Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 2-6-2018] Tôi đến từ thành phố Trường Xuân, quê nhà của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã liên lạc qua lại với các học viên Đài Loan trong 20 năm qua. Tôi rất ấn tượng trước sự phó xuất của họ và mong rằng chúng tôi cũng có thể có một môi trường tu luyện tự do như họ đang có.

Chào đón các học viên từ Đài Loan

Cuối năm 1997, có 83 học viên từ Đài Loan, Indonesia và Canada đã đến thăm Trường Xuân trong sáu ngày. Tôi là thành viên trong đội đi đón họ.

Nhiệt độ khi ấy là âm 23 độ C. Các học viên Đài Loan chỉ mặc đồ mỏng vì họ chưa từng trải qua thời tiết lạnh như vậy. Chúng tôi đã đưa áo ấm của mình cho họ.

Vào ngày Tết, các học viên Trường Xuân đã đến Quảng trường Văn hoá để luyện công và các học viên Đài Loan tham gia cùng. Trời hôm đó rất lạnh và một số không mang găng tay nhưng tất cả họ đều đã kiên trì luyện trong một giờ đồng hồ. Tuyết bắt đầu rơi nhẹ trong lúc mọi người luyện công, sau đó trở nên dày và nhiều hơn. Đối với họ khung cảnh khi ấy thật ngoạn mục vì họ chưa từng thấy tuyết trước đó.

Chúng tôi đã sắp xếp cho họ rất nhiều hoạt động gồm: học Pháp nhóm, luyện công, chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, xem video Pháp hội đầu tiên của các học viên Trường Xuân, tham gia buổi biểu diễn giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho người dân, thăm cung Minh Phóng nơi Sư phụ trước đây từng giảng Pháp, và nghe những học viên lâu năm thuật lại những câu chuyện về thời điểm Sư phụ ra hướng dẫn các bài công pháp cho mọi người tại Công viên Thắng Lợi.

Các học viên Trường Xuân đã tự tay nấu bữa trưa, bữa tối ở nhà họ và sau đó mang đến điểm luyện công để tiết kiệm thời gian cho các học viên Đài Loan. Chúng tôi đã chia sẻ với nhau rất nhiều và mỗi ngày chúng tôi đều nói chuyện và chia sẻ. Học viên Đài Loan rất ấn tượng về tinh thần tu luyện của các học viên Trường Xuân, cách họ học thuộc Pháp, và cách họ hồng truyền môn tu luyện ra công chúng.

c487fec927565800a18eee3fbcf493a1.jpg

Các học viên Đài Loan thăm quan cung Minh Phóng, Đại học Cát Lâm

Ngày 3 tháng 1 năm 1998, chúng tôi đến khách sạn đón họ đưa ra sân bay. Trên đường đi họ đã trông thấy rất nhiều người đang đứng luyện công và còn trông thấy rất nhiều băng-rôn có dòng chữ lớn “Pháp Luân Đại Pháp” được treo trên cây và dọc đường.

3226e3474381e699148fc3d7f39e479f.jpg

Học viên Trường Xuân tiễn học viên Đài Loan ở sân bay

Nghe về tình huống ở Đài Loan

Năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấm Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi không được công khai tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục nữa.

Đầu năm 2000, trường của tôi có đợt trao đổi giáo viên với Đài Loan. Tôi rất vui mừng và hy vọng được đến đó để gặp một học viên Đài Loan trong lĩnh vực giáo dục mà tôi từng tiếp xúc trước đây. Điều này đã không thành hiện thực vì tôi không được phép đi do là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Khi các đồng nghiệp của tôi trở về sau chuyến đi, họ đã cho tôi xem những bức ảnh các học viên Đài Loan đang luyện công. “Nhìn này! Tất cả họ đều là học viên Pháp Luân Đại Pháp giống bạn. Rất là nhiều. Ở đó thật khác. Ở đó họ được tự do tu luyện.”

Các đây vài năm, tôi có gặp một người hàng xóm ở chợ thực phẩm. Cô ấy nắm lấy tay tôi và hào hứng nói: “Tôi vừa đi du lịch Đài Loan về. Ở đó tôi trông thấy có rất nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp tại mỗi điểm du lịch. Họ đặt các tấm áp phích cùng những bức ảnh lớn có hình các học viên đang bị tra tấn hay thậm chí còn bị thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Thật kinh khủng, hệt như những gì chị từng kể cho tôi.”

Không lâu sau khi Cửu Bình được công bố, tôi đã nhận được một cuộc gọi từ cô Hồng Mai, một học viên Đài Loan. Cô muốn thông báo cho mọi người ở Trung Quốc Đại lục về bản chất tà ác của ĐCSTQ.

Tôi bảo với cô rằng tôi đã biết chuyện này kể từ khi trở thành học viên Đại Pháp. Tôi cho cô một vài số điện thoại của những người bạn mình, một trong số đó là bạn của chồng tôi, người này từng bị bức hại trong vụ thảm sát ở Thiên An Môn và muốn trả thù ĐCSTQ. Tuy nhiên, anh không muốn thoái ĐCSTQ mặc dù tôi đã nói chuyện với anh rất nhiều lần.

Ngày hôm sau, tôi đến văn phòng của anh. Khi tôi mở cửa bước vào, anh đã mỉm cười chào tôi và nói: “Cô Hồng Mai ở Đài Loan hôm qua đã gọi cho tôi. Chúng tôi nói chuyện với nhau hơn 30 phút và tôi đã thoái ĐCSTQ.” Tôi ngưỡng mộ trí huệ của Hồng Mai vì cô đã có thể thuyết phục anh ấy chỉ trong nửa giờ đồng hồ.

Thăm Đài Loan

Năm nay, tôi đã tìm cách đến thăm Đài Loan và trực tiếp xem Shen Yun. Khi chiếc xe buýt du lịch đang chạy trên đường cao tốc, tôi đã trông thấy nhiều tấm bảng lớn có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Tôi còn nhìn thấy nhiều áp phích của các học viên được dựng tại mỗi điểm du lịch. Khung cảnh rất xúc động.

cf6292b4dd7b4346f94605d3bbc67dcb.jpg

Các tấm áp phích của các học viên Đài Loan có nội dung vạch trần cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ

Các học viên Đài Loan đã tận tâm nói với các du khách Đại lục Pháp Luân Đại Pháp thực sự là gì và môn tu luyện bị đàn áp ở Trung Quốc như thế nào. Hồ Nhật Nguyệt ở rất xa thành phố, nên các học viên phải thuê một căn hộ gần đó để họ có thể đến đó mỗi ngày.

Các học viên ở Bảo tàng Cung điện Quốc gia đã ngồi dưới mưa. Các học viên đứng tại Dinh thự Sỹ Lâm (nơi ở của cựu Tổng thống Dân quốc Tưởng Giới Thạch) cầm một tấm áp phích đứng trong mưa và không ngừng hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Hồ Nhật Nguyệt rất đẹp và có làn nước xanh biếc, bên trên là một bầu trời trong xanh, và bao quanh bởi những cây hoa anh đào màu tím và màu hồng.

Sư phụ đã từng viết bài thơ “Du Nhật Nguyệt Đàm” (Hồng Ngâm) vào năm 1997:

“Nhất đàm minh hồ thuỷ,

Yên hà ánh cơ huy,

Thân tại loạn thế trung,

Nan đắc độc tự mỹ.”

(Du Nhật Nguyệt ĐàmHồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Một chiếc đầm với nước hồ trong sáng,

Sương khói lan toả áng rực rỡ,

Thân kia nằm trong thời thế loạn lạc,

Khó mà tự một mình đoạt cái đẹp cho được.”

Tôi từng nghe kể rằng Sư phụ đã đi một vòng dọc theo bờ biển Đài Loan để thanh lý môi trường xung quanh đó. Tôi nhớ lại thời điểm khi Sư phụ mới bắt đầu giảng Pháp ở Trường Xuân, Ngài cũng đã đi mấy vòng quanh thành phố để thanh lý môi trường.

Tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia, chúng tôi nhìn chăm chú vào từng kho tàng nghệ thuật. Khi Sư phụ thăm bảo tàng, Ngài đã không thuê hướng dẫn viên. Thay vào đó, Sư phụ tự giải thích cho các học viên lịch sử của những món đồ quý giá này, cách chúng được làm ra sao, và cách hiểu về giá trị của chúng.

Chúng tôi đã đến thăm Trường Trung học Công nghiệp và Nông nghiệp ở Đài Trung, nơi Sư phụ từng giảng Pháp trong thời gian thăm Đài Loan. Khuôn viên trường rất yên tĩnh với những cây cọ mọc thẳng tắp ở giữa quảng trường. Tôi cảm thấy sự thiêng liêng tương tự như khi các học viên Đài Loan đến thăm cung Minh Phóng vào năm 1997.

Chúng tôi đến Nhà tưởng niệm Tôn Dật Tiên để xem buổi biểu diễn Shen Yun. Các học viên Đài Loan đang trang trí địa điểm. Một học viên nam đang mang một giỏ hoa lớn đến đặt ở lối vào.

Hệt như khi chúng tôi đang chuẩn bị cho buổi Pháp hội ở Shangri-La ở Trường Xuân vào ngày 26 tháng 7 năm 1998, nơi Sư phụ đã giảng Pháp cho các phụ đạo viên Trường Xuân. Các học viên cũng mang những giỏ hoa lớn, đứng chờ Sư phụ đến. Tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi chia sẻ với một học viên đi cùng mình trong chuyến đi về điều này và cô đã khóc. Các học viên Đài Loan cũng khóc.

Mỗi giỏ đều có lời chúc từ một quan chức hàng đầu ở Đài Loan, trong đó có bà Thái Anh Văn (Tổng thống Đài Loan), ông Lại Thanh Đức (Thủ tướng), ông Ngô Chiêu Nhiếp (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao). Tôi đã chấn động. Chúng tôi bắt nguồn từ một nền văn hoá, nhưng hai bên eo biển lại đối đãi với Đại Pháp hoàn toàn khác nhau. Tôi tin rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong tương lai.

2018-5-31-223840-6.jpg 2018-5-31-223840-7.jpg 2018-5-31-223840-8.jpg

Những giỏ hoa lớn từ các chính trị gia Đài Loan gửi tới chúc mừng buổi biểu diễn Shen Yun

Được trực tiếp xem Shen Yun là một trải nghiệm tuyệt vời. Khi bức màn vén ra cùng với âm thanh của tiếng cồng, vũ trụ xuất hiện và tâm tôi mở ra. Nước mắt tôi đã không ngừng rơi. Điều tôi có thể làm khi ấy là vỗ tay không ngừng.

Hai người đàn ông khoảng 40 tuổi ngồi cạnh tôi. Họ cũng đến từ Đại lục. Lúc đầu họ vỗ tay vì phép lịch sự. Dần dần họ bị đồng hóa và thay đổi. Một người đã nói: “Các nhạc công có thể luyện tập chăm chỉ để chơi tốt. Các vũ công có thể luyện tập chăm chỉ để múa đẹp, nhưng ấn tượng nhất vẫn là người thiết kế và đạo diễn.” Khi buổi biểu diễn kết thúc, họ đã đưa tay lên trên đầu và vỗ tay tán thưởng nhiệt tình.

Tôi muốn gặp các học viên trước đây từng đến Trường Xuân. Một học viên bảo với tôi rằng họ đang làm các hạng mục Đại Pháp và không thể có mặt ở các điểm du lịch.

Sau buổi biểu diễn Shen Yun, vị học viên đó đã chở tôi đến gặp bà Hồ, học viên Đại Pháp đầu tiên ở Đài Loan. Tôi rất xúc động khi chúng tôi bước vào nhà bà Hồ: trên các bức tường có treo ảnh Sư phụ, Luận Ngữ mới và một bức ảnh học viên chúc mừng Sư phụ. Tôi vẫn nhớ bức tường tương tự như thế này 20 năm qua. Giống hệt cảnh tượng thường thấy ở Trường Xuân trước cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

Bà Hồ đã 70 tuổi, với khuôn mặt rạng rỡ, kể cho chúng tôi nghe bà đã khỏe mạnh trở lại như thế nào sau khi đi đến Tế Nam, tỉnh Sơn Đông để tham dự khóa giảng Pháp của Sư phụ, và những phép màu đã xảy ra với bà và chồng bà khi họ tham gia khóa giảng Pháp ở Quảng Châu.

Năm 1995, bà đưa Đại Pháp về Đài Loan và lập điểm luyện công đầu tiên ở Dương Minh Sơn, Công viên Quốc gia vào năm 1995. Sư phụ đã có hai buổi giảng Pháp ở Đài Loan vào tháng 11 năm 1997. Sau khi giảng Pháp, Sư phụ đã đi đến nhà bà Hồ để thăm bà và các học viên khác. Ngài đã nói chuyện với họ mãi tận đến ba giờ sáng và sau đó mới ra về.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/2/368287.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/15/170779.html

Đăng ngày 8-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share