tôi. Để trấn an bà, tôi đã đưa cho bà bản cam kết viết tay của tôi.
Chồng tôi có một anh trai và gia đình anh ấy gặp khó khăn về tài chính. Bố mẹ chồng tôi thường giúp đỡ họ và thậm chí mua cho họ một căn hộ. Tôi đã không phàn nàn vì điều này. Tôi thậm chí còn khuyến khích chồng tôi giúp anh trai mình. Bố mẹ chồng tôi cảm thấy sẽ là công bằng khi cho chúng tôi một khoản tiền để mua nhà, nhưng chúng tôi đã từ chối. Khi tôi bị bức hại và bị giam giữ, anh rể và chị dâu tôi đã ở nhà và chăm sóc con của chúng tôi. Họ đã giúp chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn đó.
Tôi và anh rể cùng mẹ chồng về quê ngoại để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Mẹ chồng tôi đã mua rất nhiều tiền giấy và các mặt hàng khác. Sáng hôm đó, tôi nhờ anh rể đưa nó ra xe. Tôi đã không mở thùng để kiểm tra trước khi chúng tôi rời đi. Khi chúng tôi dừng lại ở cổng làng, mẹ chồng tôi thấy một số thứ bị mất. Anh rể tôi thừa nhận rằng anh ấy quên để đồ trong cốp xe. Mẹ chồng tôi chỉ trích anh trước mặt cả gia đình khiến anh vô cùng xấu hổ. Sư phụ đã dạy chúng ta hướng nội bất cứ khi nào chúng ta gặp xung đột. Tôi ngay lập tức nói rằng đó là lỗi của tôi vì lẽ ra tôi nên kiểm tra trước khi chúng tôi rời đi. Những người khác nói rằng những đồ ấy có thể được mua ở cửa hàng làng địa phương. Mẹ chồng tôi bình tĩnh lại.
Sau khi sóng gió lắng xuống, một người bà con nói với tôi rằng hai cô con dâu của bà có quan hệ không tốt với những người còn lại trong gia đình. Họ luôn đổ lỗi cho người khác khi gặp phải vấn đề, và sẽ thật tuyệt nếu họ có thể hành động như tôi. Tôi nói với cô ấy rằng Sư phụ dạy chúng tôi luôn nghĩ về người khác và hướng nội khi gặp mâu thuẫn. Hãy khoan dung! Hãy tử tế với người khác. Cô ấy yêu cầu tôi nói chuyện với con dâu của cô về các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp.
Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi đã tuân theo nguyên lý của Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn, thay vì luôn đòi hỏi người khác phải tốt với mình. Thay vào đó, tôi tốt với họ. Gia đình tôi đã chứng kiến những thay đổi tích cực của tôi và rất vui khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi tôi bị bức hại, tất cả họ đều giúp đỡ tôi và không ai trong gia đình tôi có suy nghĩ xấu về Đại Pháp.
Nhìn lại hơn 20 năm tu luyện, tôi vô cùng cảm ân Sư phụ và Đại Pháp. Tôi đã thay đổi từ một người ích kỷ thành một người luôn đặt người khác lên hàng đầu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/23/408031.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/15/185882.html
Đăng ngày 09-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.