Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-08-2019] Khi đọc những vần thơ của Sư phụ, tôi cảm nhận được từng câu từng chữ đều chạm đến tâm can tôi. Tôi ngạc nhiên tột độ, đặc biệt với những từ như Sáng Thế Chủ, Thần, chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa.
Như thể ký ức bị mất của tôi đang được đánh thức. Tôi nghe thấy một giọng nói trong tâm trí mình: “Tôi là một vị thần hạ thế gian này”. Đó là một suy nghĩ rõ ràng và đơn giản. Nhưng dường như nó phản ánh mục tiêu sống của tôi và ý nghĩa của tu luyện. Nó trả lời cho ba câu hỏi: “Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? Tôi sẽ đi về đâu?”
Quan niệm của người thường là vật cản của người tu luyện
Lý do tôi đưa ra ba câu hỏi trên là bởi đức tin chân chính vào Thần. Theo tôi, nếu không thực sự tin vào điều này, thì đó chính là thứ làm cản trở việc tu luyện.
Một người không có đức tin ấy, thì dù hàng ngày có đọc Pháp, họ cũng vẫn không ngộ ra được. Họ có thể luyện các bài công pháp, nhưng chỉ giống như tập thể dục. Điều này có nghĩa nều một học viên chưa nhận thức được vấn đề này thì họ vẫn sẽ không hiểu được tu luyện là gì và làm thế nào để tu luyện.
Phần lớn các học viên Đại Pháp đều được trải nghiệm huyền năng của Đại Pháp. Tuy nhiên, có nhiều người bước vào tu luyện nhưng họ không thực tu chính bởi quan niệm người thường.
Khi bình tâm suy xét, tôi nhận thấy trước đây bản thân đã từng không ý thức được rõ ràng về sự tồn tại của Thần. Nhận thức đó rất mơ hồ. Biểu hiện là khi học Pháp, thấy rằng sách viết rất hay, từng câu từng chữ đều rất đúng. Nhưng khi đặt sách xuống và gặp phải các vấn đề trong cuộc sống, thì tôi lại không coi mình là học viên, và thường giải quyết mọi việc bằng quan niệm của người thường.
Một thí dụ khác là khi đối diện với bức hại, dù tôi nhận thức được từ Pháp là những kẻ xấu đang bị tà ác thao túng, nhưng từ sâu trong tâm, tôi vẫn coi đó là người đang bức hại người. Tôi chưa có niềm tin chân chính thực sự.
Sư phụ giảng:
“Các Đại Giác Giả nhìn [nhận] rằng, làm người không phải là mục đích, sinh mệnh người ta không phải vì để làm người, mà chính là để quay trở về. Con người chịu khổ bao nhiêu; [các Đại Giác Giả] cho rằng chịu khổ càng nhiều càng tốt, trả nợ nhanh hơn; họ thực sự nghĩ như thế”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Không chân chính tu luyện
Dẫu vậy, đôi khi tôi vẫn vô tình hoặc hữu ý chống lại những khổ nạn. Liệu có phải đây cũng là một biểu hiện của việc không chân chính tin vào huyền năng của Đại Pháp?
Tôi rất may mắn biết đến Đại Pháp vào năm 1996. Tuy nhiên, lúc đó tôi đã không thực sự tin vào Đại Pháp. Thậm chí, tôi còn từ bỏ tu luyện trong vài năm. Nhưng Sư phụ vẫn không bỏ tôi. Ngài vẫn bảo hộ tôi, và cho tôi cơ hội để quay lại tu luyện.
Khi nhớ lại chuyện quá khứ, tôi tự hỏi mình, điều gì khiến tôi phải chịu đựng cuộc bức hại cũng như khiến tôi từ bỏ tu luyện? Điều gì khiến tôi không thể tu luyện như thở ban đầu? Điều gì làm tôi thấy sợ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)? Theo thể ngộ của tôi, một nguyên nhân quan trọng chính là từ trong tâm, tôi vẫn chưa thực sự tin vào Thần. Những quan niệm người thường của tôi đã làm che lấp Phật tính.
Tôi lớn lên trong một xã hội cổ súy chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa. Từ khi còn tấm bé, tôi bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của ĐCSTQ, khiến tôi tin vào chúng. Những quan niệm này khắc sâu trong nhận thức của tôi. Khi lần đầu tiên đọc sách Chuyển Pháp Luân, tôi đã vô cùng phấn khích và tin vào những gì sách giảng. “Ồ, Thần là có thực”. Lúc đó, tôi thực sự tin rằng Thần có tồn tại và thấy ngưỡng mộ họ. Tuy nhiên, thực ra đó chỉ là huyền năng của Sư Phụ và sức mạnh của Đại Pháp.
Niềm tin này chỉ là cảm xúc nhất thời của tôi và tôi đã không hiểu nó một cách hợp lý. Quan niệm người thường của tôi không thay đổi chút nào. Đơn giản là nó chỉ tạm thời bị phong tỏa bởi huyền năng của Đại Pháp. Chính vì vậy, những quan niệm người thường tạm thời chưa thể thao túng ý niệm của tôi. Tôi đã không chú ý đến việc buông bỏ các chấp trước căn bản của mình, nên vẫn chưa chân chính thực tu. Do vậy, chuyện chắc chắn xảy ra là cựu thế lực không ngừng can nhiễu tôi.
Buông bỏ tâm hoài nghi
Dĩ nhiên, Sư phụ có thể thay đổi hết thảy những điều này bằng lòng từ bi của Ngài. Tôi từng phải chịu nhiều mất mát và học được bài học quý giá. Cuối cùng tôi cũng nhận ra chính mình không thực sự tin vào sự tồn tại của Thần. Tôi tự hỏi bản thân tại sao tôi lại có tư tưởng như vậy và làm thế nào để tôi có được niềm tin đó. Có lẽ một phần là do nghiệp tư tưởng can nhiễu, nhưng tôi nghĩ rằng cũng cần phải có một quá trình nhận thức về điều này. Vậy nên, tôi cố gắng học Pháp, thay vì chỉ đọc. Tôi học với mục đích tu luyện lên cao tầng. Tôi luôn hướng tới điều này và không để tâm hoài nghi đó làm ảnh hưởng. Dần dần, tôi đã ngộ được những ý nghĩa thâm sâu hơn của Pháp.
Theo thể ngộ của tôi, nếu chúng ta không tin vào Thần thì quả thực là một vấn đề lớn. Học Pháp là cách duy nhất để giúp đột phá vấn đề này. Sư phụ đã dẫn chứng nhiều ví dụ để giúp chúng ta vượt qua. Dù rằng trước đây tôi đã đọc những ví dụ này trong Pháp nhưng lại chỉ xem đó là một loại kiến thức, mà không thực sự coi đây là Pháp. Vì vậy, tôi chưa chú ý đến các ví dụ này.
Chúng ta hãy nghĩ về điều này: Nếu chúng ta không thực sự tin vào sự tồn tại của Thần, thì tại sao chúng ta lại chịu đựng mọi khổ nạn để trở thành Thần? Làm thế nào chúng ta có động lực để tu luyện và trừ bỏ các chấp trước? Làm thế nào chúng ta có thể ở trong Pháp để đề cao tâm tính và thể hiện sự tôn kính đối với Pháp và Sư phụ?
Nếu chúng ta thực sự có trách nhiệm với sự tu luyện của bản thân thì hãy nên tự vấn chính mình là liệu chúng ta có thực sự tin vào Thần hay không? Nếu chúng ta còn bất kỳ sự hoài nghi nào, thì trước hết chúng ta cần để ý trừ bỏ chấp trước này. Thông qua việc học Pháp nhiều hơn, chúng ta sẽ có được đức tin thực sự.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/9/391227.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/8/179239.html
Đăng ngày 01-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.