Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại thành phố New York

[MINH HUỆ 24-04-2019] Các học viên Pháp Luân Công đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York để long trọng tưởng nhớ các đồng tu đã qua đời trong cuộc bức hại đang diễn ra đối với môn tu luyện ở Trung Quốc. Vào tối ngày 20 tháng 4 năm 2019, các học viên đã tổ chức một buổi thắp nến để nhắc thế giới tưởng nhớ đến quá trình 10.000 học viên đã đến Bắc Kinh để ôn hòa yêu cầu chính quyền cho phép họ có quyền tín ngưỡng cơ bản. Trước sự thất vọng của họ, vài tuần sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.

Hàng nghìn học viên đã bị tra tấn và giết hại trong 20 năm qua chỉ vì họ không chịu từ bỏ môn tu luyện của mình. Các học viên đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc yêu cầu Bắc Kinh ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại và kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giúp chấm dứt cuộc bức hại.

0697850983db4f23a9fb8c569a6e6379.jpg

ac528f0057f06f82e834b2a855104c0f.jpg

88d775c951fca41c692bff250644d5b6.jpg

4e17cd1c620afaba81f5626517161277.jpg

83ff323d51337b19f7859396e691ed46.jpg

Tối ngày 20 tháng 4 năm 2019, các học viên tại thành phố New York đã tổ chức một buổi thắp nến trước Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng nhớ các học viên đã qua đời trong cuộc bức hại ở Trung Quốc. Họ đã biểu diễn các bài công pháp trong sự kiện trang nghiêm của mình.

17b6cfe016483ea6355c23db859dfbe5.jpg

bf8109e89a43759f61e47e3d1daa9b45.jpg

44a517dd51fb6d81a0500d2e4b17e9ad.jpg

Khi hoàng hôn lặng lẽ bao trùm New York, các học viên cầm đèn hoa sen để tưởng nhớ các đồng tu đã qua đời trong cuộc bức hại kéo dài 20 năm qua

Theo số liệu thống kê không đầy đủ trên trang web Minghui.org, 4.296 học viên đã qua đời do hậu quả trực tiếp của cuộc bức hại.

Học viên Hàn Vũ cho biết cô đã mất cha, ông Hàn Tuấn Khanh, cũng là một học viên. Ông đã qua đời ba tháng sau khi bị giam giữ bất hợp pháp vào ngày 4 tháng 5 năm 2004. Cô Hàn đã trông thấy thi thể của cha mình ngay trước khi ông được hỏa táng dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát. Có nhiều vết thương trên mặt ông và dưới mắt trái của ông bị mất một mảng thịt. Dì và chú của cô đã mở được chiếc áo của cha cô và nhìn thấy một vết mổ trên toàn bộ chiều dài của bụng ông. Khi họ ấn vào bụng ông, họ nhận thấy rằng nó chứa đầy những cục đá lạnh nhỏ và nội tạng của ông đã bị mất. Cô cho biết hơn 100 cảnh sát vây quanh họ và không cho phép chụp ảnh. Thi thể cha cô đã được hỏa táng ngay sau đó.

278a553ba51f0111be92a5faad14033b.jpg

Các học viên trưng bày các biểu ngữ có nội dung: “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý” và “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”. Những thông điệp khác nói về việc yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho các học viên hiện đang bị giam giữ chỉ vì đức tin của họ.

cb6b7de308b7ff3856e341cea6657388.jpg

Ông Trương Vĩ (áo vàng ở giữa) đến từ Sơn Đông yêu cầu Bắc Kinh ngay lập tức trả tự do cho mẹ ông là bà Trương Ái Lệ. Bà đã bị giam giữ bất hợp pháp kể từ tháng 11 năm 2018.

Các học viên nhớ lại cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 20 năm trước

Bà Lý Điện Cầm đã kể về những gì bà trông thấy 20 năm trước. 10.000 học viên lặng lẽ xếp hàng trên vỉa hè đối diện Văn phòng Kháng cáo với niềm tin rằng chính quyền Trung Quốc sẽ lắng nghe họ. Mọi người đều im lặng và trật tự. Không ai hô khẩu hiệu hay cản trở giao thông, cả trên vỉa hè hay trên đường phố. Khi họ rời đi, đường phố còn sạch hơn so với khi họ đến. Bà Lý cho biết một cảnh sát đã nói với cấp dưới của mình: “Hãy nhìn xem mặt đất sạch như thế nào! Đó quả là phẩm chất tốt đẹp!”

d8f26c5df45f8e1e9fb5bf6c1c27f73e.jpg

Các học viên Pháp Luân Công đứng thành hàng trật tự trên vỉa hè đối diện Văn phòng Kháng cáo ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999

Một học viên khác, Điền Điền, cho biết các học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện đều yên lặng và trang nghiêm. Một số tình nguyện giúp mọi người giữ trật tự, ngay cả tại nhà vệ sinh công cộng. Những người khác dọn dẹp nhà vệ sinh sau đó. Họ chân thành mong muốn bảo vệ và giữ vững đức tin của mình.

Ông Khổng Duy Tĩnh nhớ rằng ông đã ở cuộc thỉnh nguyện trong hơn 12 tiếng. Ông cho hay mặc dù 10.000 học viên đã ở đó, nhưng khi họ rời đi, không có một mảnh giấy nào trên mặt đất. Họ thậm chí còn nhặt những mẩu thuốc lá do cảnh sát làm nhiệm vụ để lại.

Người đi đường ấn tượng bởi sự kiện ôn hòa

Nhiều người đi đường cho biết họ ấn tượng bởi sự thiện lương của các học viên và bầu không khí tường hòa trong sự kiện kỷ niệm ở New York. Một nhân viên MTA nhận xét về sự tĩnh lặng và tường hòa khi anh lấy một số tài liệu thông tin về sự kiện.

a2eb6c28e2539d1d66d5994952cfc374.jpg

Một học viên giải thích tại sao cuộc bức hại là sai trái

ff1a9681a734687af9160a3eebda0382.jpg

Các học viên đã tặng các cảnh sát thành phố New York hoa sen giấy với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” viết trên đó. Các cảnh sát cho biết họ đã biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và rằng pháp môn này đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại.

Một sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Đại học Yale đã dừng lại để trò chuyện với các học viên trong buổi thắp nến. Sau khi anh biết về cuộc bức hại, anh đã đồng ý thoái xuất Đoàn Thanh niên Trung Quốc mà anh đã từng gia nhập. Anh nói rằng anh muốn đứng về phía những người ngay chính và thiện lương.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/24/385501.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/27/176636.html

Đăng ngày 30-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share