Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-1-2016] Tôi lớn lên trong sự thấm nhuần văn hóa đảng Trung Cộng, thuở nhỏ ngay khi tôi mới đi học thì Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu, còn chưa biết nhiều chữ, tôi đã bắt đầu phê phán “nhân phẩm của giáo viên”. Tôi tốt nghiệp trung học cơ sở, vừa đúng lúc “Đại Cách mạng Văn hóa” kết thúc. Trong toàn bộ thời học sinh của tôi đã thấm nhuần tuyên truyền “giả – ác – đấu” của tà đảng, toàn thân cho đến tâm trí của tôi chứa đầy độc tố văn hóa đảng.

Sư tôn giảng trong Pháp:

“Thường nhân nan tri tu luyện khổ
Tranh tranh đấu đấu đang tố phúc” (Mê Trung Tu, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Người thường khó mà hiểu được khổ của tu luyện
Tranh đấu hoài để hưởng phúc lạc”

Trước khi tu luyện, tôi chính là kiểu người lấy tranh đấu để hưởng phúc lạc ấy. Bởi vì khi tôi thắng thế thì không tha cho người khác, nắm chắc chỗ yếu, chỗ sơ hở của người ta không bỏ qua, cuộc sống của tôi không bình yên lắm, và luôn có mặt đối lập. Bất cứ ai gây chuyện với tôi, nếu không chiến thắng đối phương, thì tuyệt đối không bỏ cuộc, cứ mãi đi tìm chân lý trong quan niệm văn hóa đảng, trong khổ mà không biết khổ, chỉ vì một khẩu khí mà tranh với người, đấu với người đến chết đi sống lại, như kẻ liều mạng phụng sự vậy. Cho nên, đám du côn trong khu vực cũng phải nể tôi ba phần, trong làng tôi là người rất có tiếng. Chưa đến 40 tuổi, thân thể tôi suy kiệt, bệnh nặng đầy người, vật lộn đau khổ bên bờ vực tử vong.

Cuốn thiên thư Chuyển Pháp Luân đã giúp tôi hiểu rõ đạo lý làm người, sau khi tu Đại Pháp, tôi từ bỏ được thói hư tật xấu xưng vương xưng bá trước đây, nhìn trên bề mặt giống như một đệ tử Đại Pháp. Kỳ thực, thế giới nội tâm của tôi vẫn chứa đầy nhân tố văn hóa đảng, tôi thường bị điều khiển bởi văn hóa đảng, từ xã hội cho đến gia đình đều tranh đấu với người khác, có việc phát sinh còn trái với Đại Pháp; dẫn đến những phiền phức liên tiếp trong tu luyện, thậm chí bị bức hại và bỏ tù.

Sau khi ra tù, tôi tăng cường tu bỏ ma tính của bản thân mình, tại xã hội, tôi thôi không tranh với người, nhưng trong mâu thuẫn gia đình, đối với việc chồng tìm người phụ nữ khác bên ngoài, trong tâm tôi tức giận bất bình, tranh cãi kịch liệt, không có ý thức được rằng yếu tố văn hóa đảng đang tác oai tác quái, quan gia đình trải qua lúc ổn lúc không suốt hơn hai năm, trong thời gian này, bản thân bị chồng đánh bị thương hai lần.

Đồng tu trong khu vực đề nghị tôi nên xem bài của Sư phụ “Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006”. Sư phụ giảng:

“[Có người biểu hiện] giống như que diêm vậy, hễ quẹt là [phát hoả]. Cũng giống như quả mìn: hễ dẫm phải là nổ.”

Điều này đúng như trường hợp của tôi. Sau khi đăng bài “Giảng Pháp tại Manhattan 2006” của Sư phụ, tôi đã xem rất nhiều lần. Sư phụ giảng:

“Khi đều có thể rất thản nhiên đối mặt với uỷ khuất dẫu lớn đến mấy, đều có thể bất động tâm, đều không tìm cớ cho mình, có rất nhiều việc thậm chí chư vị không cần tranh biện, bởi vì trên con đường tu luyện này của chư vị không có việc ngẫu nhiên nào cả; có lẽ khi nói chuyện với nhau làm xúc động chư vị, có lẽ cái nhân tố để phát sinh mâu thuẫn với chư vị có quan hệ đến lợi ích chính là do Sư phụ đưa vào. Có lẽ chư vị bảo rằng lời nói kia làm chư vị rất cáu, đụng trúng chỗ đau của chư vị, chư vị mới cảm thấy bị kích thích [cáu giận]. Cũng có lẽ là thật sự oan uổng cho chư vị, nhưng lời đó lại không nhất định là họ nói đâu, có thể là tôi nói đó. (mọi người cười) Bấy giờ tôi chính là xem chư vị đối đãi việc ấy như thế nào; bấy giờ chư vị đụng phải họ nhưng thực ra là chư vị bằng như đụng phải tôi. (cười) (mọi người cười, vỗ tay) Hôm nay chúng ta nói tới đây. Những thứ [kia] tôi có thể gỡ bỏ hết sạch cho chư vị; nhưng thói quen được dưỡng thành kia thì chư vị nhất định phải trừ bỏ đi, nhất định phải bỏ, nhất định phải bỏ. (vỗ tay)

Đối chiếu với tiêu chuẩn dạy bảo của Sư tôn, tôi tự thấy xấu hổ hết sức! Sau khi hiểu rõ pháp lý, cuối cùng tôi đã vượt qua quan gia đình. Sau này, khi chồng đánh tôi, khi tôi phản kháng rồi, thì lập tức ý thức được mình đã sai, bản thân là một đệ tử Đại Pháp, phát sinh mâu thuẫn với người thường chính là lỗi của đệ tử Đại Pháp. Sau khi tự mình đề cao tâm tính, chồng tôi cũng thay đổi, không còn qua lại với phụ nữ bên ngoài nữa. Cuối cùng cuộc sống chúng tôi trải qua tháng ngày bình yên.

Trong những năm gần đây, thành viên trong gia đình dần dần tăng lên, con trai tôi lấy vợ, và có cháu trai, nhà có năm người, ba thế hệ, nhiều người thì nhiều chuyện đến, quan tâm tính của tôi cũng không ngừng trải qua, quan hệ cọ sát với con dâu hay với bố mẹ chồng tôi đều rất khó hòa hợp. Do đó, tâm phàn nàn của tôi liên tục xuất hiện, phàn nàn chồng rằng ngay lúc đầu không cần phải sinh con thứ hai, phàn nàn con trai nhu nhược, phàn nàn bản thân mình lòng dạ hẹp hòi, lại gặp một người mẹ chồng thật lợi hại. Tôi xoay trong vòng tròn của những người thường, không tự biết rằng đây là đang xoay trong vòng luẩn quẩn của văn hóa đảng, khiến cho bản thân tâm phiền ý loạn. Khi con trai bị oan ức, bản thân là con dâu, trước mặt mẹ chồng, tôi làm người quân tử, sau lưng lại là kẻ tiểu nhân, chỉ cho con trai bày mưu tính kế, tìm đủ mọi cách không để con trai chịu khổ. Kiểu “bằng mặt mà không bằng lòng” của tôi hoàn hoàn phù hợp với văn hóa đảng, do đó bị cựu thế lực dùi vào sơ hở, trải qua một tháng quan nghiệp bệnh rất khó chịu đựng.

Tôi đã rút ra được bài học giáo huấn, rớt xuống rồi trèo lên lại, có thời gian liền học Pháp. Sư phụ giảng:

“Người mang tư tưởng xấu, khi nghĩ đến những thứ không đúng đắn, gặp tác dụng mạnh mẽ của trường của chư vị, cũng có thể thay đổi tư tưởng của họ, có thể khi ấy họ liền không nghĩ việc xấu nữa. Có thể có người muốn [nhục] mạ người khác, đột nhiên lại thay đổi tư tưởng, không nghĩ đến [nhục] mạ nữa. Chỉ có trường năng lượng của tu luyện chính Pháp mới có tác dụng như vậy. Do đó trong Phật giáo quá khứ có câu rằng: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”, chính là ý nghĩa này.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Từ trong luyện Đại Pháp tôi tu xuất thiện tâm đối với mẹ chồng, cuối cùng cũng cảm hóa được bà, hai bên có thể cùng nhau chung sống hòa thuận một nhà.

Trong quá trình tu luyện, tôi từng phàn nàn rằng cuộc sống không công bằng với mình. Mấy năm qua, chồng và con trai tôi đều đi làm, hai mươi mẫu ruộng trong nhà cơ bản đều do một mình tôi trông nom, chuyện lớn nhỏ trong ngoài gia đình, củi gạo dầu muối, giặt giũ nấu cơm đều là một tay tôi đảm nhiệm, đôi khi tôi còn phải trông cháu trai. Tôi chỉ có thể dành ra chút ít thời gian làm “ba việc”, đại đa số là ngủ ít đi và tranh thủ thời gian đó mà làm, tôi thường xuyên đọc thầm:

“Lao thân bất toán khổ
Tu tâm tối nan quá”

Tạm dịch:

“Nhọc thân không tính khổ
Tu tâm khó qua nhất” (Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm)

Hai câu Pháp này, thường thường khi nhân tâm nổi lên, phàn nàn con dâu không hiếu thuận, rằng con dâu nên vì tôi mà chia sẻ một số việc, đúng như những điều Sư phụ đã giảng rõ ra: “Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ). Vì vậy mà bản thân mới sống mệt mỏi và khổ sở.

Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện, khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được. Còn có một vấn đề nữa, trong lúc mâu thuẫn, thì có động chạm đến vấn đề chuyển hoá nghiệp lực; do đó chúng ta khi đối xử [với trường hợp] cụ thể, cần phải có phong thái cao, chứ không như người thường.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi đọc đến đoạn Pháp này, tôi đột nhiên trở nên minh bạch rõ ràng, giống như một lớp vỏ dày trói buộc chặt chẽ bấy lâu bỗng chốc được phá vỡ, và trong tâm đã cân bằng. Từ đó, bất kể là bận rộn mệt mỏi bao nhiêu, tôi đều yêu cầu bản thân không oán không hận, lấy khổ làm vui.

Tâm tôi tĩnh lại, con dâu cũng thay đổi, trở nên hiếu thuận và chịu khó. Khi nông trại bận rộn, con dâu giúp tôi trồng rau, thỉnh thoảng cùng tôi làm việc trên đồng ruộng; lúc rảnh rỗi sau mùa vụ, con dâu cũng không cần tôi trông cháu giúp. Con dâu thường nói với tôi rằng: “Mẹ à, có việc gì, mẹ cứ gọi con nhé. Con giúp mẹ làm.” Điều đáng mừng nhất là con dâu hiểu rõ chân tướng Đại Pháp, hết sức ủng hộ tôi tu Đại Pháp. Tôi một lần nữa thể hội sâu sắc nội hàm lời Sư phụ giảng: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.”

Là một người tu luyện, cần dùng tiêu chuẩn cao nghiêm khắc yêu cầu bản thân, tự mình làm những gì mình có thể làm, tôi cố gắng hết sức không làm phiền con dâu. Hầu hết các công việc của gia đình vẫn do tôi làm, khi tôi mệt, vẫn bị văn hóa đảng thao khống và lợi dụng, tâm oán trách con dâu lại nảy sinh. Một lần nọ, tôi nổi giận với chồng, ông ấy biết rằng tôi đang giương đông kích tây, ông lớn tiếng quở trách tôi, lúc đó mặt tôi liền nóng bừng [xấu hổ nghĩ]: “Mình còn không bằng như người thường,” rồi nhanh chóng hạ giọng trở lại.

Là một đệ tử Đại Pháp, nhất định phải dĩ Pháp vi Sư, phân biệt đúng sai, nhận rõ tốt xấu, mới có thể tự mình thoát khỏi xiềng xích của văn hóa đảng, mới có thể hòa tan trong Pháp, mới có thể tu tốt bản thân, mới có thể chân chính đi trên con đường của Thần.

Tuần báo Minh Huệ đăng bài “Một học viên cao tuổi sống biệt lập vẫn giữ vững đức tin trong suốt 17 năm bức hại”, đồng tu khác đã viết về vị đồng tu cao niên 88 tuổi này, ông ấy sống độc lập không phiền đến con cái, bất cứ việc gì cũng tự làm, các nhu yếu phẩm thiết yếu trong cuộc sống cũng tự lo liệu, suốt 18 năm tu luyện, ông chưa hề buông lơi, trước giờ đều luôn tín tâm vào Sư phụ, không than phiền cuộc sống, không ham thích điều gì của thế gian con người, cũng không an dật và hưởng thụ. Tôi bị chấn động bởi vị học viên cao tuổi này, tôi cũng tu 18 năm, vẫn còn phàn nàn cuộc sống, tôi mới 50 mấy tuổi, vẫn không theo kịp những người hơn 80 tuổi, so sánh thấy mình thật quá nhỏ bé.

Tôi bắt đầu triệt để loại bỏ và giải thể những quan niệm biến dị đã hình thành trong văn hóa đảng suốt mười mấy năm qua, không cần nó, tiêu hủy nó, nhổ trừ tận gốc nó, thực hiện điều này trong từng hành động, tôi bận rộn mà vui vẻ, cần cù chăm chỉ làm việc, “Cật khổ đương thành lạc”.

Sau đó, tôi cảm thấy trường không gian của bản thân mình như bầu trời xanh có thể xuyên thấu qua, có được bầu trời trong xanh bao la, cho phép mình từ trong đó vui sướng bay lên.

Tôi bất ngờ có một vụ mùa bội thu. Sau khi làm việc xong, chồng tôi thường chủ động giúp tôi lấy củi, đốt lò sưởi ấm; cháu trai trở nên rất ngoan, không còn quấn lấy tôi mà quấy rầy nữa, con dâu ngày ngày chủ động giúp tôi lấy củi, còn giúp giặt quần áo, xách nước cho lừa uống, gói bánh nhân đậu, làm các món từ bột mì, nấu ăn…

Đáng mừng nhất là trong phòng của con dâu cũng có đặt lịch để bàn Minh Huệ, với bưu thiếp có thông điệp “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Khi tôi chuẩn bị đem bưu thiếp tặng cho người làng, con dâu vui vẻ chủ động giúp tôi sắp xếp các tờ giấy, cuốn thành cuộn, và buộc chúng bằng sợi len. Con dâu cũng rất ủng hộ các đồng tu đến nhà tôi học Pháp, và nói rất chân thành: “Vậy nhé, các cô chú học nhé, cháu và con trai không làm phiền ạ. Mọi người ở đây giúp đỡ bà nội, để toàn thân thể bà đều được khỏe mạnh.”

Mỗi khi tôi bận việc chứng thực Đại Pháp, chồng và con dâu đều chủ động giúp tôi gánh vác việc nhà, việc đồng áng, giảm bớt gánh nặng. Hạnh phúc đã trở lại với nông trại của chúng tôi.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2016/1/24/清除黨文化因素-家庭和睦了-322622.html

Đăng ngày 18-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share