Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-11-2019] Mặc dù tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã hơn 20 năm, nhưng tôi luôn hướng ngoại cầu thay vì hướng nội tìm. Ví dụ, tôi nhìn thấy người thân có tâm ích kỷ hoặc nóng tính, tôi phán xét bạn bè dựa trên quan điểm cá nhân và nhìn thấy họ có tâm tham lam, giả tạo, và không thành thật. Đối với đồng tu, tôi luôn để ý những thiếu sót của họ và cho rằng họ chưa đạt tiêu chuẩn của Đại Pháp. Tôi nhìn thấy họ nói về những thứ rất người thường và tôi luôn cho rằng họ không tốt bằng tôi.
Tôi luôn dùng quan niệm bản thân để đo lường người khác. Khi có mâu thuẫn với người khác hoặc gặp phải sự việc nào đó khiến tôi không hài lòng, thì trong vô thức mà tôi sẽ trở nên tức giận và bắt đầu tranh cãi.
Bắt đầu vào tháng 8 năm ngoái, điểm hóa của Sư phụ bất ngờ khiến tôi nhận ra mọi thứ ở thế giới bên ngoài chính là sự phản ánh nội tâm của tôi. Trước đây tôi chỉ cố gắng quy chính người khác, thay vì quy chính chính mình. Tôi vẫn còn rất nhiều tâm chấp trước.
Tôi ngoài mặt cứ nói hướng nội nhưng lại không thực sự áp dụng vào hành xử của bản thân. Tôi chỉ học Pháp một cách hời hợt và dùng Pháp để đo lường người khác thay vì đo lường chính mình. Giờ thì tôi nhận ra mình đã không đạt tiêu chuẩn của người tu luyện.
Trong khi những người khác có thể đang hướng nội, thì tôi lại tập trung vào cái lý của mình. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện, cảm giác tự phụ này càng ngày càng tăng. Điều này có thể liên quan đến thực tế rằng tôi đã dạy học được 30 năm hoặc tôi đã có tính cách mạnh mẽ từ lúc bé.
Tôi không để bất cứ ai phàn nàn tôi bất cứ điều gì; tôi luôn tự cho mình là đúng. Hơn nữa, tôi đã bị đầu độc vì lớn lên trong môi trường văn hóa đảng. Tôi cố gắng trở thành người tốt nhất trong mọi việc tôi làm, thậm chí còn đi đến cực đoan. Điều này khiến tôi xem thường người khác.
Trước đây, mỗi khi có ai cố gắng phê bình tôi, thì tôi đơn giản là không để tâm đến nó. Kể từ lúc nhỏ, tôi đã không muốn được bao bọc và thậm chí coi thường những người cố gắng nuông chiều tôi. Bà con, bạn bè, và những người quen biết điều cố gắng không làm mất lòng tôi. Với các đồng tu, rất ít người nói trực tiếp điều gì không tốt với tôi. Qua thời gian, các chấp trước của tôi lớn dần lên. Cho đến tháng 6 năm 2019, tôi bị bắt và bị giam trong trại tạm giam 7 ngày.
Đó là khi tôi hoàn toàn nhận ra tu luyện là tu bản thân mình và là tu tâm tính. Tu luyện hơn 20 năm rồi mà tôi vẫn chưa thực sự tu luyện chính mình.
Sư phụ giảng:
“Chỉ có học Pháp tu tâm, thêm vào đó phương tiện viên mãn là luyện công nữa, thật sự thay đổi chính mình từ căn bản, tâm tính đang đề cao, tầng thứ đang đề cao, đó mới là tu luyện chân chính.” (Thế nào là tu luyện, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Hết thảy những lo lắng ngoài việc tu luyện bản thân thì giống như “điều lo sợ viển vông.” Tuy nhiên, đối với một vấn đề quan trọng như vậy, thì tôi lại trượt ngã trong việc chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Tôi đã không cải biến gì nhiều sau một thời gian dài và không thể làm tốt việc chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp.
Bây giờ nghĩ lại, tôi đã bị ám ảnh bởi quan niệm đúng sai, tốt và xấu. Nhưng những thứ này là quan niệm người thường, không phải điều mà Thần quản. Một vị Thần nên hoàn toàn loại bỏ tất cả các chấp trước. Cả vũ trụ là do Pháp tạo ra, và Đại Pháp viên dung hết thảy chúng sinh. Tại sao tôi lại phải lo lắng về người khác?
Tôi từng lo lắng quá mức về các học viên khác: rằng một cá nhân nào đó đang rớt lại phía sau và một người khác đang trong trạng thái tiêu trầm. Dựa theo Pháp mà xét thì những lo lắng đó thảy đều là bề mặt. Chúng ta cần chú ý đến những niệm đầu của mình.
Nếu chúng ta có thể xem xét tất cả mâu thuẫn dựa trên Pháp, chẳng phải mọi việc đều do Sư phụ an bài hay sao? Chẳng phải mọi thứ xảy ra là để cho chúng ta tu luyện? Nếu là vậy thì sao còn lo lắng gì nữa?
Tu luyện là để vứt bỏ quan niệm hậu thiên. Trong khi nhẩm Pháp, tôi nhận ra những quan niệm này không phải là chân ngã của tôi và tôi phải chủ động loại bỏ chúng. Tôi không thể chấp vào những thứ ngăn cản tôi tu luyện. Tôi phải loại bỏ tất cả chấp trước và đo lường mọi thứ dựa theo tiêu chuẩn của Sư phụ. Khi gặp phải việc gì, bất luận khó khăn ra sao, thì tôi cũng phải hướng nội và tu luyện chính mình. Làm được như vậy thì tôi tin rằng không gì có thể ngăn trở tôi nữa.
Tôi cũng minh bạch sự khác biệt giữa người và Thần. Thần là hòa ái, từ bi và nhìn thấy tất cả chúng sinh đều khổ. Thần nhìn con người bằng sự từ bi. Cho nên tôi không có lý do gì để phân loại con người thành tốt và xấu.
Thần sẽ không bị con người tác động. Cho dù người khác có đối xử với tôi ra sao, thì tôi cũng sẽ đối xử với họ dựa trên Pháp, chứ không phải dựa trên cách họ đã đối xử với tôi. Chỉ khi chúng ta đối đãi với con người bằng sự từ bi thì chúng ta mới có thể thực sự cứu họ. Tóm lại, tu luyện là tu để cải biến bản thân.
Nước mắt chảy dài trên mặt khi tôi viết bài chia sẻ này. Kể từ khi tôi không tu luyện bản thân tốt trong một thời gian dài, tôi đã tạo thêm gánh nặng cho Sư phụ. Tôi biết Sư phụ không bao giờ từ bỏ tôi và Ngài luôn dẫn dắt tôi. Cảm tạ Sư phụ. Giờ thì tôi đã biết tu luyện là gì, và tôi sẽ nghiêm khắc yêu cầu bản thân hành xử theo tiêu chuẩn của Đại Pháp. Tôi sẽ tu luyện tinh tấn và làm ba việc thật tốt. Đúng là sự hối hận muộn màng!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/20/396042.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/1/183044.html
Đăng ngày 07-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.