Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Melbourne, Úc
[MINH HUỆ 4-1-2019] Hàng năm, lễ chúc mừng Năm mới ở Melbourne, Úc thu hút rất nhiều người với màn pháo hoa rực rỡ thắp sáng bầu trời đêm và đón chào một năm mới.
Các học viên Pháp Luân Công hiện diện một cách tường hòa và trầm tĩnh vào đêm Giao thừa gần khu vực dành cho người đi bộ ở quảng trường thành phố. Nhiều người đi bộ đã đến quầy thông tin để chúc mừng năm mới và bày tỏ sự ủng hộ cho những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.
Vào đêm giao thừa, ở khu vực sầm uất gần nhà ga xe lửa trung tâm ở Melbourne, một học viên Pháp Luân Công mời người qua đường ký tên thỉnh nguyện để giúp chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc
“Chân – Thiện – Nhẫn là hy vọng của nhân loại”
Anh Ronan và vợ Maria
Anh Ronan, người gốc Ireland, là một sinh viên đại học. Anh và vợ là cô Maria bị cuốn hút trước âm nhạc và các động tác luyện công. Họ đặt nhiều câu hỏi về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.
Cả hai đã ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chính phủ Úc lên tiếng phản đối cuộc bức hại ở Trung Quốc. Anh Ronan cho biết tự do tín ngưỡng là quyền cơ bản, và anh không thể lý giải về cuộc bức hại này. Ronan nói: “Chúng tôi không biết nhiều về cuộc bức hại, nhưng nó thật khủng khiếp và phải chấm dứt.”
Cô Maria sẽ sinh con vào tháng 1, cô nhận xét: “Giá trị Chân – Thiện – Nhẫn cũng rất quan trọng đối với tương lai của thế giới. Đó là hy vọng của thế giới. Tội phạm sẽ ít đi và thế giới sẽ hòa bình hơn.”
Cô Despina, một nhà tư vấn thời trang tại một khu mua sắm lớn ở Melbourne, đã ký đơn thỉnh nguyện và nhận xét rằng mọi người không thực sự biết nhiều về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Cô cho hay cá nhân cô đặt sự tôn trọng và lòng tốt lên trên tất cả mọi thứ.
Cô nói: “Những sự kiện như thế này hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Không có giá trị Chân – Thiện – Nhẫn, mọi người không có thiện lương và làm những việc mà họ không nhận thức được.”
Người Trung Quốc Đại lục làm tam thoái
Cô Lưu là một học viên, tình cờ cô gặp một số thanh niên đến từ Trung Quốc. Ban đầu họ thờ ơ, nhưng sau khi họ nghe cô Lưu giải thích về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, họ đã làm tam thoái.
“Tôi nói với họ: ‘Chúng ta đều muốn được an toàn, dù chúng ta ở trong hay ngoài Trung Quốc. Tôi hy vọng các bạn biết Pháp Luân Công là tốt. Pháp Luân Công đã phổ truyền trên khắp thế giới và các cuốn sách đã được dịch ra 40 thứ tiếng.’”
Cô Lưu cho biết một trong những chàng trai hỏi cô có phải là người Trung Quốc không. Cô trả lời: “Có, tôi là người Trung Quốc và tự hào về điều đó. Văn hóa 5.000 năm của chúng ta rất tinh thâm. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 5000 năm đó không phải là năm của ĐCSTQ. Người dân Trung Quốc có quyền tự do tiếp cận thông tin.”
Rồi cậu ta hỏi cô rất nhiều câu hỏi về những sự việc như vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Cậu đã biết đó là một trò lừa bịp do ĐCSTQ dàn dựng để bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công, và biện minh cho cuộc bức hại. Cuối cùng, cậu đã chọn cách thoái Đội Thiếu niên, một tổ chức cộng sản mà cậu đã gia nhập ở trường tiểu học.
Khoảng chục người Trung Quốc khác cũng đã làm tam thoái, và bước vào năm mới với hy vọng vào một tương lai tươi sáng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/4/379999.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/8/174561.html
Đăng ngày 10-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.