Bài viết của La Văn Đào, một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 23-06-2019] Trong quá khứ, tôi đã từng vẽ, nhưng sau khi bị Trung Cộng bức hại vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có một khoảng thời gian tôi bị mất trí nhớ và không nhớ nổi cách vẽ, thậm chí còn không nhớ cách cầm bút như thế nào. Sau đó, khi giáo viên dạy vẽ tìm gặp tôi và khuyên tôi vẽ trở lại, anh ấy đã giúp tôi tìm lại cảm xúc trong hội hoạ và cảm giác về màu sắc bằng cách sử dụng một kỹ xảo gọi là “pointillism – vẽ bằng những chấm li ti như một sự pha trộn màu. Màu sắc được vẽ trực tiếp lên vải, màu sẽ trộn lẫn với nhau, thay vì pha trộn màu trên bảng vẽ.

Kết quả là, các mảng màu sẽ được hình thành, và các nét bút được nhìn thấy khá rõ. Thời gian trôi qua, nó trở thành thói quen khó thay đổi của tôi.

(Lưu ý: Tôi không chỉ trích giáo viên của mình ở đây nhưng tôi đang cố gắng giải thích rằng phương pháp này được sử dụng cho hoàn cảnh đặc biệt, và chính nhờ cách huấn luyện này mà tôi đã lấy lại sự quan sát nhạy bén của mình đối với màu sắc. Tôi rất biết ơn giáo viên của mình vì điều này !)

Trong những năm gần đây, tôi đã tìm kiếm các phương thức để cải thiện kỹ thuật của mình, để loại bỏ các kỹ thuật còn non từ thời sinh viên. Tuy nhiên, gần đây, cuối cùng tôi đã ngộ ra rằng các quan niệm đã cản trở bản thân tôi cải thiện kỹ thuật của mình.

Khi đang suy nghĩ về hành trình học vẽ của chính mình, và sau chuyến thăm lâu đài Leonardo da Vinci nhân kỷ niệm 500 năm ngày mất của ông, và xem quá trình vẽ tranh cá nhân của William-Adolphe Bouguereau, tôi bất ngờ nhận ra rằng kỹ thuật dùng bút vẽ trong hội họa là một chủ đề khá sâu sắc.

Do đó, tôi muốn chia sẻ hiểu biết của tôi về vấn đề này như sau:

Nhấn mạnh nét bút là thể hiện cá tính

Tôi đã gặp một số người theo chủ nghĩa hiện đại, họ thường nhấn mạnh sự hấp dẫn của nét bút và thể hiện cá tính, làm cho nó có vẻ như là một điều rất quan trọng để tập trung vào. Có một khoảng thời gian tôi bị ảnh hưởng bởi họ. Tuy nhiên, sau khi đọc bài viết của Sư phụ Lý Hồng Chí: “Tồn tại vì ai?” trong Tinh Tấn yếu chỉ và kết hợp kiến thức tích lũy theo thời gian và những quan sát của cá nhân tôi, tôi chợt nhận ra: Sử dụng những nét bút vô độ để “thể hiện, biểu đạt” trên thực tế là thể hiện tính cách và quan niệm hậu thiên.

Tính cách khác thường của một người có thể được nhìn thấy từ một nét bút mạnh bạo, giống như Vincent Willem van Gogh, người đã cắt tai mình sau khi bị loạn thần kinh. Một người thể hiện tính cách của mình quá mức có thể khiến người khác cảm thấy rằng người vẽ tranh không dễ dãi, bướng bỉnh và kiêu ngạo. Đây chính xác là những gì những người làm nghệ thuật theo đuổi, nhưng điều này có thực sự tốt?

Bức chân dung tự họa của Vincent Willem van Gogh, 1853-1890, Hà Lan

Khi đi dọc theo đường phố của các thành phố lớn với vô số các phòng trưng bày nghệ thuật hoặc tham quan các triển lãm nghệ thuật theo trường phái hiện đại, tôi thấy rằng các chủ đề hiện đại thường tập trung vào việc miêu tả thế giới của ma, những suy nghĩ tiềm thức của nghệ sĩ và thậm chí là sự ham muốn. Người ta cũng không thể biết chính xác bức tranh nói về cái gì, và người xem sẽ hiểu nó dựa trên cảm xúc của họ. Nhìn vào những bức tranh này có thể kích thích cảm xúc bi quan, thất vọng cho người xem, và những người nhạy cảm có thể cảm thấy rất khó chịu.

Từ năm 1949 trở đi, sinh viên Trung Quốc đại lục đã được dạy cách vẽ dựa trên nền tảng hội họa từ Liên Xô cũ. Do hoàn cảnh vào thời điểm đó, nên chúng tôi nghĩ rằng những họa sĩ giỏi nhất trên thế giới là từ Nga và do đó thần tượng hóa Ilya Repin và các họa sĩ Liên Xô khác.

Chúng tôi bắt chước tranh của họ với số lượng lớn và cũng thu thập tranh Nga. Thời gian trôi qua, tôi rời Trung Quốc và tiếp xúc với những bức tranh châu Âu. Khi tôi quan sát và nghiên cứu các bức tranh từ thời Phục hưng, và mở rộng kiến thức của mình, tôi nhận ra rằng tôi sẽ không dễ dàng nói những họa sĩ nào mà tôi ngưỡng mộ hoặc bị thu hút bởi bề ngoài của bức tranh. Thay vào đó, bây giờ tôi phân tích mọi thứ một cách hợp lý.

Nghiên cứu bài giảng về mỹ thuật của Sư phụ và chăm chỉ tìm kiếm câu trả lời, tôi nhận ra trong hai năm, các kỹ thuật được sử dụng bởi Repin và các họa sĩ khác thực sự là một thể hiện mạnh mẽ về tính cách của họ. Hơn nữa, Repin sống trong một khoảng thời gian mà mọi thứ được sử dụng với mục đích chính trị, đó là lý do tại sao chế độ cộng sản ca ngợi kỹ thuật vẽ tranh của Liên Xô.

Khi tôi viết bài này, tôi nhớ lại câu nói này: “Những gì chế độ đàn áp thường là tốt và những gì chế độ ca ngợi và được sử dụng là để phục vụ họ”. Các kỹ thuật vẽ tranh của Liên Xô đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi sinh viên nghệ thuật. Sau cải cách kinh tế Trung Quốc, chủ nghĩa Ấn tượng phương Tây, chủ nghĩa Fauvism và chủ nghĩa hiện đại đã ảnh hưởng đến Trung Quốc đại lục, và mọi người bắt đầu theo đuổi sự giải phóng nhân tính.

Do đó, có những nét vẽ mạnh mẽ đã trở thành một phương thức để thể hiện cá tính. Đó là sau khi tôi rời Trung Quốc, tôi đã có thể bình tĩnh nhìn lại và cũng có cơ hội chiêm ngưỡng các tác phẩm gốc thời Phục hưng, như những tác phẩm của các họa sĩ người Pháp và Ý: Leonardo Da Vinci, Raphael, Johannes Vermeer, William-Adolphe Bouguereau.

Sau khi xem một lượng lớn các tác phẩm gốc và với sự hiểu biết sâu sắc hơn về Phật Pháp, gần đây tôi nhận ra rằng từ nét vẽ của một họa sĩ, người ta có thể thấy cảnh giới tu luyện, tính cách của anh ta, hay anh ta có lý trí, động cơ và thái độ như thế nào. Đó là lúc tôi tìm thấy câu trả lời mà tôi đã bị cản trở bởi những quan niệm hình thành hậu thiên. Tôi có thói quen xấu là cố tình theo đuổi phong cách với các nét bút mạnh bạo cho đến khi tôi cảm thấy mệt mỏi với nó.

Tôi nhận ra rằng tôi cần phải có một sự hiểu biết về các nét bút – một động tác rất nhỏ – vì mỗi bước tạo nên toàn bộ bức tranh.

Trước đây, tôi đã đọc một bài viết dài bình luận về các bức tranh phong cách Liên Xô và đau đầu sau khi đọc những từ được sử dụng, những từ gợi lên nghiệp lực tư tưởng của một người. Nó khiến tôi nhận ra rằng viết một bài báo cũng giống như những nét vẽ trong một bức tranh, thể hiện cá tính của một người.

Những từ ngữ kích thích sự tiêu cực của một người cũng tương tự như sử dụng màu sắc quá rực hoặc nét bút mạnh bạo trong một bức tranh. Nếu mục đích của một bài viết là để dạy cho ai đó một bài học và thể hiện bản thân, ngay cả khi bài báo đang chỉ trích chủ nghĩa cộng sản, nó vẫn chứa đựng các nhân tố xấu của chủ nghĩa cộng sản.

Những bài viết như vậy có thể khiến mọi người cảm thấy khó chịu. Những bức tranh của những người theo chủ nghĩa hiện đại thể hiện cá tính của chính họ cũng có tác dụng tương tự, chúng truyền nghiệp lực của người họa sĩ đến người khác và gây hại cho sức khỏe của người xem.

Trên thực tế, khi một người có lý trí và giải thích mọi thứ một cách thiện ý, nhiều độc giả sẽ tôn trọng và chấp nhận bài viết. Do đó, nếu chúng ta không chú ý đến lời nói, câu từ và tranh vẽ của mình, chúng ta sẽ thể hiện ra cá tính của chính mình, và là một người tu luyện, những thứ này có thể trở thành vũ khí gây hại cho người khác.

Tôi may mắn được tu luyện Đại Pháp. Nếu tôi là một người bình thường, tôi sẽ vẽ hoặc viết một bài báo trong khi bị thôi thúc bởi các chấp trước từ các quan niệm hậu thiên của bản thân mình. Vì vậy, chúng ta cần suy xét nhiều hơn về bản thân và xét xem liệu chúng ta có vấn đề về thể hiện bản thân hay không. Bản chất tiên thiên sẽ dần dần xuất hiện chỉ khi một người buông bỏ những quan niệm hình thành hậu thiên. Sau khi buông bỏ phần con người, phần thần sẽ có thể xuất hiện. Đây là những gì tôi đã được hưởng lợi trong khi tu luyện.

Tác phẩm nghệ thuật của các bậc thầy cổ điển

Các bức tranh của các họa sĩ thời Phục hưng, như Leonardo Da Vinci, Raphael, Michelangelo, và cả William-Adolphe Bouguereau, đều rất tinh tế. Tôi nhớ đã đọc câu chuyện về hành trình học hỏi của Bouguereau và cách ông cố gắng kiềm chế thể hiện nét bút của mình và làm việc chăm chỉ để học các kỹ thuật vẽ tranh truyền thống và tuân thủ chúng mặc dù thời đại của ông đã có học viện, với các quan điểm trái ngược nhau. Bouguereau đã không theo xu hướng xã hội; thay vào đó, với rất nhiều bức tranh tinh xảo, ông đã vẽ nên thế giới của các vị Thần mà không thể miêu tả được bằng nhiếp ảnh. Ông đã sử dụng những bức tranh tuyệt hảo để chứng minh rằng nhiếp ảnh sẽ không thể thay thế hội họa truyền thống.

Lady with a Ermine (Người đàn bà và con chồn-Dama con l’ermellino), một bức tranh của họa sĩ người Ý Leonardo da Vinci, được vẽ vào năm 1489-1490. Nó hiện đang được lưu trữ ở Bảo tàng Czartoryski tại Kraków, Ba Lan.

Bức tranh The Virgin of the Lilies, được họa sĩ người Pháp William-Adolphe Bouguereau (1825-1905) vẽ vào năm 1899. Ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong nền hội họa nghệ thuật Pháp tại Học viện Pháp từ nửa đầu đến cuối thế kỷ 19.

Chúng ta không thể nhìn thấy nét vẽ rõ ràng từ Da Vinci, Bouguereau hoặc các bậc thầy phương Tây khác từ tác phẩm nghệ thuật của họ. Ngược lại, những gì được miêu tả trong các bức tranh là sự tinh tế và tỉ mỉ. Với các kỹ thuật tinh tế, họ đã cho thấy thế giới thực của Thần thông qua cảm giác về không gian, kết cấu và một không gian ba chiều. Những bức tranh như vậy sẽ khiến người xem cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Từ những tác phẩm nghệ thuật này, chúng ta có thể thấy trí huệ của họa sĩ được mở ra và họ có thể giao tiếp với thế giới thiên quốc, và thể hiện rõ ràng và thực sự thế giới của các vị Thần vô hình với người thường.

Có tin đồn rằng Da Vinci là một người rất khiêm tốn, ôn hòa và thông minh.

Tôi chưa bao giờ thấy khó chịu khi nhìn vào những tác phẩm nghệ thuật của những bậc thầy này. Thay vào đó, tôi có thể cảm thấy trí tuệ của mình mở ra khi đứng trước những tác phẩm này và cảm thán trước vẻ đẹp của thế giới thần thánh. Những bức tranh của họ mang đến nguồn cảm hứng tuyệt vời cho nhân loại và không gây hại cho sức khỏe của người xem. Người ta nói rằng những bức tranh tốt được bảo vệ bởi những sinh mệnh thiêng liêng. Đây có thể là lý do tại sao một số người sẽ cảm thấy rất khó chịu sau khi đứng trước một tác phẩm nghệ thuật hiện đại trong một thời gian dài.

Sư phụ giảng:

“Một sinh mệnh tại vấn đề tương quan trọng đại nếu có thể cân nhắc vấn đề mà không mang theo quan niệm nào cả, thế thì cá nhân đó thật sự có thể làm chủ chính mình, sự thanh tỉnh ấy là trí huệ mà khác với cái thông minh mà người ta thường nói. Nếu không thể như vậy, thì người đó đã bị quan niệm hậu thiên hoặc tư tưởng ngoại lai chi phối rồi, thậm chí vì nó mà cả đời phấn đấu, cho đến già vẫn không biết bản thân suốt đời làm gì. Tuy một đời không được gì cả nhưng lại dưới chi phối của quan niệm hậu thiên mà làm vô số việc sai lầm. Dẫn đến đời sau sẽ chiểu theo tất cả những sai lầm do mình làm mà hoàn trả nghiệp lực”. (Tồn tại vì ai – Tinh tấn yếu chỉ)

Sau khi đọc đoạn Pháp này, tôi nhận ra rằng một nghệ sĩ cần phải vẽ mà không có bất kỳ quan niệm hậu thiên nào, và cũng không nên nhấn mạnh các nét bút và thể hiện bản thân. Chỉ sau đó, một nghệ sĩ mới thực sự vẽ tranh, vì anh ta hoặc cô ta sẽ không bị kiểm soát bởi những quan niệm hoặc suy nghĩ hậu thiên từ những sinh mệnh khác.

Vì vậy, bức tranh hoàn hảo sẽ thuần khiết và có lợi cho mọi người. Thần cũng sẽ ban cho người đó trí huệ và giúp anh ta đề cao kỹ năng. Trái lại, vẽ tranh với nghiệp lực tư tưởng sẽ cản trở bản thân và làm hại người khác. Trên đây là sự hiểu biết và thể ngộ cá nhân hiện tại của tôi. Không phải tất cả độc giả sẽ đồng ý. Nếu có bất kỳ thiếu sót nào, xin từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2019/6/23/389088.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/4/178734.html

Đăng ngày 07-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share