Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Mỹ

[MINH HUỆ 03-9-2018] Pháp Luân Công có phải là tôn giáo không? Về vấn đề này, đôi khi tôi nghe thấy những lời đàm luận của một vài đồng tu và các nhân sỹ các giới trong xã hội, họ đều có những cách nhìn khác nhau. Tại đây tôi xin chia sẻ với các đồng tu một chút về thể ngộ của mình.

Về vấn đề này, kỳ thực cần phải xem xét định nghĩa về tôn giáo trong một thời gian, trường hợp cụ thể, các chủng ngôn ngữ và môi trường xã hội khác nhau mới có thể quyết định được. Từ “Tôn giáo” mà mọi người nói đến, ví như Phật giáo, Đạo giáo, Ky Tô giáo, Thiên Chúa giáo…, trong tiếng Anh thường dịch là “Religion”. Nhằm tránh những vướng mắc đến từ quan niệm của văn hoá phương Tây, chúng tôi sẽ gọi những tôn giáo này là “Organized religion”, dịch trực tiếp từng từ có nghĩa là “Tôn giáo được tổ chức” hoặc “Tôn giáo có tổ chức”. Kỳ thực, ngoài những tôn giáo khá coi trọng hình thức (Organized religion) này ra còn có những pháp môn tu luyện khác không nhấn mạnh việc phải vào trong chùa, trong quán với hình thức khác như phương trượng, mục sư, mà vẫn đặt trọng điểm vào việc dạy con người những vấn đề cơ bản như đề cao tâm tính và chứng ngộ các pháp lý. Những pháp môn này cũng được quy là tôn giáo theo pháp luật của người thường, điều này được quyết định bởi bản chất của việc tu luyện.

Đương nhiên, mọi ý nguyện và phương pháp của chính giáo đều nhằm mục đích để người tu luyện phản bổn quy chân. Nhưng ngoài những nhân tố văn hoá ra, thuận theo sự đưa đẩy của thời gian và sự biến đổi của thời đại, con người ngày càng coi trọng hình thức, danh lợi, học vấn, ngày càng không coi trọng thực chất và hiệu quả tu luyện. Đồng thời bản thân tôn giáo cũng phải thực thi những thủ tục pháp luật trong xã hội, nên những pháp môn ấy có phải là tôn giáo hay không là vấn đề không thể coi nhẹ.

Trong xã hội phương Tây, nguyên tắc chính thống là “chính giáo phân ly”, nghĩa là chính phủ không ủng hộ, phản đối, tham dự hay can thiệp vào bất kỳ tổ chức tôn giáo nào, ngược lại bất kỳ tổ chức tôn giáo nào cũng không ủng hộ, phản đối, tham dự và can thiệp, thay thế quyền hành của chính phủ. Cũng có người dẫn lời của Giê Su rằng: “Của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa, của Caesar hãy trả về cho Caesar”, đại ý là Thiên Chúa không quản những việc thế tục, không cần sự thừa nhận của chính phủ, tương tự với điều ngược lại, ai quản phận nấy, nước sông không phạm nước giếng. Từ “religion” trong tiếng Anh (tiếng Trung dịch là tôn giáo) lại bao hàm một phạm vi rất rộng. Phải chăng “religion” (tôn giáo) không cần sự thừa nhận của chính phủ. Bạn nói rằng bạn là tôn giáo thì bạn chính là tôn giáo. Do chính phủ và tôn giáo phân tách với nhau nên chính phủ không có quyền nhận định ai là tôn giáo, ai không là tôn giáo, hoặc ai là tôn giáo tốt, ai là tôn giáo bất hảo. Đương nhiên khi giải quyết những vụ án cụ thể toà án cũng có thể có quan điểm của riêng mình.

Vậy làm thế nào mới có thể phán đoán đâu là “religion” (tôn giáo)? Trong xã hội phương Tây điều này thường được đo lường bằng những tiêu chuẩn sau, nếu phù hợp thì thuộc về phạm vi của “religion” (tôn giáo).

1. Có chuẩn mực về đạo đức và tâm tính.
2. Có những chỉ thị về cách làm cụ thể trong tôn giáo.
3. Có những cuốn sách đọc thường xuyên, trong sách bao gồm tất cả các pháp lý.
4. Sùng bái Thần hoặc những tín ngưỡng tương tự. Tu luyện là con đường khai ngộ (manh nha) hoặc được đắc độ (cứu rỗi), giống như tin tưởng sùng bái Chúa trong Ky Tô giáo là con đường thông với thiên đàng.
5. Tin vào sự tồn tại của Thần, tin vào sự tồn tại của những Đấng sáng thế thần thánh (Đấng tạo hoá, Sáng thế chủ).
6. Tin vào sự tồn tại của không gian khác.
7. Người tu luyện tin tưởng chân thành vào tất cả các giới luật (pháp lý).

Với tiêu chuẩn đo lường này, Pháp Luân Công thuộc về phạm trù Religion (Tôn giáo) ở phương Tây. Tu luyện Pháp Luân Công có yêu cầu tiêu chuẩn tâm tính nghiêm khắc, trong sách “Chuyển Pháp Luân” đều có những yêu cầu rất minh xác. Người tu luyện tin vào sự tồn tại của Phật, Đạo, Thần, tin vào sự tồn tại của không gian khác. Người tu luyện không ngừng học Pháp, chiểu theo pháp lý của Đại Pháp mà thực thi, không ngừng đề cao cảnh giới, cuối cùng đạt đến cảnh giới viên mãn, cũng chính là tu luyện thành Phật, Đạo, Thần.

Nhưng trong tiếng Trung, đặc biệt là tại Trung Quốc Đại lục, dưới sự thống trị của Trung Cộng với tư tưởng vô thần, thì phạm vi của từ religion – tôn giáo trong phương Tây lại bị thu hẹp rất nhiều. Kỳ thực từ “Tôn giáo” không phải là từ vựng trong tiếng Hán truyền thống, nó xuất hiện trong tiếng Hán của người Nhật từ thế kỷ 19, giống với những từ vay mượn như “đồn cảnh sát”, “hàng nhập khẩu”, “quảng cáo”… Phật giáo và Đạo giáo đã tồn tại mấy nghìn năm qua tại Trung Quốc. Nếu trước thế kỷ 19 bạn hỏi các tín đồ Phật giáo, tín đồ Đạo giáo xem họ có phải là thành viên của tôn giáo không, thì tất cả mọi người sẽ không biết phải trả lời bạn thế nào. Họ chỉ biết tới hoà thượng, ni cô, phương trượng, thiền sư, đạo trường, người xuất gia…, chứ không hề biết rằng mình cũng là một thành viên trong tôn giáo. Từ “Tôn giáo” trong hoàn cảnh xã hội Đại Lục hiện nay và trong tiếng Trung đều ám chỉ là tôn giáo được chế độ hoá, được tổ chức hoá, được hình thức hoá. Các vị quan chức của Trung Cộng tuyên bố rằng chỉ có 5 tôn giáo được công nhận.

Đảng cộng sản Trung Quốc cũng như tất cả các Đảng cộng sản trên thế giới đều giống nhau, đều là những người vô thần, hoàn toàn phủ định tôn giáo. Quan điểm tôn giáo cơ bản của họ là: Trong xã hội có giai cấp, tác dụng xã hội của tôn giáo chủ yếu biểu hiện ở việc nó được lợi dụng để xoá bỏ giai cấp, trở thành công cụ để họ mê hoặc tinh thần của con người. Họ cường điệu lên rằng tôn giáo và thế giới quan của Xã hội chủ nghĩa khoa học là đối lập với nhau. Muốn giải quyết vấn đề tôn giáo thì phải phục tùng nhiệm vụ chính của đấu tranh chủ nghĩa xã hội, phải tiến hành giáo dục Thuyết vô thần cho các đảng viên và quần chúng nhân dân. Trong những lời tuyên truyền, trên các hãng truyền thông và trong sách giáo khoa dùng cho học sinh của Trung Cộng được dẫn ra nhiều nhất là lời của Mark: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” (Trích từ cuốn Sie ist das Opium des Volks của Marx và một cuốn sách của Lê-nin).

Điều mà Pháp Luân Đại Pháp nói chính xác là tu luyện. Những pháp môn, tôn giáo khác cũng đều là những hình thức tu luyện khác nhau. Bởi vì ngôn ngữ và môi trường xã hội, bối cảnh văn hoá khác nhau, đôi khi vẫn có người hồ nghi về vấn đề Pháp Luân Công có phải là tôn giáo hay “religion” không? Nói một cách đơn giản, Pháp Luân Công không phải là một trong 5 loại “religion” – tôn giáo mà Trung Cộng với học Thuyết vô thần công nhận. Pháp Luân Công là tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Sau này từ “tôn giáo” được chế độ hoá, tổ chức hoá, hình thức hoá trong tiếng Trung ấy, chúng ta có thể dịch một cách chuẩn xác ra tiếng Anh là “institutional religion” hoặc “organized religion”.

Về vấn đề này, Sư phụ đã sớm khai thị cho chúng ta trong bài “Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]“:

“Do vậy xã hội Tây phương mà nhận thức về ‘Pháp Luân Công có phải tôn giáo không’, thì họ là kết luận thế này: ‘không thuộc về hoạt động xã hội loại hoạt động chính trị ở xã hội, các vị là tôn giáo’. Chư vị có tín ngưỡng, vậy họ nhìn nhận rằng đó là tôn giáo.

Vì vậy tại đây tôi thuận tiện nói với mọi người một chút, từ nay trở đi ai lại đề cập vấn đề rằng chúng ta có phải tôn giáo hay không, thì mọi người không đưa giải đáp cho người bình thường, không giải đáp nữa. Con người cho rằng có là [tôn giáo] hay không thì tuỳ họ; [chư vị] nghe rõ chưa? Tại xã hội Trung Quốc, chư vị có là tôn giáo hay không là có một khái niệm hết sức minh xác; tôn giáo có chùa, có lễ bái, có hình thức tôn giáo mà người ta phải gia nhập, [có] thụ giới, lễ rửa [tội]; cái đó hết sức rõ ràng; [có như thế] chư vị mới là giáo đồ, chư vị mới là hoạt động tôn giáo; không có những thứ đó thì không thuộc về tôn giáo. Điều ấy khác hoàn toàn với khái niệm của xã hội Tây phương; vì vậy ở xã hội Tây phương một người bình thường nếu lại nói chư vị có là tôn giáo hay không, thì mọi người có thể không cần giải đáp, cũng không cần đối đãi một cách nghiêm trọng quá. Nếu là chính phủ, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính, nghị sỹ,… mà nói chư vị là tôn giáo, thì cũng không cần nói rằng chúng tôi không phải tôn giáo. Còn như khi liên quan đến vấn đề pháp luật, thì mọi người có thể dùng danh nghĩa và điều khoản tôn giáo để xử lý, vậy nên trong tình huống như vậy, chư vị có thể nói ‘là tôn giáo’. Nhất là khi liên quan đến vấn đề pháp luật; mọi người nghe rõ chưa? Đó là quan niệm khác nhau giữa Đông và Tây phương, điều đó cũng không trái với Pháp mà tôi giảng. Trước đây trong cuốn «Tinh Tấn Yếu Chỉ» tôi đã từng giảng. Tôi nói: ‘Chúng ta không phải là tôn giáo, nhưng người thường sẽ nhìn nhận chúng ta như tôn giáo’. Về điểm này mọi người phải hết sức rõ ràng.”

Trong kinh văn “Về vấn đề định nghĩa Pháp Luân Đại Pháp ở xã hội người thường”, Sư phụ lại giảng thêm một bước nữa rằng:

“Không có tôn giáo nào mà thời đầu sư phụ của môn ấy truyền Đạo nói rằng mình là ‘tôn giáo’, nhưng về hình thức nơi xã hội người thường thì đều chung quy thành ‘tôn giáo’. Cho nên ở xã hội nhân loại vì để phù hợp luật pháp người thường, [chúng ta] có thể dùng [danh nghĩa] tôn giáo đăng ký, có thể thừa nhận là đoàn thể tôn giáo theo định nghĩa của người thường.”

Trên đây là chia sẻ của tôi về vấn đề Pháp Luân Công có phải là “tôn giáo” hay không. Bởi lẽ nó liên quan tới nhận thức và sự kết nối giữa các nhân sỹ trong xã hội, vậy nên tôi mới lần lượt thuyết minh dựa trên Pháp lý và bề mặt chuyên nghiệp. Hy vọng điều này có ích cho những đồng tu có liên quan nhận thức và giải quyết những vấn đề hữu quan.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/9/3/373090.html

Đăng ngày 15-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share