Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 4-11-2018] Tôi luôn nhắc mình phải tập trung và thanh tỉnh khi học thuộc Pháp. Trong khi học thuộc Luận ngữ, gần đây tôi nhận ra rằng mình đã bỏ quên đoạn:
“Khi tìm hiểu cũng chỉ có thể giới hạn trong thế giới vật chất, về phương thức là khi một loại sự vật được nhận thức rồi mới nghiên cứu nó, nhưng những hiện tượng sờ không được, nhìn không thấy trong không gian nhân loại, nhưng tồn tại một cách khách quan, và lại có thể phản ánh một cách hết sức thực tại ở hiện thực nhân loại —gồm cả tinh thần, tín ngưỡng, Thần ngôn, Thần tích— thì do tác dụng của việc bài xích Thần nên xưa nay vẫn không dám động chạm đến.” (Chuyển Pháp Luân)
Trong tu luyện không có việc nhỏ. Tôi tự hỏi tại sao mình không thể tập trung ngay cả khi đang học thuộc Pháp. Tại sao tôi lại liên tục đọc sót đoạn Pháp trên? Nếu tôi không thể tập trung khi học Pháp, thì chẳng phải là giống như câu nói “tiểu hoà thượng niệm kinh, hữu khẩu vô tâm” (tiểu hòa thượng niệm kinh, miệng nói ra nhưng lòng ko nghĩ như thế) hay sao?
Vì vậy, mặc dù trên bề mặt thì có vẻ như tôi đang học Pháp, nhưng thực sự trong lòng thì không.
Gần đây, tôi có đọc lại Đại Viên Mãn Pháp và phát hiện thấy mình đã không làm đúng theo hướng dẫn của Sư phụ khi làm thế tay trong bài công pháp thứ năm:
“Hai khuỷu tay gần nhau hết mức, lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay chỉ về phía trước” (Đại Viên Mãn Pháp)
Tôi không chắc mình đã làm sai bao lâu rồi.
Sư phụ cảnh báo chúng ta:
“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu.”
(Thực Tu, Hồng Ngâm)
Diễn nghĩa:
Tu thật sự
“Học Pháp được Pháp
So sánh việc học việc tu với nhau
Mọi việc cứ thế mà đối chiếu
Làm đến thế tức là tu”
Tôi đã phạm những lỗi tương tự trong khi học Pháp và luyện công. Khi nghĩ sâu thêm một chút tôi nhận ra rằng nguyên nhân gốc rễ là do thái độ của tôi đối với tu luyện. Tôi đã không làm như những gì Sư phụ yêu cầu chúng ta, đó là lấy Pháp đo lường nhất tư nhất niệm.
Trong xã hội phức tạp này, việc tu luyện của chúng ta hòa quyện vào mọi thứ mà chúng ta gặp phải trong đời sống hằng ngày, bất kể là vấn đề lớn hay nhỏ. Chúng ta phải thực sự tập trung để loại bỏ tất cả những chấp trước ẩn sâu của mình.
Chúng ta thường cảm thấy rằng chúng ta đã sẵn sàng đón nhận những khảo nghiệm hay khổ nạn lớn, nhưng chúng ta lại dễ dàng để mọi thứ trôi qua khi nói đến “những chuyện nhỏ.” Ví dụ như, ngày hôm qua khi đang đứng chờ thang máy, ngay khi nó dừng lại ở tầng của tôi, tôi nghe mọi người đang nói chuyện với nhau ở hành lang. Họ vừa khoá cửa nhà và đang bước đến thang máy. Tôi nhanh chóng bước vào và đưa tay nhấn nút đóng cửa thay vì chờ họ.
Ngay khi cửa thang máy đóng lại, tôi có thể nghe được tiếng của họ ngay bên ngoài thang. Họ chỉ chậm có vài giây. Tôi lập tức nhận ra điều mình đã làm là không từ bi; Tôi ích kỷ và không muốn chờ dù chỉ vài giây.
Tôi đã cư xử còn tệ hơn cả một người thường. Tôi không muốn bị làm phiền khi phải trò chuyện với người lạ, vì thế tôi đã không từ bi và không thể hành xử một cách nghiêm túc.
Một sự việc khác khiến tôi phải xem lại bản thân. Khi đang ra khỏi tòa nhà, tôi đẩy cửa cho một phụ nữ vào mà cô ấy không hề nói “cảm ơn” hay ngó ngàng gì đến tôi. Cô ấy thậm chí còn không nhìn tôi. Như thể là tôi đang ở đó để mở cửa cho cô ấy vậy. Tôi cảm thấy không vui. Một lúc sau khi nghĩ lại tôi nhận ra mình thật ngớ ngẩn khi để một chuyện nhỏ nhặt như vậy ảnh hưởng đến mình. Sao một học viên lại có thể để những việc nhỏ nhặt như vậy làm mình dao động chứ? Chẳng phải điều này xảy ra là để cho tôi thấy rằng tôi không nhẫn và còn có tâm tranh đấu? Chỉ một chút lợi nhỏ cũng làm phiền tôi.
Tâm tranh đấu của tôi đôi lúc cũng nổi lên. Trên bề mặt, nó có thể biểu hiện là vì người khác bước nhanh hơn một chút, mặc quần áo thời trang hơn, hay nhìn đẹp hơn. Những thứ này phản ánh những quan niệm người thường và chấp trước của tôi vào tâm tranh đấu, tật đố, sắc dục, muốn mình cao hơn người khác và tư tưởng “bình đẳng” của chủ nghĩa cộng sản.
Khi các học viên chúng ta so sánh những trải nghiệm tu luyện với nhau, chúng ta nói về thực tu. Chúng ta đều hiểu rất rõ về các Pháp lý và biết rằng chúng ta cần phải tu bản thân.
Có những tình huống khác. Ví dụ như, khi chúng tôi đến một nhà hàng, một món mà chúng tôi gọi được phục vụ chậm. Chúng tôi đã yêu cầu người phục vụ kiểm tra lại nhưng nó vẫn chưa nấu xong. Chúng tôi đã bảo với người phục vụ rằng: “Chúng tôi cũng ăn sắp xong rồi, chuẩn bị thanh toán, anh xem có bỏ món đó khỏi hóa đơn được không?” Người phục vụ đáp: “Món nấu gần xong rồi. Không thể không tính.” Sau đó món ăn được mang ra.
Ý định của chúng tôi không phải là để tránh phải trả tiền cho món ăn đó, nó chỉ là một “mánh lới” mà chúng tôi thường sử dụng để giải quyết mọi thứ. Đây là hành động thiếu trung thực, thiếu từ bi hay khoan dung. Là một học viên, chúng ta phải chiểu theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn, vì vậy chúng ta không nên sử dụng “mánh lới” này để kiếm lợi, dù trong cả những việc nhỏ nhặt.
Tôi thể ngộ làm người tu luyện cần “ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết.” (Thánh giả, Tinh Tấn Yếu Chỉ). Từng việc nhỏ cũng có thể phản ánh ra những quan niệm người thường mà chúng ta chưa tu bỏ. Vì thế chúng ta nên thật sự hướng nội để tìm ra những chấp trước mà chúng ta vẫn còn ôm giữ, và bỏ chúng đi. Chúng ta cần dũng mãnh tinh tấn hơn nữa.
Trên đây là những thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/4/376660.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/25/173383.html
Đăng ngày 07-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.