Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Đức

[MINH HUỆ 26-05-2019] Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, lần đầu tiên được nhà sáng lập, Đại sư Lý Hồng Chí, giới thiệu ra công chúng ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc vào ngày 13 tháng 5 năm 1992. Môn tu luyện này đã được hồng truyền đến trên 100 quốc gia.

Vào năm 2000, ngày 13 tháng 5 được tuyên bố là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp, các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã giới thiệu môn tu luyện này đến 9 thành phố dọc dòng sông Lippe trong vòng 6 tuần.

Các học viên ở bang Bắc Rhine-Westphalia đi đến 9 thành phố vào các dịp cuối tuần, từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5. Họ tổ chức hướng dẫn các bài công pháp Pháp Luân Công miễn phí và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chín thành phố tọa lạc dọc dòng sông Lippe bao gồm Paderborn, Lippstadt, Hamm, Werne, Bergkamen, Lünen, Datteln, Marl, và Wesel. Các tờ báo địa phương đã đăng tin về các sự kiện này 13 lần.

Sông Lippe nằm ở bang Bắc Rhine-Westphalia, và là một trong ba dòng sông lớn của bang này. Sông Lippe bắt đầu từ thành phố Paderborn, và hòa cùng các con suối trong vắt trong 200 con suối của thành phố Paderborn tạo nên sông Lippe dài 200 cây số.

Báo chí: Giới thiệu hướng dẫn luyện Pháp Luân Công miễn phí

859f938216f4f7a8c7ccf8f63b1a8541.jpg

Bài báo trong tờ nhật báo Datteln

d561b163d548a3ac63767a894cac8263.jpg

Tờ nhật báo Lünen

128b7d42f0e434aec8cd936da778b2b6.jpg

Tờ nhật báo Marl

1b3bb339acae6c574c6dee4370efc1a1.jpg

Công viên Lippe ở Lünen

16425f477951a9541c4d6dae40bb3cdc.jpg

Công viên Thành phố Hamm

ea4d9c69aae4b4e6f5927c819a17f273.jpg

Bên cạnh dòng sông thành phố Paderborn

68c8ee5f9266d0688c08a1d18a15f00c.jpg

Công viên Thành phố Marl

Các học viên Pháp Luân Công ngồi thiền trong nắng ấm

18f0f9df38eeeac51262f782e4be9536.jpg

Tờ nhật báo Đức 174 tuổi Hellweger Anzeiger đăng tin về các hoạt động của Pháp Luân Công ở Công viên Nước

Tờ báo Hellweger Anzeiger, được thành lập từ 174 năm trước, năm 1845, đã công bố một bài báo có tiêu đề “Sự kiện Pháp Luân Công – Thiền định ôn hòa ở Công viên Nước”. Phóng viên cho biết mọi người đứng thành vòng tròn trên đồng cỏ bên bờ hồ của Công viên Nước và luyện công theo tiếng nhạc êm dịu trong hai giờ đồng hồ. Đó là Pháp Luân Công, môn thiền định đến từ Trung Quốc. Trẻ em chơi đùa bên cạnh [họ] và một vài người qua đường lấy các tờ thông tin Pháp Luân Công.

Bài báo cũng giới thiệu nhà tổ chức sự kiện này, ông Guo Jufeng đến từ thành phố Lunen. Ông đã tới Đức từ 10 năm trước và là một kỹ sư. Ông đã tu luyện Pháp Luân Công được hơn 20 năm.

Ông nói: “Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện dạy thiền định. Nó dạy mọi người hòa hợp và gần gũi với thiên nhiên. Tâm tôi rất tĩnh lặng và cơ thể tôi tràn đầy năng lượng.”

Hôm đó, các học viên được tận hưởng ánh nắng tươi đẹp và một bầu không khí ôn hòa. Đầu tiên, ông Guo đề nghị những người tham gia đọc một đoạn nói về nguyên lý của mỗi bài công pháp Pháp Luân Công. Sau đó, ông giới thiệu Pháp Luân Công, và giải thích việc các học viên thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn [như thế nào].

Trong vòng hai giờ đồng hồ, các học viên Pháp Luân Công đã hướng dẫn năm bài công pháp Pháp Luân Công cho những người tham dự. Bộ công pháp thứ năm là bài tọa thiền trong tư thế song bàn với hai chân bắt chéo nhau. Pháp Luân Công giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, tịnh hóa thân thể và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Trước khi Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc, 80 đến 100 triệu người Trung Quốc đã thực hành môn tu luyện này vào những năm 1990.

Một phóng viên trải nghiệm tu luyện Pháp Luân Công

3986dfc36fa3e7f0b71968189eb02965.jpg

Một phóng viên của Tờ nhật báo Westphalia trải nghiệm tu luyện Pháp Luân Công.

Tờ nhật báo Westphalia được thành lập vào năm 1850 và hiện đã 169 tuổi. Nữ phóng viên Kim Bussman, cũng tham gia luyện các bài công pháp Pháp Luân Công. Khi kết thúc các bài tập, cô cảm thấy cơ thể mình tràn đầy năng lượng. Cô đã viết một bài báo có tựa đề “Phóng viên Tờ nhật báo Westphalia trải nghiệm Pháp Luân Công”.

Trong bài báo, cô Bussmann viết rằng áp lực cuộc sống hàng ngày đã khiến nhiều người đau khổ và gây ra những bệnh tật ở cả tâm lẫn thân. Môn tu luyện thiền định Trung Hoa Pháp Luân Công giúp tâm thân được thư giãn và mang lại nội tâm yên bình. Liệu có thật sự là vậy hay không, điều đó khiến nữ phóng viên Bussman đã tự mình trải nghiệm môn này.

“Ánh mặt trời sưởi ấm da tôi”, cô nói: “khi tôi nhắm mắt lại. Bên cạnh âm nhạc, người ta có thể nghe thấy tiếng hót thánh thót của một chú chim và tiếng nước [chảy]. Tôi có cảm giác như mình đang ở Trung Quốc vậy. Khi chúng tôi thực hành các bài công pháp, ông Guo luôn nói với chúng tôi khi chúng tôi cần thay đổi động tác tay.”

Sau đó, ông Guo nói: “Các bạn nâng tay lên cao ngang tai trong khoảng ba phút. Tôi bật cười và nói rằng tôi không thể giữ tay mình ở tư thế đó ba phút được đâu. Ông Guo chỉnh tư thế tay cho từng người cho đến khi ông hài lòng và trở về chỗ của ông và bật nhạc.

“Bài công pháp thứ hai bắt đầu từ chỗ đặt hai bàn tay ở phía trước bụng dưới. Động tác này gọi là ‘kết ấn’. Ông Guo động viên chúng tôi: ‘Sau một lúc các bạn sẽ thấy mệt. Nhưng sau khi các bạn luyện công xong, các bạn sẽ không còn mệt nữa.”

Cô tiếp tục: “Tôi không cảm thấy gì trong suốt hai tư thế đứng đầu tiên. Tư thế thứ ba là tay qua đỉnh đầu. Dần dần, ngón tay và vai của tôi hơi tê một chút. Tôi trẻ tuổi hơn những người khác. Đến tư thế thứ tư, hai cánh tay của tôi phải để cao ngang đầu. Khi luyện công xong, điều làm tôi ngạc nhiên là lúc trước tôi nghĩ hai cánh tay của tôi sẽ đau và các cơ sẽ đau nhức, nhưng tôi cảm thấy rất thư thái.”

“Ở điểm này, tôi cho rằng đây là môn tập ưa thích của mình, bởi vì nó chỉ là các động tác tay đơn giản. Bài tập thứ ba cho tôi một cảm nhận khác, không giống với các bài công pháp trước đây. Nó khác một chút ở chỗ động tác này đòi hỏi một chút phối hợp. Tôi không thể theo kịp. Ông Guo chỉ cho tôi một bí quyết: ‘Có một câu nói về âm dương, nam là dương, nữ là âm, khi ngồi đối diện với nhau chính là tấm gương của nhau.’ Người đàn ông trẻ đứng đối diện tôi thật sự giúp tôi rất nhiều. Các động tác của tôi từ chậm đã trở nên bình thường.“

“Mặt trời di chuyện chầm chậm, và tôi đột nhiên cảm thấy đã lâu lắm rồi. Bộ công pháp thứ tư là cần hai cánh tay di chuyển quanh lưng. Bộ công pháp này được gọi là ‘Pháp Luân Chu Thiên Pháp’. Nó đi từ ngón chân, dọc theo hai chân, và sau đó là đằng sau cơ thể – đúng lúc tôi thấy rất dễ chịu thì ông Guo nói bài công pháp này hết rồi. Bộ công pháp thứ năm là tọa thiền. Trong lúc thực hành, tôi thấy mình rất thư thái. Tuy nhiên tiếng kèn đã ảnh hưởng tôi.”

“Tôi có thể cảm thấy những người đi bộ đang dừng lại để nhìn chúng tôi, nhưng vào lúc đó thì điều ấy không quan trọng. Cuối cùng, ông Guo nói: ‘Nghĩ thế này là đúng rồi’. Các học viên khác cũng kể ra một trải nghiệm tích cực của mình. Trong Công viên Nước, tôi cảm thấy trường năng lượng đang bao bọc chúng tôi.”

Có những người trẻ và người lớn tuổi đến từ chín thành phố trong số những người tham dự. Trong vòng hai giờ luyện công ở công viên, họ đều thể nghiệm được sự bình an từ nội tâm.

Một vài người Đức đã biết được cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ ở Trung Quốc, đặc biệt là nạn thu hoạch nội tạng do nhà nước hậu thuẫn của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công vẫn còn sống. Một số người bị sốc và đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt tình trạng thu hoạch nội tạng sống này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/25/387837.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/26/177785.html

Đăng ngày 28-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share