Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Quảng Đông

[MINH HUỆ 20-01-2019] Sư phụ Lý Hồng Chí lần đầu tổ chức khóa giảng chín ngày ở thành phố Tế Nam vào tháng 01 năm 1994. Khóa giảng diễn ra trong hội trường của Học viện Quản lý Cán bộ Thanh niên.

Một cặp vợ chồng khoảng trên dưới 60 tuổi từ Hà Bắc đến tham gia khóa học. Trong khi người vợ đi mua vé thì người chồng ngồi bệt ở ngay lối vào. Ông mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt. Mọi người lại hỏi thăm thì biết ông bị ung thư gan.

Đến ngày thứ ba, thứ tư của khóa học thì tôi gặp lại người chồng đó, và tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy ông tràn đầy sức sống như một người hoàn toàn khác, tinh thần mười phần đầy đủ, thật khiến người ta chấn động.

Có một người đàn ông khoảng 40 tuổi đến từ Lạc Dương. Ông bị hoại tử xương đùi và phải chống gậy. Trong khi đang nằm viện ở Tế Nam, ông nghe tin Sư phụ Lý sắp truyền công ở đó nên đến tham gia khóa giảng Pháp đầu tiên.

Khi gặp lại ông ở lớp học được tổ chức ở Sân vận động Hoàng Đình, ông tràn đầy sinh lực và không còn phải chống gậy nữa.

Những trường hợp như thế này có rất nhiều.

Ngay trước khi tổ chức khóa học thứ hai ở sân Hoàng Đình, từ ngày 21 tháng 6 đến ngày 29 tháng 6 năm 1994, Sư phụ đến xem trước sân bãi. Trong khi đi vòng quanh thị sát địa điểm, Ngài nói với nhân viên phụ trách ở đó: “Năm xưa chỗ này từng là một hí viện. Vua Càn Long khi đến Tế Nam đã từng ghé vào đây xem hát.” Sư phụ chỉ tay vào một chỗ ở khu phía Tây và nói: “Năm đó Càn Long đã ngồi chỗ này để xem.”

Nhân viên công tác nghe vậy vô cùng sửng sốt: “Những người già đã từng nói chỗ này trước đây là một hí viện, nhưng đã là rất lâu rồi. Làm sao Sư phụ Lý lại biết điều này? Làm sao mà Ngài biết được Vua Càn Lòng đã ngồi chỗ nào?” Đó quả thật là bất khả tư nghị.

Sân vận động Hoàng Đình nằm ở phía bắc đường Tuyền Thành, một con phố buôn bán chạy dọc từ Đông sang Tây. Từ sân vận động đi về phía Tây chừng 200-300m là đến một ngã tư, đi về phía nam là đường. Từ sân vân động đi về hướng đông cũng có một ngã tư, và từ ngã tư này rẽ về hướng bắc chính là đường Thanh Long Bắc.

Sư phụ nói với người nhân viên đó: “Con đường trước mặt chúng ta (đường Tuyền Thanh) là thân một con rồng. Hướng tây, hướng nam (đường Thuấn Tỉnh) chính là đầu rồng, và phía đông hướng bắc (đường Thanh Long Bắc) chính là đuôi rồng. Đuôi rồng vốn không vượng. Đầu và thân rồng sẽ vĩnh viễn là nơi buôn bán hưng thịnh, giàu có.

Đến nay đã hai mươi bốn năm trôi qua, dù đã trải qua nhiều lần phá dỡ, di dời nhưng con đường nơi đầu và thân rồng tọa vẫn luôn phồn thịnh và là khu phát triển nhất, còn khu Thanh Long (đuôi rồng) thì vẫn tương đối tiêu điều.

Mỗi khi có học viên địa phương đi ngang và nhìn lại những con đường ở khu này, họ lại cảm khái trước sự vĩ đại thần kỳ của Sư phụ.

Hồi đó còn có một sự kiện, trong vùng có một “khí công sư” có chút tiếng tăm, được trao rất nhiều danh hiệu. Ông ấy là giảng viên của trường Đại học Thể dục Thể thao tỉnh Quảng Đông. Ông cùng một vài đồ đệ đến tham gia lớp học và ngồi trên lầu hai.

Khi Sư phụ giảng đến khí công sư giả, thì ông thấy mình bị mỉa mai và làm một số hành vi can nhiễu buổi giảng Pháp. Vị khí công sư kia phát công để gián đoạn Sư phụ giảng Pháp. Không biết vì sao Sư phụ lại biết được, và khi giảng Pháp Sư phụ nói: “Có người đến đây muốn đấu Pháp với tôi. Hãy về đi!” Theo lời người nhà của khí công sư kia kể lại thì mấy hôm sau đó, toàn thân ông ta mệt lử.

Hơn hai mươi năm trôi qua, những hồi ức khó quên như thế vẫn luôn khích lệ chúng tôi kiên tín Sư phụ, kiên tín Đại Pháp, kiên định tín tâm, hoàn thành thệ ước, viên mãn theo Sư phụ trở về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/20/380206.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/8/175756.html

Đăng ngày 25-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share