[MINH HUỆ 02-08-2020] Ngày 1 tháng 8 năm 2020, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New Zealand đã tổ chức lễ mít-tinh tại Newmarket thuộc vùng ngoại ô Auckland để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Đoàn Nhạc Tian Guo của các học viên đã biểu diễn những bản nhạc xúc động, thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường.

69698b33c356a6b708694308b9483434.jpg

fb34dc35f693e3f90764d051712b5ef3.jpg

68690649d14e1cc143ba89b3753a6419.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp và nói chuyện với người dân về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc tại Newmarket, Auckland

Những kẻ hành ác chống lại nhân loại cần bị đưa ra công lý

9f01c8980ee3540483d1dcb1f697e2de.jpg

Ông Anthony Brunt, cựu Uỷ viên Hội đồng Thành phố Wellington

Ông Anthony Brunt, cựu Ủy viên Hội đồng Thành phố Wellington, đã phát biểu tại lễ mít-tinh. Ông nói: “Tôi công khai phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và sự coi thường nhân quyền đáng quan ngại của nó, đặc biệt là cuộc bức hại Pháp Luân Công, và gần đây là cuộc bức hại những người Ngô Duy Nhĩ. Những hành động tàn bạo như giám sát áp bức, bắt bớ vô cớ, tuyên án khắc nghiệt, tra tấn, cưỡng hiếp, mổ lấy nội tạng trong những hoàn cảnh tàn bạo nhất, và giết hại, đã được ghi vào hồ sơ”.

“Chúng ta không thể để ĐCSTQ thâm nhập vào xã hội tự do của chúng ta, cản trở quyền tự do ngôn luận, can thiệp và phá hoại các cuộc bầu cử tự do của chúng ta, nếu không con cháu và thế hệ tương lai của chúng ta có thể sẽ phải sống dưới một chế độ độc tài như vậy.

“Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu về vấn đề này và cả cuốn sách Thu hoạch Đẫm máuĐại thảm sát (Bloody Harvest: the Slaughter) về nạn thu hoạch nội tạng.” Thực tế kinh hoàng tới mức chúng ta cần phải có thần kinh vững vàng để đối diện với nó. Đó là một chiến dịch diệt chủng nguy hiểm và tiến hành chỉ vì lợi nhuận. Họ thậm chí còn đang tìm cách xuất khẩu sự tà ác đó sang các quốc gia khác. ĐCSTQ tập trung vào tiền bạc và giết chóc chứ không phải đạo đức.

“Để New Zealand không dính líu tới bất kỳ hoạt động tội ác nào hay bị hoen ố bởi các hành động vô đạo đức, và để cho ĐCSTQ phải thấy xấu hổ và thay đổi chính sách của nó, tôi đã cố gắng hết sức để hành động, bao gồm những việc dưới đây:

• Tôi đã kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Y tế ngăn công dân New Zealand cũng như những người có quyền vĩnh trú sang Trung Quốc ghép tạng, và không để họ nhận bất kỳ khoản trợ cấp nào cho thuốc và việc điều trị chống thải ghép.

• Tập đoàn y tế lớn nhất New Zealand là Southern Cross đã cam kết sẽ không cung cấp bất kể hình thức trợ cấp nào cho các chi phí phát sinh về thuốc men và ghép tạng ở nước ngoài.

• Các trường y tế thuộc Đại học Auckland và Đại học Otago đã cam kết sẽ không sử dụng mô hình nội tạng nhựa hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

• Nhà cung cấp dịch vụ y tế khu vực lớn nhất New Zealand là Waitemata District Health Board đã huỷ hợp tác với Uỷ ban Y tế Tỉnh Sơn Đông và các tổ chức y tế khác liên quan tới cấy ghép tạng ở Trung Quốc”.

“Tôi không phải là học viên Pháp Luân Công, mà tôi là người ngưỡng mộ họ. Tôi rất vui khi được hợp tác với họ để chấm dứt cuộc bức hại tàn ác ở Trung Quốc”.

Ông nói cuộc bức hại Pháp Luân Công đáng lẽ phải chấm dứt từ lâu và những kẻ gây tội ác phải bị đưa ra công lý.

Chúng ta không thể dung thứ cho những hành động của ĐCSTQ

5814bbdf2f052bafc2a29bf4200f8b53.jpg

Ông Jerry Wade

Ông Jerry Wade, một người bán hàng, cho biết: “Tôi đã thấy các báo cáo về nạn thu hoạch nội tạng. Thật không thể tin nổi. Có thể trước đó bạn đã biết ĐCSTQ là như thế nào, nhưng đây là một vấn đề hoàn toàn khác. Mức độ tàn ác đã đạt tới một tầm cao mới. Để các học viên biến mất như vậy, rồi mổ lấy nội tạng của họ ngay cả khi họ còn sống để bán kiếm lời, việc đó chẳng khác gì Adolf Hitler, thậm chí còn tệ hơn. Tôi đã bị sốc”.

“Mới tuần trước, đài phát thanh địa phương đã thảo luận về việc bức hại những người Ngô Duy Nhĩ. Tôi đã gọi điện tới để nói với họ rằng những nhóm người này bị giam giữ và sau đó bị ép lao động khổ sai. Tôi cho rằng họ cũng bị đối xử giống các học viên Pháp Luân Công và nội tạng của họ cũng bị lấy đi. ĐCSTQ đã tiến hành các thử nghiệm đối với Pháp Luân Công và giờ đây họ đang áp dụng với người Ngô Duy Nhĩ. Người dân New Zealand cần biết đến sự việc này, không chỉ New Zealand, mà toàn thế giới”.

“Liên Hợp Quốc và các nước phương Tây khác cần bước ra và nói với ĐCSTQ rằng cho dù chúng tôi quan tâm tới kinh tế, chúng tôi cũng không thể dung thứ cho hành động của các vị. Chúng tôi quan tâm tới mạng người, tới việc đối xử công bằng với mọi người, chứ không phải ngược đãi, tra tấn hay ám sát. Chúng tôi muốn tất cả người dân Trung Quốc được đối xử như con người, được hưởng quyền của họ, giống như ở New Zealand đây”, ông nói.

“Thái độ của ĐCSTQ đối với phần còn lại của thế giới ngày càng trở nên áp đặt, ngạo mạn và vô lý hơn. Nó thực sự làm người ta phát ốm. Nó gây ra nỗi sợ cho người dân của nó, trong khi các quốc gia khác sẽ không làm như vậy”.

Không có tự do ngôn luận hay tín ngưỡng ở Trung Quốc

Ông Đường, một người Trung Quốc đến từ Malaysia, từng làm việc trong một cơ quan chính phủ. Ông là một tín đồ Cơ Đốc giáo. Ông cho biết ông của mình đã bỏ trốn khỏi Trung Quốc để sang Malaysia.

“Trung Quốc là đất mẹ của chúng tôi nhưng ĐCSTQ thật tệ, bởi ở đó không có quyền tự do ngôn luận hay tự do tín ngưỡng. Những người đứng đầu cái gọi là nhà thờ ở Trung Quốc thật ra là quan chức đảng. Các tín đồ chân chính không có quyền lực hay tự do ngôn luận”.

Ông Đường cho hay ông biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công và hoàn toàn tin rằng nạn thu hoạch nội tạng đang thực sự diễn ra ở Trung Quốc ngày nay.

Ông nói: “ĐCSTQ sẽ không để cho người dân có quyền của họ. Ở các nước phương Tây có dân chủ, như ở Hoa Kỳ, họ có Hạ Viện, Thượng viện, Tổng thống và tuyên bố đạo luật. Bạn không thể muốn gì làm nấy, bởi ở đó có sự minh bạch. Nhưng ở Trung Quốc không như vậy, đó là lý do tại sao ĐCSTQ có thể tuỳ ý định đoạt sinh mạng của một người.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/2/409933.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/5/186201.html

Đăng ngày 13-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share