Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đại lục
[MINH HUỆ 3-1-2019] Trong quyển II của “Lương cao tăng truyện”, một bộ truyện ghi lại sự tích các cao tăng do nhà sư Tuệ Kiểu (497-554) viết vào thời nhà Lương (502-557), có ghi lại câu chuyện sau:
“Đàm Vũ Thiêm có nhiều công năng đặc dị. Ông có thể tiên đoán hết sức chính xác. Ông được người dân ở Tây Vực gọi là Sư phụ Thần chú Vĩ đại. Một lần ông đi theo vua lên núi. Vua khát nước nhưng không tìm được nước để uống. Vũ Thiêm lặng lẽ đọc Thần chú, làm cho nước chảy ra từ khe núi.”
“Sau khi từ biệt nhà vua, Đàm Vũ Thiêm đi vân du mang theo vài cuốn kinh Phật. Khi dừng chân tại một nhà trọ ở Cổ Trượng, ông lo chẳng may bị mất trộm kinh Phật, bèn gối đầu lên kinh sách mà ngủ. Trong ba đêm liền, đêm nào ông cũng bị kéo ra khỏi giường lúc nửa đêm. Ông nghĩ là bị trộm kéo nhưng lại không tìm thấy ai. Ông lấy làm lạ lắm. Đúng lúc đó, ông bỗng nghe tiếng nói: “Đây đều là kinh cứu khổ của Như lai Phật tổ. Sao có thể gối dưới đầu được?”
Vũ Thiêm liền minh bạch, hổ thẹn vô cùng, vội vàng đặt những cuốn sách lên chỗ cao. Một đêm, có một tên trộm lẻn vào, tìm cách trộm mấy cuốn kinh, nhưng không sao nhấc lên được, mấy lần cố cầm lên đều không được. Rạng sáng, tên trộm thấy Vũ Thiêm có thể dễ dàng cầm sách lên rồi rời khỏi nhà trọ, bèn cho rằng Vũ Thiêm là một thánh nhân nên liền chạy tới tạ tội.”
Câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng kinh Phật là Pháp bảo, cần phải cung kính chứ không thể đem gối đầu.
Đối với đệ tử Đại Pháp mà nói, ai cũng hiểu rõ là phải dĩ Pháp vi Sư, kính Sư kính Pháp là đạo lý dễ hiểu nhất, căn bản nhất. Chân ngã của mỗi đệ tử đều hiểu rõ là đối với Pháp thì cần phải tôn kính, nhưng do can nhiễu của cựu thế lực, nhân tâm, nghiệp tư tưởng, và nghiệp lực nên không phải lúc nào cũng có thể lý tính, cũng không dễ mà làm được. Nhất là cựu thế lực theo dõi chúng ta không rời, chúng ta hễ có lúc sơ hở là liền bị cựu thế lực an bài khiến chúng ta bất kính với Pháp, rồi lại lợi dụng hành vi của chúng ta làm cớ để bức hại chúng ta.
Có một đồng tu không đặt sách Đại Pháp ở nơi thích hợp. Con trai mười mấy tuổi của cô ấy vớ được cuốn sách rồi lấy bút chì vẽ nhằng nhịt lên ảnh Sư phụ. Gia đình cô sau đó trải qua rất nhiều ma nạn. Chúng ta phải dạy con chúng ta rằng, sách Đại Pháp là vô cùng thần thánh, không được vẽ bậy lên đó, và dặn chúng phải tôn trọng sách Đại Pháp.
Một học viên cũ đã giấu sách Đại Pháp tại văn phòng cô vào thời đầu của cuộc bức hại. Vì văn phòng bị ẩm do ống nước nóng rò rỉ nên sách bị ngấm nước. Cô còn nói rằng, Sư phụ đã vài lần điểm hóa cho cô không để sách ở đó, nhưng cô không để ý. Sau đó, cô đã bị cảnh sát bắt cóc, bị chuyển hóa và không còn tu luyện được nữa.
Còn có một đồng tu khác, đem chia sách Đại Pháp thành nhiều phần để tiện mang theo, mỗi lần cầm một ít để học. Sau đó, cô đã tham gia vào một vụ bán hàng đa cấp và không thể học Pháp trong tám năm, đến nay vẫn không bước ra giảng chân tướng được.
Kỳ thực, kính Pháp nghĩa là ứng xử với sách Đại Pháp cũng như chân thân của Sư phụ, trong tâm và hành vi phải cung kính. Khi chúng ta đặt sách Đại Pháp dưới gầm giường, ở ban công có treo đồ lót, kẹp dưới nách, hay ăn mặc thiếu chỉnh tề khi có sách Đại Pháp thì đều là bất kinh.
Kinh sách Đại Pháp là gì? Đó là Pháp lý căn bản của vũ trụ. Trong sách có Pháp thân của Sư phụ và vô lượng các Phật, Đạo, Thần. Khỏi cần phải nói chúng ta cần đối đãi với kinh sách Đại Pháp thế nào. Khảo nghiệm về việc kính Pháp là một khảo nghiệm về lý tính và tính khiêm tốn của chúng ta. Nếu một người tu luyện không thể tôn kính Đại Pháp (hay Sư phụ) vốn đã cứu độ họ thì còn bàn gì đến việc kiên định, chứng thực Pháp hay cứu độ chúng sinh nữa?
cựu thế lực có thể ma loạn tâm chúng ta, khiến chúng ta thất kính với Pháp, có lúc vô ý mà khinh nhờn Pháp. Nếu chúng ta đi theo an bài của cựu thế lực, bất kính với Pháp quá giới hạn thì là trọng tội rồi. Nếu như không kịp thời cải chính, vãn hồi, cựu thế lực sẽ lấy đó làm cớ để hủy hoại con đường tu luyện của chúng ta. Mặc dù cuộc bức hại có nhiều nguyên nhân phức tạp, nhưng việc bất kính Pháp cũng là một nguyên nhân trong đó.
Rất nhiều ma nạn xảy ra kỳ thực là do chúng ta có những sơ hở dường như rất nhỏ. Nhưng cần nhớ rằng, khi chúng ta buông lơi, hồ đồ có thể kết thành tội nghiệt. Nếu như không thể kịp thời nhận ra mà điều chỉnh thì con đường tu luyện sau này sẽ gian nan hơn, thậm chí là cực kỳ nguy hiểm. Nhất định phải nghiêm túc đối đãi, luôn phải thanh tỉnh, lý tính, không thể chủ quan, tự phụ, càng không thể đã biết rõ mà còn cố tình phạm phải.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/3/379931.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/14/174625.html
Đăng ngày 19-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.