Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-12-2019] Là học viên Pháp Luân Đại Pháp, sứ mệnh của chúng ta là chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, điều này đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận mọi việc một cách tích cực bằng tâm từ bi.
Sư phụ Lý giảng:
“Trong tu luyện, dù chư vị gặp phải sự việc hay hay sự việc dở, đó đều là việc tốt cả, bởi vì chính là chư vị tu luyện rồi thì [chúng] mới xuất hiện.” (Gửi Pháp hội Chicago–Tinh tấn yếu chỉ III)
Thể ngộ của tôi là nếu chúng ta nhìn mọi việc đều là hảo sự thì chúng ta sẽ có thể đề cao tâm tính và giúp mọi người nhận ra vẻ đẹp của Đại Pháp thông qua những sự việc đó.
Đối đãi với việc bị bắt giữ là cơ hội để giảng chân tướng
Ví dụ như, giả sử chúng ta bị bắt và tài liệu về Đại Pháp bị tịch thu. Trên bề mặt thì đây là việc xấu. Tuy nhiên khi nhìn nhận với chính niệm thì chúng ta có thể đối đãi khác đi.
Sư phụ giảng,
“…tôi không thừa nhận chúng. Nhưng tôi lại biết chúng sẽ làm, do đó chỉ có thể tương kế tựu kế mà lợi dụng những gì chúng làm, là như vậy đó.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Nếu chúng ta bị bắt vào đồn cảnh sát, chúng ta có thể phát chính niệm thanh lý những nhân tố tà ác đang thao túng cảnh sát và giúp họ hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp không giống như những hoang ngôn mà chế độ Cộng sản Trung Quốc tuyên truyền. Sau khi những viên chức này đồng ý không tham gia bức hại Pháp Luân Đại Pháp, họ sẽ thả chúng ta và trả lại tài liệu đã tịch thu. Do đó, coi việc bị bắt giữ này là cơ hội tốt để giảng chân tướng cuối cùng sẽ đạt được hiệu quả tốt–cảnh sát được cứu và họ sẽ không bắt giữ học viên nữa.
Trong thực tế, một số học viên có thể không giúp được tất cả cảnh sát trong một đồn cảnh sát hiểu về cuộc bức hại phi pháp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp. Có khả năng đồn cảnh sát đó còn bắt giữ những học viên khác, đó cũng là cơ hội tốt cho học viên chúng ta cứu họ. Khi học viên thường xuyên dùng chính niệm để đối đãi với mỗi lần bị bắt giữ thì môi trường ở những khu vực liên quan sẽ được cải thiện với ít hơn hoặc không có học viên nào bị bắt, và họ sau này lại có thể cứu được nhiều người hơn.
Một ví dụ
Đây là một ví dụ được trang web Minh Huệ đăng tải năm 2012 có tiêu đề “Cấp bách cứu người: Bước đi trên con đường thành thần dưới sự bảo hộ của Sư tôn”
“Gần năm tháng sau khi tôi bước vào tu luyện, chính quyền Giang đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tôi đã phơi bày tội ác của Giang Trạch Dân và bè lũ của ông ta với mọi người tôi gặp. Tôi đi khắp nơi để giảng chân tướng. Tôi hoàn toàn không sợ hãi.”
“Ngoài việc trồng trọt, tôi còn đi bán kẹo trái cây ở hội chợ để có thêm thu nhập. Mọi người thích mua kẹo trái cây của tôi và nghe tôi nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Trong quá trình này, tôi đã cứu được nhiều người.”
“Năm 2009, khoảng hai mươi học viên ở khu vực của tôi bị bắt. Tôi vẫn tiếp tục đường đường chính chính giảng chân tướng về Pháp Luân Công với những người đi hội chợ. Một số học viên cố khuyên tôi ngừng lại, nhưng tôi không động tâm.”
“Tôi chưa bao giờ khép mình đối với các học viên khác. Cửa nhà tôi luôn rộng mở với mọi học viên. Có một học viên sống ở làng kế bên. Chồng của cô ấy đã bị những tuyên truyền lừa dối của chính quyền đầu độc và ép cô ấy phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Anh ta đánh cô ấy tàn nhẫn đến nỗi cô ấy suýt chết. Cô ấy đã ra khỏi nhà. Không ai dám đưa cô ấy về; vì thế tôi đã đón cố ấy về nhà và chúng tôi cùng nhau học Pháp. Tôi cũng giúp cô ấy giải quyết những khó khăn về tài chính.
Sư phụ viết:
“Phật quang phổ chiếu
Lễ nghĩa viên minh
Cộng đồng tinh tấn
Tiền trình quang minh
Dung Pháp–Hồng Ngâm”
“Khi tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Công với nhân viên cảnh sát ở đồn cảnh sát, phong thái của tôi tự nhiên như đang tiếp đãi khách đến nhà. Có lần khi tôi chuẩn bị đi đến đồn cảnh sát thì một học viên ghé qua. Tôi kể cho cô ấy nghe dự định của tôi và cô ấy nói ngay: Tôi sẽ cùng đi. Tôi rất vui mừng khi thấy cô ấy tinh tấn tu luyện.”
“Chúng tôi mang một ít trái cây đến đồn cảnh sát. Tôi bắt đầu giảng chân tướng cho một cảnh sát và giúp anh ấy thoái ĐCSTQ. Một cảnh sát lớn tuổi hơn hỏi bạn tôi: Chị cũng tập Pháp Luân Công à? Cô ấy đáp: Vâng, Pháp Luân Công rất tuyệt vời. Anh không nên bị Giang Trach Dân và thuộc hạ của ông ấy lừa dối. Đừng phản đối Pháp Luân Công. Người cảnh sát lớn tuổi này gật đầu đồng ý với cô ấy. Viên cảnh sát thứ ba hỏi tôi: Chị không sợ chúng tôi sao? Tôi đáp: Tôi không sợ các anh, các anh là người mà chúng tôi sẽ cứu!” Tất cả họ đều cảm động trước thiện tâm của chúng tôi. Mọi người ở đồn cảnh sát đã đồng ý thoái Đảng. Từ đó trở đi, học viên này giảng chân tướng cho cảnh sát đã dễ dàng hơn trước rất nhiều.”
“Mỗi khi có đồn trưởng mới nhậm chức, tôi sẽ đến giảng chân tướng về cuộc bức hại và khuyên tam thoái. Có lần, tôi nói chuyện với một đồn trưởng mới về chân tướng Pháp Luân Công và giúp anh ấy tam thoái. Anh ấy đã lấy ô tô cá nhân đưa tôi về nhà và nói rằng anh ấy đang bị bệnh. Tôi bảo anh ấy hãy niệm “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” và chia sẻ với anh ấy tôi đã khỏi hàng chục chứng bệnh chỉ bằng cách nhẩm những từ này. Bởi vì tôi bền bỉ giảng chân tướng Pháp Luân Công suốt nhiều năm, nên hầu hết cảnh sát khi gặp tôi đều sẽ hô to: Pháp Luân Đại Pháp hảo.”
Học viên này viết:
“Cơ hội cho chúng ta đề cao tâm tính không đến hai lần. Tu luyện là việc nghiêm túc, và để tu luyện tốt, một cá nhân phải đột phá khỏi lớp vỏ con người và mở rộng tâm mình. Khi chúng ta thực sự nghĩ cho người khác, chúng ta sẽ siêu xuất khỏi người thường. Khi chúng ta từ bi thì đối phương sẽ đồng ý thoái ĐCSTQ.”
Tín Sư tín Pháp
Học viên nói trên vô cùng tín Sư tín pháp. Cô ấy viết: “Khi tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho nhân viên cảnh sát ở đồn cảnh sát, phong thái của tôi tự nhiên như đang tiếp đãi khách đến nhà.” Vì cô ấy kiến tạo ra môi trường thích hợp nên cảnh sát ở đồn, nhân viên an ninh nội địa và nhân viên phòng 610 đều được biết chân tướng.
Vì thế, học viên chúng ta không nên sợ hãi khi bị cảnh sát nhắm đến bởi vì đó có thể là cơ hội cho chúng ta chứng thực Pháp. Nếu tất cả học viên đều có thể làm được như vậy thì hoàn cảnh sẽ thay đổi và chúng ta có thể cứu người trên diện rộng.
Một ví dụ khác
Đây là một ví dụ khác, được đăng trên Minh Huệ Net tiếng Hán vào ngày 22 tháng 12 năm 2019 với tiêu đề: “Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, con đường của chúng tôi ngày càng rộng mở.” Trong bài, tác giả viết:
“Một ngày, tôi trò chuyện với hai người trên xe buýt về Pháp Luân Công. Sau khi tôi nói với họ về những việc xấu ác mà ĐCSTQ phạm khi bức hại những người vô tội bao gồm các học viên Pháp Luân Công, cả hai đều đồng ý tam thoái. Sau đó, một cảnh sát cao lớn bước lên xe buýt. Nghe thấy chúng tôi đang nói về Pháp Luân Công, anh ta chạy vội về phía tôi nhưng tôi rất nhanh chạy thoát.”
“Một lần khác khi tôi đang nói chuyện với một vài người về Pháp Luân Công, chúng tôi cùng đi vào nhà hàng. Vừa bước vào tôi lại thấy người cảnh sát cao to ấy lần nữa. Anh ta cũng thấy tôi và hô to, “Này, lại là cô nữa rồi!” Một lần nữa, tôi đã có thể thoát trước khi anh ta tiếp cận được tôi.”
“Lần thứ ba tôi gặp lại cảnh sát ấy khi một học viên khác đang phân phát đĩa DVD cho một cảnh sát khác. Nhìn thấy vị cảnh sát to cao này có ý định bắt học viên kia, tôi quyết định nói chuyện trực tiếp với anh ấy. Tôi bước tới và chào anh ta. Anh ta cũng nhận ra tôi và nói, “Chúng ta đã gặp nhau nhiều lần và chị luôn chạy mất trước khi tôi bắt được chị.” Tôi buông bỏ tất cả nhân tâm và nói với anh ấy, “Hãy để tôi hoàn thành công việc của tôi và sau đó anh có thể quyết định là nên làm gì tiếp theo.”
“Tôi đi vào trong xe cảnh sát và ngồi trên hàng ghế của hành khách. Tôi nói với anh ấy rằng cả thế giới đã biết việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công. Bắt giữ những học viên vô tội sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho anh ấy; ngược lại anh ấy sẽ nhận lãnh hậu quả khi ĐCSTQ bị lịch sử xoá sổ. Lúc đó, tôi không sợ hãi, vì tôi thực tâm muốn cứu anh ấy. Từ bi của Đại Pháp đã hóa giải tất cả những nhân tố bại hoại phía sau anh ấy. Anh ấy đã nhận tài liệu về Pháp Luân Công, đồng ý tam thoái và nói, “Đừng lo lắng. Tôi sẽ không bắt người như chị nữa. Nếu cần giúp đỡ, chị hãy nói cho tôi biết nhé.“
“Có lần, khi một học viên nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công, một cảnh sát đã bắt cô ấy và cô ấy đã thoát được. Khi học viên ấy kể lại cho tôi nghe chi tiết, tôi đã biết đó chính là người cảnh sát to cao ấy. Sau đó tôi tìm gặp anh ta và hỏi tại sao anh vẫn còn bắt học viên chúng tôi. Sau khi xác nhận ngày giờ, anh ấy nói, “Đây là một sự hiểu nhầm. Sếp của tôi đã giao nhiệm vụ này cho tôi vào hôm đó, vì thế tôi đã phải giả bộ làm gì đó. Nếu tôi thực sự muốn bắt cô ấy thì cô ấy không thể thoát được. Tôi cảm ơn anh ấy và chúng tôi đã trở thành bạn bè với nhau.”
“Có lần khi tôi phân phát tài liệu trên phố, tôi đi vào một căn phòng có nhiều nhân viên. Ngay khi vừa quay đi, viên cảnh sát cao to ấy bước ra và hỏi xin tôi một tờ tài liệu. Một ngày khác trong kỳ nghỉ lễ, tôi thấy anh ấy trên phố và chào anh ấy, “Chúc mừng năm mới!” Anh ấy vui mừng khi gặp tôi và hô to, “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Những từ này làm tôi xúc động rơi nước mắt.”
“Có lần khi tôi đưa tài liệu cho một người đàn ông, anh ta biến sắc và nói, “Chị có biết tôi là ai không? Tôi là người của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật chịu trách nhiệm xử lý về Pháp Luân Công đấy!” Tôi đáp mà không hề lo sợ hay có ý định bảo vệ bản thân, “Đó là lý do tại sao tôi đưa cho anh tài liệu này – vì so với những người khác, anh cần tài liệu này nhất để biết việc gì đang xảy ra.” Anh ấy nhận tài liệu và tôi có thể nói rằng chính những nhân tố tà ác đằng sau anh ta đã bị chính niệm của tôi đè bẹp.”
“Một câu chuyện khác xảy ra gần một trung tâm thương mại. Tôi đã nhận thấy một cảnh sát mặc thường phục theo dõi tôi khi tôi nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công, tôi đi vòng quanh trung tâm thương mại để đảm bảo rằng anh ta đã đi khỏi. Sau đó nghĩ lại, tôi nhận ra là tôi nên gặp mặt anh ấy trực tiếp thay vì né tránh. Tôi đã quay lại vào hôm khác và nói chuyện với anh ấy. Anh ấy vẫn còn nhớ tôi khi chúng tôi nói chuyện với nhau, và thái độ của anh ấy đã thay đổi sau khi tôi kể cho anh ấy nghe những trải nghiệm bản thân về Pháp Luân Công.”
Cuối bài chia sẻ, học viên này viết:
“Khi cứu người, tôi không còn lựa chọn nữa. Tôi cố ý đi đến những chiếc ô tô sang trọng và nói với những người ngồi bên trong nó, bao gồm cả cảnh sát, về Pháp Luân Công. Con xin tạ ơn Sư phụ đã cho con cơ hội và trí huệ để cứu những người đã bị ĐCSTQ lừa dối. Bởi vì tôi trân quý những sinh mệnh đó, nên con đường cứu người của tôi ngày càng rộng mở.”
Một đệ tử Đại Pháp chân tu
Cũng như các học viên trên, chúng ta là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ chính Pháp với sứ mệnh cứu độ chúng sinh, chúng ta phải làm tròn trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần đặt định bản thân cho tốt, dù ở đâu và lúc nào thì chúng ta vẫn đóng vai trò chủ đạo. Nếu chúng ta coi an bài của cựu thế lực là bức hại thì chúng ta đang thực sự nghĩ rằng chúng ta là nạn nhân. Đó không phải là những gì mà một người giữ vai trò chủ đạo nên làm. Nếu vậy thì chúng ta đang đi theo con đường của cựu thế lực và đi chệch khỏi an bài của Sư phụ. Chúng ta nên thời khắc cứu người như Sư phụ mong đợi. Vai trò của chúng ta không nên thay đổi theo hoàn cảnh.
Từ một phương diện khác mà nói, nếu tất cả học viên Đại Pháp đều phủ nhận an bài của cựu thế lực và không xem nó là bức hại, cựu thế lực sẽ vẫn còn cơ hội bày mưu không? Cựu thế lực có còn lý do tồn tại không?
Thực tế, nếu một vài âm mưu của cựu thế lực có được thực hiện đi chăng nữa, chúng ta cũng không phải lo lắng xem đó là an bài của ai. Chúng ta chỉ cần hướng nội và tiếp tục làm tốt ba việc. Ví dụ như, vấn đề nghiệp bệnh liên quan đến sinh tử, trong khi một vụ bắt giữ liên quan đến việc trốn thoát hay bị cảnh sát theo dõi. Nếu chúng ta tín tâm tròn đầy vào Sư phụ và an bài của Sư phụ, chúng ta chỉ cần tiếp tục làm tốt ba việc.
Nếu chúng ta không làm theo cách này, nghĩa là chúng ta không tín Sư. Khi đó, câu hỏi kế tiếp là–khi nghĩ sâu hơn, liệu chúng ta có năng lực hơn hay là Sư phụ có năng lực lớn hơn chúng ta?
Thực sự, khi chúng ta ngại ngần phó thác hoàn toàn vào Sư phụ, đó là vì nhân tâm của chúng ta dẫn động. Quan niệm con người là vị kỷ – nó không muốn bị tổn hại, và vì thế nó có xu hướng tự bảo vệ chính mình. Nhưng điều đó khác với chân ngã của chúng ta vốn là một đệ tử Đại Pháp chân chính. Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta minh bạch rằng chúng ta hoàn toàn tuỳ thuộc vào Sư phụ.
Vì thế, khi mọi việc xảy đến, chúng ta trước hết nên nghĩ về buông bỏ nhân tâm và tự ngã. Chủ ý thức nên đóng vài trò chủ đạo và phó thác mọi việc cho Sư phụ. Bằng cách này, chúng ta sẽ có đủ chính niệm và năng lượng để làm mọi việc chứng thực Pháp.
Sư phụ giảng:
“Chư vị cũng không thừa nhận chúng, hãy đường đường chính chính mà làm cho tốt, phủ định chúng, chính niệm đầy đủ hơn. ‘Ta là đệ tử của Lý Hồng Chí, các an bài khác thì đều không cần, đều không thừa nhận’, thì chúng không dám làm, chính là đều có thể giải quyết. Chư vị thật sự làm được thế, không phải trên miệng nói thế mà là ở hành vi là làm được thế, thì Sư phụ nhất định sẽ làm chủ cho chư vị.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Đây là điều mà Sư phụ trông đợi vào chúng ta.
Vấn đề an toàn
Từ “an toàn” có thể khá phức tạp. Từ góc độ của người thường mà nhìn nhận thì việc bị bắt là không an toàn; nhưng từ cơ điểm của một đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp thì đó là cơ hội giảng chân tướng.
Sư phụ giảng:
“Có một số là do cựu thế lực làm, trong khi bị can nhiễu thì Sư phụ cũng là tương kế tựu kế.” (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp)
Thực ra, những học viên đang chứng thực Pháp tốt hiếm khi lo lắng về an toàn. Họ chỉ có nguyện vọng là làm theo lời Sư phụ mà cứu nhiều người hơn. Đặc biệt là những cụ bà, tâm thuần tịnh và từ bi của họ có thể giúp một người thoái ĐCSTQ chỉ bằng một vài câu nói. Một số học viên làm rất tốt và họ đã kiến tạo nên môi trường thuận tiện trong vùng nơi các học viên khác có thể chứng thực Pháp một cách cởi mở. Vấn đề an toàn lúc này đã ít cấp thiết.
Tuy nhiên vẫn có một vài học viên chưa làm tốt hoặc chưa hoàn toàn tín Sư tín Pháp. Không có chính niệm để đánh giá tình huống hoặc không nỗ lực đủ để chứng thực Pháp, cựu thế lực sẽ lợi dụng. Với những học viên như thế, suy nghĩ về an toàn là chính đáng, cho dù là liên quan đến chứng thực Pháp hay có trách nhiệm với chúng sinh. Nghĩa là, cơ điểm là ý thức về trách nhiệm chứ không phải là tâm sợ bị bức hại.
Tuy nhiên, Đại Pháp là viên dung. Giả sử rằng âm mưu của cựu thế lực được hiện thực hoá, ví như, tài liệu Đại Pháp bị tịch thu trong khi nhà cửa bị lục soát. Như Sư phụ đã giảng ở trên, “…tương kế tựu kế,” chúng ta có thể đi đến gặp cảnh sát để lấy lại tài liệu đã bị tịch thu và dùng cơ hội này để cứu người. Một khi cảnh sát biết chân tướng Đại Pháp và trả lại tài liệu Đại Pháp, cuối cùng chúng ta chẳng mất gì mà còn cứu được cảnh sát trong quá trình này.
Ngạn ngữ xưa của Trung Quốc có câu: “Thất bại là mẹ thành công.” Với đệ tử Đại Pháp chúng ta, việc tốt hay xấu đều là trên bề mặt, miễn là chúng ta luôn làm ba việc và làm tốt ba việc, thì mọi việc đều có kết quả tốt. Bởi vì, Pháp vô biên và an bài của Sư phụ là vô biên. Dù chúng ta đối mặt với bất kỳ tình huống nào, chỉ cần bước đi vững chắc trên con đường mà Sư phụ an bài. Những việc khác sẽ được giải quyết và đây là con đường trở thành thần.
Tất cả những gì mà một đệ tử Đại Pháp cần làm để chứng thực Pháp là làm tốt ba việc. Điều đó liên quan đến việc phóng hạ tự ngã và thực hiện mọi việc vô tư vô ngã. Khi học Pháp, chúng ta nên khiêm cẩn và chân thành, không truy cầu. Học Pháp lý rồi, chúng ta vận dụng Pháp lý để dẫn dắt tu luyện của chúng ta và chứng thực Pháp. Hướng nội và thanh lý nhân tâm không phải là để tránh bị bức hại mà là để chúng ta đồng hóa với Pháp và cứu người tốt hơn. Phát chính niệm cũng không phải là để tránh bức hại mà đó là để hoàn thành trách nhiệm thanh lý tà ác và duy hộ Pháp của đệ tử Đại Pháp. Tương tự như thế, giảng chân tướng là để cứu người chứ không phải là tích thêm uy đức cho bản thân.
Tu luyện xuất hiện những phức tạp trên bề mặt, khi đó nó làm động tâm chúng ta. Lịch sử lâu dài đã đặt định cơ sở cho điều này – đề cao tâm tính. Toàn bộ quá trình tu luyện của chúng ta cũng là đưa cái tâm này lên cao, từ tự ngã đến vô tư vô ngã, vốn là tiêu chuẩn để đạt viên mãn.
Minh bạch điều này, chúng ta sẽ hiểu rằng mọi việc trong tu luyện đều là để khảo nghiệm tâm tính của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào những sự việc trên bề mặt, chúng ta sẽ không thể giải quyết được chúng. Tướng tuỳ tâm sinh.
Tu luyện kém thường xuất phát từ việc không có năng lực hướng nội. Nếu cứ mãi ôm giữ nhân tâm và hướng ngoại, chẳng hạn như cứ mãi nhìn vào những thiếu sót của học viên khác, chúng ta không có cách nào tu luyện bản thân. Từ hướng ngoại đến hướng nội là một sự thay đổi căn bản từ một người không tu luyện thành một học viên Đại Pháp. Không thực hiện được điều này, chúng ta không phải là một người chân chính thực tu, vì chúng ta đã không làm theo lời giảng của Sư phụ là hướng nội.
Một người có từ bi hay không thì phụ thuộc vào người ấy có buông bỏ được tự ngã hay không. Chỉ khi buông bỏ tự ngã và hoàn toàn vô tư vô ngã thì một người mới có thể trở nên từ bi. Chỉ khi đó họ mới có thể yêu quí, trân trọng và quan tâm đến người khác. Chỉ khi đó họ mới nhìn nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tập trung vào điểm mạnh của người khác. Một cá nhân như thế sẽ không thị phi người khác, sẽ không oán hận hoặc phán xét người khác. Thay vào đó, anh ta sẽ luôn cân nhắc, và thực sự phối hợp để hoàn thành những gì mà Sư phụ định liệu.
Chúng ta hãy trân quý thiện tâm của chúng ta, bước đi tốt con đường chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh và hoàn thành nhiệm vụ của một đệ tử Đại Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/26/397554.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/27/181245.html
Đăng ngày 06-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.