Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Washington DC

[MINH HUỆ 19-07-2020] Ngày 17 tháng 7 năm 2020, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức một lễ mít tinh và thắp nến tưởng niệm trước Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington để tưởng nhớ các đồng tu đã chết vì cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong 21 năm qua, và kêu gọi thế giới giúp chấm dứt nó.

88633165a6855090fe3c1204f0380df7.jpg

868460c4549799ec15f8efbe9c132b70.jpg

c9cc7955b07107318670172a495c84de.jpg

120d30172e3f459928de4ce76db1131f.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm trước Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington hôm 17 tháng 7 để tưởng nhớ các đồng tu đã chết do cuộc bức hại của ĐCSTQ

Trong sự kiện này, một số học viên đã thuật lại những trải nghiệm cá nhân và những thống khổ mà họ đã chịu đựng.

Ba chị em bị giam cầm hơn 16 năm vì đức tin của họ

Trước khi cuộc bức hại diễn ra, ba chị em từ Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã có sự nghiệp thành công. Bà Vương Xuân Vinh là giám đốc của một công ty kế toán, bà Vương Xuân Anh là y tá trưởng tại Bệnh viện Trung ương Đại Liên, và bà Vương Xuân Ngạn sở hữu một công ty hậu cần thương mại. Họ tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày và công việc, và được khen ngợi vì đạo đức kinh doanh của họ.

Sau khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại vào năm 1999, ba chị em đã nhiều lần bị bắt giữ và giam cầm tổng cộng 16,5 năm. Khi công ty kế toán của bà Xuân Vinh bị đóng cửa, hơn 70 nhân viên đã bị mất việc làm.

Sau khi bị bắt vào năm 2001, công ty của bà Xuân Anh đã phải đóng cửa và thiệt hại 1,3 triệu Nhân dân tệ (185.921 USD). Sau nhiều lần bị tra tấn, cánh tay bà bị mất cảm giác và bị teo.

4c9481de244750d3c4c14f31396fce2b.jpg

Ba chị em bà Vương Xuân Ngạn, Vương Xuân Vinh và Vương Xuân Anh bị bức hại vì giữ vững tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bà Xuân Vinh nhớ lại lần đến Bắc Kinh vào mùa thu năm 1999 để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện của họ, “Ba chị em chúng tôi được thụ ích rất nhiều từ môn tu luyện này. Chúng tôi biết Sư phụ là chân chính và Pháp Luân Đại Pháp là tốt.”

Tại Bắc Kinh, họ đã gặp các phụ đạo viên Trần Chân Lợi và Tôn Liên Hà từ Đại Liên, hai học viên này sau đó đã bị tra tấn đến chết. Bà Tôn bị chết vào tháng 1 năm 2000. Thi thể của bà bị giữ ở bệnh viện nơi bà Xuân Anh làm việc. Mấy chị em bà đến nhà xác và hầu như không thể nhận ra bà Tôn. Lưng bà đầy những vết rạch và vết bầm tím.

Bà Xuân Ngạn cho biết 21 học viên mà chính bà biết đã chết vì cuộc bức hại kéo dài 21 năm và nhiều người đã bị giam cầm trong thời gian dài. Công An Quốc gia Đại Liên gần đây đã bắt đầu một vòng bắt giữ các học viên và lục soát bất hợp pháp nhà của họ. Một số học viên đã bị bức hại đến chết ở Đại Liên.

Bà Xuân Anh đã hai lần bị giam trong trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia và bị tra tấn trong hơn năm năm.

“Hàng tháng, mỗi tù nhân trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia phải ký một danh sách những hành vi sai trái mà họ đã làm. Tôi không chịu ký nó. Để trừng phạt tôi, đội trưởng Trương Xuân Quang, quản giáo Lý Minh Ngọc và sáu lính canh khác còng tay tôi vào giường tầng bằng sắt.”

“Tay phải của tôi bị còng vào thành giường tầng trên, còn tay trái bị còng vào thành giường tầng dưới. Tôi đứng không được, ngồi cũng chẳng xong. Bởi vì tay tôi bị ghì xiết vào còng tay, nên một lát đã sưng lên và thâm tím.”

“Để khiến tôi đau đớn hơn nữa, lính canh còn đá vào giường đến khi họ mệt mới thôi. Tôi thấy như thân thể bị tách đôi ra. Chốc chốc, lính canh lại lắc lắc tay tôi trong còng tay. Tay tôi đau đớn cực độ. Lúc đó, nhiệt độ ở Thẩm Dương là âm 17-18 độ C, mà người tôi ướt sũng mồ hôi.”

9945e06d2b96eb58aae83c708edb1fd2.jpg

Tái hiện hình thức tra tấn: Kéo căng trong tư thế bị còng tay

“Lính canh liên tục ép tôi ký vào danh sách. Mãi đến 1h30 sáng, họ mới ngừng tra tấn tôi. Tôi bị còng tay vào giường như thế 16 giờ đồng hồ liền. Tay tôi sưng phù lên, đầy vết bầm tím. Mỗi tháng khi từ chối ký vào danh sách của họ, chúng tôi đều bị tra tấn như thế.”

Bà Xuân Anh nhớ lại ngày 20 tháng 7 năm 2009 là ngày 20 tháng 7 cuối cùng của bà ở Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia. Bà đã chuẩn bị rất kỹ trong hai tháng để treo một biểu ngữ lớn có nội dung: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Trời diệt Trung Cộng, và thoái Đảng để có một tương lai tươi sáng” trên một bức tường trong trại.

Sinh viên tiến sỹ cùng chồng bị giam trong trại lao động vì đức tin của họ

Ngày 1 tháng 1 năm 2001, cô Đàm Hiểu Vinh, sinh viên tiến sỹ của Đại học Lan Châu và chồng cô đã mang theo con trai hai tuổi đến Bắc Kinh để lên tiếng cho Pháp Luân Đại Pháp. Một số cảnh sát đã đánh họ và kéo họ vào một chiếc xe cảnh sát.

Họ được thả và trở về Lan Châu. Sau đó, họ bị bắt ở Lan Châu. Người thân ở các tỉnh khác chăm sóc con trai họ trong một năm rưỡi hai vợ chồng họ bị đưa vào trại lao động cưỡng bức.

7badbb2d2772135e0412783660c32793.jpg

Cô Đàm Hiểu Vinh bị tách khỏi con trai sơ sinh. Cô bị đánh đập và tra tấn trong khi bị giam giữ vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Cô Đàm cho biết cô bị bắt làm việc nặng nhọc, và bị đánh đập và tra tấn trong trại.

b78d9c1a5e4418e54fec80224555b7f9.jpg

Cô Vương Tỷ cho biết cô rất tự hào về bố mẹ mình vì họ vẫn kiên định bất chấp cuộc bức hại tàn khốc.

Cô Vương Tỷ, một giáo viên tại một trường công lập ở Maryland, cho hay, “Cuộc bức hại kéo dài 21 năm đã gây cho tôi rất nhiều đau khổ.” Cô cho biết mặc dù cuộc bức hại đã chia cắt gia đình bốn thành viên của cô, họ vẫn kiên định với niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp cùng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Cô Vương nói cô rất tự hào về bố mẹ mình, họ bị bắt vì in tài liệu thông tin Pháp Luân Đại Pháp. Khi họ bị bắt và giam cầm trong tám năm, cô mới lên tám.

Bố cô bị tra tấn trong tù nên rất yếu. Sau khi được thả ra, ông đột ngột qua đời vào năm 2015 ở tuổi 50. Trước đó chưa đầy một tháng, cô Vương đã chuyển đến Hoa Kỳ.

a3171ee11b6a83669b30b9d8659e4a25.jpg

Ông Triệu Khánh Khải ở tỉnh Cát Lâm

Ông Triệu Khánh Khải đã chứng kiến vợ ông và hai chị vợ, đều là học viên bị bức hại. Khi cuộc bức hại bắt đầu, ông đang chuẩn bị kết hôn. Cuộc bức hại đã phá tan sự nghiệp và gia đình ông.

Vợ ông phải bỏ nhà đi khi con trai họ mới sáu tuổi để tránh bị bức hại thêm. Sáu năm sau, họ gặp nhau tại Hoa Kỳ. Sau đó, ông Triệu và con trai bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại đất nước này.

Ông Triệu kêu gọi toàn bộ người dân Trung Quốc tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp để biết ĐCSTQ đang lừa dối họ. Ông khuyên họ thoái Đảng để có một tương lai bình an.

58568d9e92e1956399c3a016c5d8b268.jpg

Bà Cát Mẫn, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Washington DC

Bà Cát Mẫn, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Washington DC, cho biết nhiều người đã khỏi hết bệnh sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng nhận thấy chuẩn mực đạo đức của họ nâng cao lên. Bà chỉ ra rằng ĐCSTQ dùng dối trá và bạo lực. Bà giải thích ĐCSTQ đã cố ý gây hiểu lầm về Pháp Luân Đại Pháp và phải chịu trách nhiệm về sự xuống dốc đạo đức ở Trung Quốc.

Bà cũng đề cập đến việc ĐCSTQ che giấu sự bùng phát dịch virus corona ở Vũ Hán trong giai đoạn đầu, và chiến dịch truyền thông tin sai lệch sau đó đã dẫn đến đại dịch toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn tiếp tục bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Trong nửa đầu năm 2020, ít nhất 39 học viên đã chết vì cuộc bức hại, ít nhất 132 người đã bị kết án tù và hơn 5.313 học viên đã bị sách nhiễu.

Bà Cát kêu gọi các quan chức Trung Quốc ngừng tham gia vào cuộc bức hại và thoái xuất khỏi Đảng để không phải chịu trách nhiệm về những tội ác của Đảng.

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến nay, đã có hơn 4.500 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị chết vì bị bức hại được lập thành hồ sơ. Hàng trăm nghìn học viên đã bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức và nhà tù, bị tra tấn về thể xác và tinh thần, và trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng sống. Vì sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ [nên không thể biết được số liệu chính xác], nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/19/反迫害21年-华府学员中使馆前烛光守夜(图)-409197.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/22/185971.html

Đăng ngày 25-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share