Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Seattle

[MINH HUỆ 01-08-2019] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tham gia Lễ Diễu hành Rước đuốc Seafair lần thứ 70, được khai mạc vào 7 giờ 30 phút tối ngày 27 tháng 7 năm 2019 tại Seattle. Đây là lần thứ 15 các học viên tham gia sự kiện này. Các biểu ngữ, màn biểu diễn trống lưng, và chiếc thuyền được thiết kế công phu của họ đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả.

Kể từ lần đầu tham gia diễu hành vào năm 2005, chiếc thuyền của Pháp Luân Đại Pháp đã xuất hiện tại hơn 30 lễ diễu hành trong khu vực và giành được trên 10 giải thưởng. Trưởng ban tổ chức của Lễ Diễu hành Rước đuốc Seafair đã khen ngợi các học viên Pháp Luân Công là nhóm đầu tiên tự thiết kế và chế tạo thuyền rước của mình. Bởi vậy một vài nhóm [diễu hành] khác cũng bắt đầu tự chế tạo chiếc thuyền của họ chứ không nhờ đến vào các công ty chế tạo nữa.

ff04dacfa4faef018702798943fd6fb6.jpg

793910684334b910889085de2c05edac.jpg

05a655b70427f784846f77914cc3b9e0.jpg

b6ab7ce3fcc5851ced691a286278ecf1.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tham gia lễ kỷ niệm tại Lễ Diễu hành Rước đuốc Seafair ở Seattle vào ngày 27 tháng 7 năm 2019.

Chiếc thuyền của các học viên dài khoảng 14,4m, rộng 3,6m, cao 3,1m, và được hộ tống bởi hai người đàn ông trong trang phục triều đại nhà Đường. Cánh buồm cao tới 7,6m. Một học viên đã bình luận rằng vẻ đẹp tao nhã của chiếc thuyền thể hiện tinh thần kiên định của các học viên trước cuộc đàn áp tàn khốc [vẫn đang diễn ra] ở Trung Quốc.

Những câu truyện trong khi xếp hàng

Ấn tượng bởi thiết kế đẹp mắt, một số khán giả đã lại gần để xem chiếc thuyền của [Pháp Luân Đại Pháp] trong thời gian xếp hàng. Một người đàn ông trò chuyện cùng các học viên và chia sẻ rằng ông đã từng nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp. Ông cho biết: “Tôi vẫn đang theo dõi một kênh YouTube nói nhiều về sự việc này. Tình trạng đàn áp ở Trung Quốc thật sự khủng khiếp.”

Một phụ nữ cũng đã biết tới Pháp Luân Đại Pháp qua YouTube. Bà cảm thấy cảm thương cho những [thống khổ] mà các học viên ở Trung Quốc đã phải trải qua chỉ vì đức tin của mình. Bà cho biết thêm: “Môn tu luyện này rất tốt, tôi nghĩ tôi nên thử xem sao.”

c106189e00e9a6186f37d66cd36fa232.jpg

Tiết mục biểu diễn trống lưng của các học viên

Đội trống lưng cũng nhận được nhiều sự chú ý. Một khán giả chia sẻ rằng bà có thể cảm nhận được sự phấn chấn và hân hoan trong giai điệu mà đội trống lưng trình diễn. Một học viên đã giải thích cho bà rằng giai điệu này phản ánh niềm vui sướng của người Trung Quốc có được tự do tín ngưỡng sau khi thoát khỏi chế độ cộng sản độc tài.

Một thiết kế tinh tế

Lễ diễu hành đã [thu hút] 300.000 khán giả và được truyền hình trực tiếp qua kênh KIRO 7 cho 700.000 người xem. Người dẫn chương trình của kênh KIRO7 đã giới thiệu trong thời gian phát sóng: “Đây là đoàn Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, là môn tu luyện cải thiện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn với năm bài công pháp dễ học giúp giảm căng thẳng lo âu”.

Nam phóng viên này đã tiết lộ với người xem rằng có khoảng 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và anh cảm thấy bình yên khi xem màn trình diễn [của các học viên Pháp Luân Công].

Một học viên cho biết, màu xanh lá cây của thuyền rước năm nay tượng trưng cho mùa xuân và hy vọng. Hơn 1.000 bông hoa đào được vẽ thủ công trên đó thể hiện cho sự kiên định giữ vững đức tin của các học viên bấp chấp cuộc bức hại tàn khốc. Trên boong thuyền, bên cạnh những đóa hoa sen và những đám mây ngũ sắc là bốn học viên trong các trang phục [vàng kim] trình diễn các bài công pháp thiền định. Tám học viên thuộc các dân tộc, nghề nghiệp và các độ tuổi khác nhau [vẫy tay chào khán giả].

Phản hồi nồng nhiệt từ khán giả

Thuyền rước cùng 40 thành viên trong đội trống lưng đã nhận được sự yêu thích và cổ vũ nồng nhiệt từ khán giả. Nhiều người đã chụp ảnh hoặc quay phim, [trong khi] một số khác tập theo các động tác luyện công mà các học viên đang trình diễn. Một phụ nữ tên Belle đã cảm ơn các học viên vì màn trình diễn đẹp mắt và đáng nhớ này. Người bạn của bà cho hay ông đã từng đi du lịch tới nhiều nơi và biết rằng Pháp Luân Đại Pháp được thực hành trên khắp thế giới.

Bà Adele, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp yêu mến văn hóa truyền thống Trung Hoa, chia sẻ rằng bà ủng hộ đức tin của các học viên.

Một người đàn ông đến từ Ấn Độ nói với các học viên rằng ông cũng quen biết nhiều người tu luyện Pháp Luân Công ở Ấn Độ, và ông muốn tìm hiểu thêm về môn tu luyện này.

‘Một khoảnh khắc kỳ diệu’

Những cư dân người Trung Quốc và du khách rất vui khi trông thấy thuyền Pháp và được xem đội trống lưng biểu diễn. Bà Trương, một du khách Trung Quốc tới đây cùng chồng, nhận xét rằng chiếc thuyền Đại Pháp thật lộng lẫy. Bà tự hào về những gì các học viên đã làm để quảng bá văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Một người đàn ông [Trung Quốc] đã di cư tới Hoa Kỳ 20 năm trước cho hay ông biết nhiều về tình hình ở Trung Quốc. Ông còn nói thêm rằng: “Tôi đã thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rồi.”

Ban đầu, hai người đàn ông Trung Quốc tỏ ra khó chịu với các học viên do bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của ĐCSTQ. Sau khi trò chuyện và nhận được những câu trả lời [thuyết phục] từ một học viên phương Tây, họ đã đồng ý nhận các tài liệu [thông tin] và nói rằng họ sẽ đọc những tài liệu đó.

Khi lễ diễu hành kết thúc, một khán giả đã tới và chào các học viên. Bà nói với nhóm học viên rằng: “Cảm ơn các bạn đã mang tới cho chúng tôi một khoảnh khắc kỳ diệu như thế này.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/1/390880.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/5/178738.html

Đăng ngày 13-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share