Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Canada
[MINH HUỆ 20-06-2019] Tôi đã là một nhân viên và là điều phối viên thường xuyên trong công việc và cho các hạng mục của Đại Pháp.
Phối hợp với người điều phối
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi tôi bắt đầu đi làm. Tôi chiểu theo các nguyên lý của Đại Pháp trong công việc thường ngày của mình, và không ngần ngại chia sẻ mọi thứ với các đồng nghiệp của mình, và hợp tác tốt với họ. Các đồng nghiệp đều tôn trọng tôi và vui mừng tìm hiểu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Sau ba năm, tôi được đề bạt vị trí quản lý tại công ty của tôi ở Vancouver. Tôi đã không gặp phải hiệu ứng được gọi là “trần kính” – một hiệu ứng chống lại sự nỗ lực của một số phụ nữ và dân tộc thiểu số.
Khi tôi bắt đầu tham gia vào các hạng mục giảng chân tướng về Đại Pháp, tôi tiếp tục phối hợp với các điều phối viên. Do đó, mọi thứ diễn ra suôn sẻ, và một số học viên đã khen ngợi tôi. Sau một thời gian, tôi cảm thấy tôi đã làm tốt và sếp của tôi cùng các học viên khác đã nhận ra năng lực của tôi. Do vậy khi tôi thấy những người khác làm không tốt, tôi trở nên không hài lòng với những người điều phối, và thậm chí còn coi thường họ. Tôi cảm thấy rằng tôi có thể làm tốt hơn họ.
Khi tôi đang làm một hạng mục truyền thông, tôi đã không thực sự phối hợp, bởi vì đó không phải là cách làm của tôi. Tôi nghĩ rằng hành động của tôi là hợp lý, và tôi đã làm điều đó vì Đại Pháp. Tuy nhiên, kết quả lại không thỏa đáng. Các học viên khác chỉ trích tôi khi nói rằng tôi đã quá tự mãn về bản thân và can thiệp vào phận sự của người khác, nhưng tôi đã không làm tốt.
Sư phụ đã giảng:
“Dẫu miệng chư vị cứ nói mãi là vì Đại Pháp, rằng ‘cách làm của tôi tốt, có thể đạt được điều này điều khác’, có thể đúng là như vậy, nhưng chúng ta cũng không thể có loại chấp trước quá giống như người thường như vậy. Nếu có thể thật sự làm được như thế, chúng Thần đều sẽ nói rằng cá nhân ấy thật xuất sắc. Chư Thần không phải là vì thấy phương pháp của chư vị phát huy tác dụng rồi mới đề cao tầng cho chư vị, mà là thấy nhận thức về vấn đề này của chư vị được đề cao rồi mới đề cao tầng cho chư vị. Đó chính là Pháp Lý chân chính {Chính Pháp Lý}. Nói rằng ‘tôi đã có công lao nhiều ngần này thì tôi phải thế này thế kia’, ấy là đối với người thường thì là như vậy, đối với Pháp Lý của vũ trụ thì tại một số đặc điểm nhất định, tại một số hoàn cảnh đặc thù nhất định thì có thể xét đến phương diện này, nhưng đề cao chân chính ấy là ‘xả bỏ’, chứ không phải là ‘đắc được’.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)
Tôi nhận ra rằng tôi đang theo đuổi danh, không chiểu theo Pháp, và không tin tưởng ở người điều phối. Khi tôi cân nhắc mọi việc từ phương diện điều Sư phụ muốn, mọi thứ trở nên đơn giản.
Tôi đã xem một bài viết hay và muốn một học viên nào đó xem lại nó. Sư phụ đã an bài để cô ấy làm việc đó. Khi tình cờ phát hiện ra điều này, cô đã cảm tạ Sư phụ đã khích lệ cô, bởi vì cô ấy đã suýt từ bỏ không tham gia vào hạng mục do áp lực lớn mà cô ấy đang phải đối mặt.
Sau đó chúng tôi đã thảo luận thêm. Cô ấy gặp nhiều áp lực từ các học viên khắp thế giới. Tôi nói với cô ấy rằng tôi tin tưởng ở cô và mong muốn phối hợp với cô. Tôi chia sẻ quan điểm của mình về cách một người điều phối nên làm để huy động các thành viên trong nhóm.
Thể ngộ của tôi là mặc dù người điều phối phải vượt qua khảo nghiệm, nhưng là một thành viên trong nhóm, tôi nên nghĩ trước tiên đến việc “trợ Sư thế gian hành” như thế nào (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand) và phải tin tưởng và phối hợp với người điều phối, ghi nhận công lao của cô ấy, và hoàn thành nhiệm vụ cùng cô ấy.
Lắng nghe các thành viên trong nhóm
Sư phụ đã giảng:
“Trước hết cần đặt bản thân là ở trong các học viên, chứ không được có tâm [coi mình] ở trên các học viên. Làm công tác mà có chỗ không rõ, thì hãy khiêm tốn cùng mọi người suy xét với nhau. Làm sai rồi, hãy thành tâm nói với các học viên: “Tôi cũng là người tu luyện như mọi người, trong công tác khó tránh sai sót, việc này tôi làm sai rồi, vậy theo cách đúng mà làm”. Có thành ý mong mọi người cùng nhau làm việc tốt, chư vị thử xem kết quả sẽ thế nào?” (Tinh tấn yếu chỉ – Phụ đạo như thế nào)
Khi tôi được giao điều phối một hạng mục, tôi đã vui mừng vì tôi có một nhóm mạnh, nhưng đồng thời tôi lo ngại rằng tôi có thể không điều phối tốt, và tôi không chắc rằng các học viên có phối hợp với tôi không. Tôi cố gắng chiểu theo các Pháp lý, và nhận ra rằng các thành viên trong nhóm đều rất hợp tác.
Tôi khích lệ mọi người nói chuyện cởi mở, đưa ra những đề xuất, và chỉ ra điều gì còn chưa phù hợp với Pháp. Tôi lắng nghe họ trong các buổi họp và lên tiếng khi cần thiết. Tôi chỉ nói về những việc họ đã làm và không nhắm tới bản thân các học viên. Tôi đã tạo ra một môi trường cởi mở và lành mạnh để mọi người nói ra những suy nghĩ của họ.
Đôi khi tôi biết rằng tôi đã đề xuất một kế hoạch không hoàn hảo. Các thành viên trong nhóm của tôi đã hành động như những gì Sư phụ giảng:
“nếu chỗ nào chưa hoàn thiện, thì còn im lặng bổ xung giúp vị kia một cách vô điều kiện, giúp vị ấy viên mãn hơn nữa. Họ đều xử lý vấn đề như thế.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)
Tôi cảm tạ Sư tôn và cảm ơn các đồng tu.
Thể ngộ của tôi là với tư cách là một điều phối viên, tôi phải có tâm Đại Nhẫn, và mọi người sẽ thoải mái đưa ra đề xuất và chia sẻ ý kiến. Tôi nên cho mọi học viên cơ hội, và giúp họ phát huy tối đa khả năng của mỗi người. Tôi tin rằng Sư phụ đã đưa tới những học viên với những khả năng khác nhau để chúng ta có thể tạo thành các nhóm khác nhau và vận dụng cơ hội để thành công trong các hạng mục của chúng ta. Tôi không còn nghĩ rằng tôi không có khả năng lãnh đạo nhóm. Mỗi học viên có những năng lực to lớn. Người điều phối phải khai phá chúng.
Sư phụ đã giảng:
“…không nên trói buộc các đệ tử Đại Pháp tự mình đi trên con đường chứng thực Pháp của mình. Trừ việc gây tác dụng bất lương đối với Đại Pháp thì phải ngăn chặn ra, thì mỗi một đệ tử Đại Pháp cần phải phát huy hoàn toàn khả năng của bản thân, chủ động làm những việc mà một đệ tử Đại Pháp nên làm.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/20/388920.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/11/178842.html
Đăng ngày 31-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.