Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Đức

[MINH HUỆ 3-11-2018] Các học viên Pháp Luân Công tại Đức đã tổ chức hai hoạt động vào ngày 26 và 27 tháng 11 trong suốt Hội nghị Thượng đỉnh Hamburg, sự kiện này là cuộc họp cấp cao giữa Trung Quốc và các nước Châu Âu về quan hệ kinh tế giữa Châu Âu và Trung Quốc, được tổ chức hai năm một lần. Sự kiện này được Phòng Thương mại Hamburg tổ chức và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004. Năm nay, dẫn đầu đoàn Trung Quốc là Lưu Hạc, Phó thủ tướng Quốc vụ viện.

ad67204a640c7d9be5ddd359eb815ed9.jpg

Các học viên Pháp Luân Công giương các biểu ngữ bên ngoài Hội nghị Thượng đỉnh Hamburg 2018

Bên ngoài hội trường chính của của phòng thương mại, các học viên giương các tấm biểu ngữ lớn bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, và tiếng Anh kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc, đặc biệt là nạn thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.

“Cuộc bức hại này là phi lý!”

Nhiều thành viên của hội nghị nhận tài liệu từ các học viên. Một số đại biểu Đức cho hay họ đã nghe đến cuộc bức hại và cảm ơn các học viên vì đã cung cấp cho họ các thông tin quan trọng trong thời gian diễn ra hội nghị.

Người qua đường cũng dừng lại để nói chuyện với các học viên và được phổ biến các thông tin mới về tình hình ở Trung Quốc. Một phụ nữ lắc đầu sau khi nghe về cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc nhắm vào Pháp Luân Công. Bà cho biết: “Cuộc bức hại này là phi lý! Tôi chưa từng nghe về việc này. Cảm ơn các bạn vì đã nói cho tôi biết. Tôi nhất định sẽ tìm hiểu thêm về nó.”

Một người đàn ông nói chuyện rất lâu với một học viên và hỏi các câu hỏi về Pháp Luân Công cũng như cuộc đàn áp ở Trung Quốc. “Việc nói cho mọi người về tất cả những sự việc này là rất quan trọng. Xin các bạn hãy tiếp tục công việc này”, ông nhận xét.

Tự do ngôn luận

Trong thời gian hội nghị, một đại biểu trong đoàn Trung Quốc yêu cầu các nhân viên an ninh đuổi học viên Pháp Luân Công ra khỏi khu vực hội nghị và ngăn các học viên phát tài liệu ở sảnh tòa nhà. Đáp lại yêu cầu đó, viên cảnh sát chống bạo loạn trả lời: “Đây không phải là Trung Quốc. Ở Đức, chúng tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận.” Ông ấy còn bảo các học viên liên lạc với cảnh sát trong trường hợp họ bị quấy rối.

Thái độ tích cực của viên cảnh sát Đức này là kết quả của sự nỗ lực, kiên định của các học viên. Trước đây, vào năm 2002, khi Giang Trạch Dân, cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, người khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công, đến thăm Đức, các viên cảnh sát bị các quan chức Trung Quốc yêu cầu kiểm tra thẻ căn cước, ghi thông tin cá nhân của các học viên, và đuổi họ ra khỏi khu vực họp mặt.

Sau nhiều năm, các học viên đã luôn theo sát các viên chức chính phủ để truyền đạt thông tin về tính ôn hòa và những lợi ích của Pháp Luân Công đối với người tu luyện và toàn xã hội, cũng như về cuộc đàn áp tàn nhẫn ở Trung Quốc. Kết quả là, nhiều viên cảnh sát ở Đức đã minh bạch và ủng hộ nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/3/377988.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/5/173516.html

Đăng ngày 09-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share