Bài của Thanh Ngôn

[MINH HUỆ 21-10-2007] Con người ta có khi rơi vào hoàn cảnh bần cùng khốn khổ, hoặc là gặp những cảnh ngộ hiểm nguy, nhưng cần phải biết rằng bổn phận làm người là không thể nhận bừa những món đồ bất chính, không thể thất đức, tổn đức.

Thời Xuân Thu, vua nước Ngô là Chư Phàn có người em trai là Diên Lăng Quý Tử. Diên Lăng trong một lần đi chơi bên ngoài kinh thành thấy trên đường có vàng của người ta đánh rơi. Lúc đó đang là tháng 5, thời tiết nóng nực, có một người tiều phu nghèo khổ khoác áo da đi ngang qua đây, Quý Tử bèn bèn tiếp đãi người tiều phu: “Hãy tới mà nhặt thỏi vàng trên mặt đất đàng kia kìa”.

Người tiều phu quăng cái liềm, trừng mắt tức giận nói: “Ông có địa vị tôn quý sao lại xem thường người khác như vậy? Dung mạo, cốt cách của ông hùng tráng như thế, sao lại nói chuyện lỗ mãng đến vậy? Tôi thà chịu đựng cái nóng bức của tháng năm, mặc áo da mà đốn củi, thì lẽ nào sẽ đi nhặt lấy thỏi vàng của người khác đánh rơi chăng?”

Quý Tử nghe xong cực kỳ xấu hổ, vội vàng xin lỗi người tiều phu, còn kính cẩn hỏi thăm tên họ của người tiều phu. Người tiều phu bảo ông ta: “Nhìn bề ngoài thì dường như ông là người có địa vị, tôi làm sao xứng đáng xưng tên họ của mình với ông đây?”. Nói rồi liền rời đi.

“Phi cừu đương hạ,
tục phi vi tâm,
tuy phùng quý tử,
bất thập di kim”

Tạm dịch:Đương hè mặc áo lông
Chẳng chứa chút phàm tâm
Có gặp mặt Quý Tử
Vàng rơi chẳng động lòng

Nhà thơ Lý Bạch thời Đường cũng cảm thán trong bài thơ “Hàng Châu tống Bùi Đại Trạch thời phó Lô Châu Trường sử” :

“Ngũ nguyệt phi cừu giả,
ứng tri bất thủ kim”.

Tạm dịch:

Tháng năm mặc áo lông cừu
Vàng rơi trước mặt chẳng lưu cho mình


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/10/21/164940.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/12/11/92024.html
Đăng ngày: 21-04-2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share