Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-7-2018] Kể từ khi cuộc bức hại xảy ra đến nay, trong suốt nhiều năm, tôi luôn giữ thái độ không đồng tình với bất kể người hay sự vật nào dưới chế độ của Trung Cộng, luôn hy vọng rằng người dân có thể nhận rõ sự tà ác của nó và phản đối nó. Tôi còn xem thường những người làm việc thiện, bởi tôi cho rằng họ đang trợ giúp Trung Cộng tà ác duy trì thống trị.
Thiện của thế nhân
Ngạn ngữ có câu: “Đãn hành hảo sự, mạc vấn tiền trình” (hãy cứ làm việc tốt, chớ hỏi về tiền đồ sau này). Câu này không nói đến người nào làm việc tốt hay làm việc tốt trong điều kiện như thế nào. Nghĩa là, trong mọi tình huống và hoàn cảnh, chúng ta đều nên làm người tốt. Điều này không liên quan gì đến giúp ai duy trì thống trị, mà là thể hiện chân tâm của con người.
Bao Thanh Thiên là một vị quan nổi tiếng về cương trực và công chính trong lịch sử Trung Quốc, nhưng ông không làm vậy để duy trì sự thống trị của Hoàng đế Tống triều. Hàng nghìn năm sau, khi người ta nhắc đến ông, họ đều không liên hệ gì với vị hoàng đế đã trị vì vào thời của ông. Tấm gương đạo đức và liêm chính của Bao Thanh Thiên đã vượt qua thời gian và vĩnh viễn được lưu truyền tại nhân gian.
Tuy nhiên, trong nhiều năm, tôi đã bị tư duy văn hóa đảng làm cho méo mó tư tưởng, cho rằng những người làm việc thiện là để trợ giúp Trung Cộng duy trì thống trị. Tư duy ấy không khác gì với tư duy của Trung Cộng khi nói rằng những tinh anh của dân tộc Trung Hoa như Bao Thanh Thiên là có vai trò duy trì thống trị của xã hội phong kiến.
Thiện của người tu luyện
Tôi đã từng tiếp xúc với một số đồng tu từ ngục giam trở về. Những đồng tu bị tra tấn nghiêm trọng trong tù thường cho rằng cảnh sát và các phạm nhân đều không thể cứu; còn những đồng tu kiên định phản bức hại của tà ác, đồng thời bảo trì tâm thiện lương thì bị bức hại rất ít hoặc không bị bức hại. Điều ấy chứng tỏ rằng tâm tính biểu hiện khác nhau cũng dẫn đến cảnh ngộ khác nhau.
Ở trong tù, mâu thuẫn về lợi ích cá nhân biểu hiện rất gay gắt, bất kỳ chấp trước nào liên quan đến lợi ích cá nhân cũng đều bị phóng đại. Rất nhiều người vì lợi ích cá nhân mà tranh giành và làm điều xấu. Trong hoàn cảnh đó, rất nhiều tâm chấp trước của người tu luyện đều dễ dàng bị phơi bày, khiến việc bảo trì tiêu chuẩn tâm tính của một đệ tử Đại Pháp vô cùng khó khăn.
Nhiều đồng tu cũng giống như tôi, không muốn biểu hiện thiện tâm khi đồng tu của mình bị bức hại, và coi đó là chuyện không liên quan gì đến mình. Những đồng tu khác thì luôn nhấn mạnh rằng chúng ta cần duy trì chính niệm vào mọi thời điểm. Nhưng chính niệm đến từ đâu? Chính niệm là tranh đấu ư? Chính niệm là nguyền rủa, là oán hận Trung Cộng, là muốn trừng phạt người xấu ư? Không phải! Chính niệm chính là đến từ chính tín vào Đại Pháp, đến từ Chân-Thiện-Nhẫn.
Sư phụ giảng:
“Tôi bảo chư vị, chư vị cần đối đãi với chúng sinh một cách từ bi, chư vị cần giảng chân tướng với người ta một cách từ bi, tức là chư vị đã duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp rồi đó; chư vị có thể duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003])
Tôi nhận ra rằng, trước khi bị bức hại trong tù, những chấp trước của người tu luyện đã được giảm bớt, nhưng khi ở vào hoàn cảnh khốc liệt, chúng lại nổi lên bề mặt; do đó, một số học viên không thể duy trì được chính niệm. Chẳng lẽ cảnh sát và phạm nhân thực sự tà ác như vậy ư? Thế nhưng, tôi đã hận cảnh sát trong suốt 15 năm kể từ khi bị họ bức hại.
Cho đến khi bị bắt một lần nữa, tôi mới phát hiện rằng đây là một chấp trước rất lớn của bản thân. Vì vậy, tôi đã thành tâm nỗ lực trừ bỏ tâm oán hận đối với cảnh sát. Lúc đó, tôi nhận ra rằng những biểu hiện tà ác của họ đều là do cựu thế lực thao túng. Sau khi phát chính niệm thanh trừ những nhân tố tà ác đằng sau họ, cảnh sát đã trở nên ôn hòa hơn.
Còn các tù nhân, sau khi được nghe chân tướng Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại, trong tâm họ cũng đã dấy lên thiện niệm. Chính niệm mạnh của chúng ta là đến từ Chân-Thiện-Nhẫn, lực lượng từ bi này có thể thanh trừ tà ác, cứu độ chúng sinh, và tiêu trừ chấp trước của chúng ta, và lực lượng này là vô ngã, là vô tư.
Về vấn đề chấp trước sắc dục, Sư phụ giảng:
“Hôm vừa rồi tôi có giảng ‘Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh’, nghĩa là năng lượng tản xạ từ thân thể chúng ta có thể [điều] chỉnh lại hết thảy những trạng thái không đúng đắn. Như vậy dưới tác dụng của trường này, khi chư vị không nghĩ gì đến chuyện ấy, thì vô hình trung cũng ước chế ái nhân của chư vị. Chư vị không động niệm, chư vị cũng sẽ không động niệm ấy, thì họ cũng không nghĩ đến.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Nếu muốn đạt tới “Phật quang phổ chiếu”, trước tiên chúng ta cần giữ cho nội tâm thanh tịnh và luôn bảo trì tâm thái từ bi. Như vậy, những người xung quanh chúng ta mới được bao bọc trong “Phật quang”, và hành vi, suy nghĩ của họ mới trở nên chính.
Nếu chúng ta oán hận, sợ hãi, hay hoài nghi về Đại Pháp, chúng ta sẽ không có được chính niệm. Có lẽ trong hoàn cảnh bị tà ác bức hại, trạng thái này rất khó đạt tới, nhưng chẳng phải chúng ta cần tu luyện trong bất kỳ hoàn cảnh nào để đạt được chính niệm hay sao?
Chúng ta may mắn được sinh ra vào đúng thời kỳ Sư tôn truyền Pháp và chính Pháp, vì vậy chúng ta càng nên muôn phần trân quý cơ duyên này.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2018/7/23/371435.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/13/173231.html
Đăng ngày 10-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.