Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-10-2019] Vài năm trước, Sư phụ đã cho tôi một số điểm hoá khi tôi thấy mình bị treo trên một xà ngang cách xa mặt đất, đứng trên một khoảng sân cao hoặc một chiếc thang cao, hay bị mắc kẹt trên nóc một toà nhà cao tầng. Tôi muốn xuống, nhưng lại cảm thấy sợ và rất lo lắng. Sau đó, tôi thấy bản thân mình đang đứng trên đỉnh một ngọn núi, rồi tôi nhảy và trượt xuống. Cơ thể tôi rất nhẹ, và tôi không còn sợ hãi. Gần một năm sau, tôi mới ngộ ra điều Sư phụ muốn tôi làm là phóng hạ tự ngã, buông bỏ tự ngã một cách triệt để.
Sau đó tôi tự hỏi: “Tự ngã là gì? Nó đến từ đâu? Biểu hiện xuất lai ra như thế nào? Làm sao để tôi có thể buông bỏ tự ngã?” Những câu hỏi này cứ gây phiền nhiễu cho tôi.
Khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân khoảng đầu năm nay, Pháp của Sư phụ đã giải khai cho tôi. Tôi ngộ ra những lời giảng của Sư phụ không chỉ nói về cấu thành thân thể con người mà còn liễu giải rằng tính khí, tính cách, và đặc tính của một cá nhân chính là thể hiện tự ngã của người đó. Tự ngã được cấu thành bởi hai phần chủ yếu: tiên thiên, phần lớn là do di truyền; và hậu thiên, được hình thành trong quá trình sinh sống tại xã hội người thường.
Bởi vì đặc tính của cựu vũ trụ là vị tư, nên tính khí, tính cách và đặc tính của một người thường cũng là vị tư. Đối với một người không tu luyện, nếu có ai đó hoặc điều gì đó phù hợp với quan niệm của bản thân họ, họ sẽ cảm thấy rất thoải mái, vui vẻ và hài lòng. Ngoài ra những chấp trước vào danh, lợi, và tình có thể được duy trì. Nếu chúng xuất phát từ tự ngã, những thứ như thiếu kiên nhẫn, tâm oán hận, tâm tranh đấu, và tâm đố kị, v.v… sẽ biểu hiện ra ngoài, chúng chính là một phần của ma tính.
Mâu thuẫn thường phát sinh giữa một người tu luyện và một người không tu luyện hoặc giữa những học viên với nhau khi cùng phối hợp trong một hạng mục cứu người. Nguyên nhân gốc rễ của những tranh chấp này chính là chúng ta không thể phóng hạ được tự ngã. Buông bỏ tự ngã chính là buông bỏ được tính khí, tính cách, và đặc tính của bản thân.
Vậy làm cách nào chúng ta có thể hoàn toàn buông bỏ được tự ngã?
Sư phụ giảng:
“Vật chất cao năng lượng này có linh tính, nó [rất] có bản sự. Một khi nó nhiều lên, mật độ lớn lên, sau khi sung mãn tất cả các tế bào của thân thể người, [thì] nó có thể ức chế các tế bào của xác thịt con người, [vốn là] các tế bào vô dụng nhất. Khi ức chế vững chắc rồi, thì sẽ không xuất hiện sự tân trần đại tạ; rốt cuộc [nó] hoàn toàn thay thế các tế bào xác thịt của người”. (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Từ lời giảng của Sư phụ, tôi ngộ ra rằng khi chúng ta tĩnh tâm học Pháp, những Pháp lý của Đại Pháp sẽ liên tục lấp đầy tâm trí chúng ta. Tính khí, tính cách, và đặc tính của chúng ta sẽ trở nên yếu dần và không còn khởi được nhiều tác dụng. Do đó, chúng sẽ bị khống chế, ức chế dần dần và cuối cùng hoàn toàn bị thay thế bởi Phật tính.
Đây chính là quá trình Phật tính thay thế ma tính. Đó cũng là quá trình các đệ tử Đại Pháp trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp sẽ trở nên lớn mạnh hơn thông qua quá trình này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/27/395092.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/4/180958.html
Đăng ngày 25-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.