Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-07-2019] Một trong những người đồng nghiệp của tôi ở nơi làm việc đã bị văn hoá Đảng tà ác đầu độc nặng, nhân phẩm rất kém. Anh ấy bị giáng chức vì bị nghi ngờ có mối quan hệ bất chính với một nữ cấp trên. Nhưng sau đó anh lại được đề bạt làm phó phòng và được chuyển đến một văn phòng khác. Cách đây hai năm tôi được phân công làm việc ở văn phòng đó, và anh ấy trở thành đồng nghiệp của tôi.
Lúc đầu tôi rất khó chịu. Tôi xem thường anh ấy, nghĩ rằng anh ấy không bằng mình. Thay vì bị cắt chức hay giáng chức vì hành vi sai trái thì anh ấy lại được thăng chức. Dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhân cách đạo đức không phải thứ được xem trọng ở Trung Quốc ngày nay.
Vì phân phát tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Công (cũng còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cách đây 18 năm tôi đã bị đưa đến một trại cưỡng bức lao động trong hai năm. Sau khi được trả tự do và quay lại làm việc, tôi bị giáng chức và giảm lương. Tôi chỉ làm việc như một nhân viên bình thường, và những việc này anh ấy đều biết rõ ràng.
Tôi đã không vui khi phải làm việc bên cạnh một người như vậy. Tôi từng nói cho anh ấy nghe về Pháp Luân Đại Pháp và tầm quan trọng của việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ cùng các tổ chức liên đới của nó. Nhưng anh ấy từ chối nghe và cho rằng ĐCSTQ có thể mang lại lợi ích cho anh ấy. Anh ấy cho rằng tôi thật buồn cười.
Không có gì là ngẫu nhiên
Nhưng không có gì là ngẫu nhiên. Tôi bình tĩnh lại và nghĩ: “Vì mình được phân công làm việc với một người như vậy, có lẽ một số chấp trước của mình cần phải được bỏ đi. Ít nhất thì chấp trước xem thường người khác cần phải được loại bỏ.”
Có rất nhiều biểu mẫu cần phải được kê khai và nộp cho lãnh đạo vào thời điểm đó. Đồng nghiệp của tôi luôn luôn đưa ra những nhận xét hay chỉ trích không khôn ngoan bằng cách bảo người khác cách kê khai như thế nào, nhưng bản thân anh ấy lại không biết làm thế nào.
Tôi quá mệt mỏi và chán nản với anh ấy đến mức không thể lịch sự được nữa. Thấy tôi bực bội, anh ấy nói: “Tại sao anh lại nóng nảy đến vậy? Tại sao anh lại dễ nổi giận đến vậy? Nếu anh cứ tiếp tục như vậy, anh sẽ chết vì tức giận.”
Câu nói đó khiến tôi tức giận hơn, vì tôi cảm thấy xấu hổ rằng một người chẳng ra gì lại đi chỉ ra khuyết điểm của tôi. Tôi cố gắng che đậy cơn giận của mình và nói: “Tôi không tức giận. Chẳng có gì đáng để tức giận cả.” Nhưng thực ra trong lòng tôi tức đến nỗi tôi thậm chí coi thường anh ấy hơn.
Sau mỗi lần xung đột tâm tính, tôi lại cảm thấy khó chịu và hối hận tự nhủ: “Tại sao mình cứ bị quấy rầy thế này nhỉ? Tại sao mình lại bực bội như vậy?” Khi có người chỉ ra khuyết điểm của tôi, thì tôi lại cố gắng che đậy nó bằng cách nói rằng mình không nổi nóng. Nhưng khi tôi nói với anh ấy “Tôi không tức giận”, chắc chắn tôi đã nói với vẻ tức giận. Từ giọng nói đến vẻ mặt của tôi đều cho thấy là tôi đã tức giận. Vì vậy việc tôi cố gắng che đậy nó cũng trở thành một lời giải thích không cần thiết, điều này sẽ khiến mọi người nghĩ rằng tôi không tự chủ.
Tìm ra nhiều chấp trước
Tôi biết rằng việc mình tức giận không phù hợp tiêu chuẩn của người tu luyện. Mặc dù đã tức giận trước những người khác, nhưng tôi lại không thừa nhận rằng mình đã tức giận. Tôi bao biện rằng: “Tôi không để nó trong lòng, chẳng có gì đáng để tức giận cả.” Đây là chấp trước vào danh và giữ thể diện.
Bằng việc hướng nội sâu hơn, tôi cũng tìm ra thêm nhiều chấp trước, như tâm truy cầu danh lợi, tật đố, tranh đấu, và cái tình của con người. Tâm ích kỷ ẩn giấu đằng sau những chấp trước này. Tôi sợ mất mặt và bị thiệt. Khi có ai đó không đối xử tốt với tôi, tôi bực bội và muốn thoải mái dễ chịu. Tôi muốn nghe những lời tâng bốc hoặc tốt đẹp và tu luyện trong một môi trường bình lặng.
Sư phụ giảng:
“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Chỉ bây giờ tôi mới nhận ra mình có quá nhiều chấp trước ngoan cố. Khi gặp mâu thuẫn, tôi không thực sự hướng nội, điều này dẫn đến việc tôi phải đối mặt với một khảo nghiệm kích động tâm linh đến mức xẻo tim khoan xương như vậy. Trên thực tế, Sư phụ đã an bài cơ hội và môi trường này để tôi có thể loại bỏ các chấp trước của mình và đề cao. Tôi đã không trân quý cơ hội này mà lại nhìn nhận từ quan điểm của một người thường và xem đây là rắc rối khiến tôi không vui. Tôi không chỉ tức giận mà còn oán hận. Tôi thậm chí còn xem thường người khác. Đó có phải là cách cư xử của một học viên hay không?
Bây giờ tôi đang thực sự hướng nội. Tôi tự nhủ: “Bất cứ khi nào gặp rắc rối hay xích mích, mình phải giữ bình tĩnh. Mình phải loại bỏ những chấp trước của mình, chẳng hạn như xem thường người khác, cảm thấy khó chịu, tranh đấu, tâm hư vinh và sợ mất thể diện. Mình phải vượt ra khỏi cái tình và tâm ích kỷ, đối xử tử tế với người khác bao gồm cả những đồng nghiệp có nhân phẩm kém. Anh ấy có thể là người hữu duyên vì đối với người tu luyện thì không có gì là ngẫu nhiên.
“Trên con đường tu luyện không phải lúc nào trời cũng nắng và không phải ai tôi gặp cũng vừa mắt tôi. Tôi sẽ gặp những người không tử tế rất nhiều lần. Nếu tôi đối tốt với họ, nó sẽ phản ánh liệu tôi có đạt được tiêu chuẩn của một học viên chân chính hay không! Tôi sẽ đối xử tốt với họ bằng tâm từ bi và lòng khoan dung của một học viên.“
Sau khi thay đổi tâm thái của mình, tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Mặc dù anh ấy vẫn không lắng nghe khi tôi giảng rõ chân tướng về Đại Pháp, có lẽ cơ hội may mắn của anh ấy vẫn chưa đến. Tôi sẽ tiếp tục phát chính niệm. Thuận theo tiến trình Chính Pháp, các nhân tố tà ác sẽ hoàn toàn bị loại bỏ. Đến lúc đó anh ấy sẽ minh bạch chân tướng và tránh xa tà Đảng.
Trên đây là một chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/2/389097.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/18/178940.html
Đăng ngày 02-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.