Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 19-08-2018] Chiểu theo Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí, 100 triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đề cao tâm tính trong cuộc sống hàng ngày. Họ sống chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, cố gắng trở thành những người tốt hơn, và mang lại sự hòa ái cho gia đình, xã hội và quốc gia.

Tôi đã liên tục được tán dương khi lớn lên và trở thành một cô gái được nuông chiều, trước khi trở thành một người trưởng thành cứng đầu và chỉ biết nghĩ đến bản thân. Niệm đầu tiên của tôi luôn là liệu điều đó có lợi cho tôi hay không.

Khi còn đi học, thành tích học tập là mục tiêu cuối cùng của tôi, và tôi không bận tâm với bất cứ điều gì không liên quan. Thậm chí tôi không làm chút việc nhà nào cả, vì tôi coi việc cha mẹ chăm sóc cho tôi là điều hiển nhiên và tôi không bao giờ nghĩ đến việc giúp họ. Thậm chí bạn bè đối xử tốt với tôi là điều hiển nhiên và tôi không thể chịu được nếu có ai đó đối xử tệ với mình. Tôi luôn nghĩ rằng mình nên là trung tâm của sự chú ý, và tật đố với bất cứ ai có điểm cao hơn, xinh đẹp hơn, hoặc có mối quan hệ với những người khác tốt hơn.

Thể hiện vẻ đẹp của Đại Pháp

Sư phụ đã giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu-Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi dần dần phát hiện ra mình đã ích kỷ như thế nào khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã sống vì danh, lợi, tình, và chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho mình. Thậm chí tôi còn làm tổn thương người khác vì tự tư và vô tình tạo nghiệp.

Tôi quyết tâm thay đổi. Được gia trì bởi chính niệm vào Đại Pháp, hàng ngày tôi bắt đầu chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn và hướng nội khi đối mặt với vấn đề. Tôi dần dần đề cao tâm tính và nhận thấy không khó để làm một người chu đáo. Tôi bắt đầu lan tỏa năng lượng từ bi và tích cực xung quanh mình.

Một nhân viên nhà hàng đã từng trả tôi nhiều hơn số tiền anh ta nợ tôi. Tôi quay trở lại để trả tiền và họ đã rất ngạc nhiên. Một lần khác, tôi thấy một cục đá sắc nhọn trên đường và tôi đã bỏ nó đi. Tôi dọn rác ở cầu thang để không ai bị trượt ngã. Ở một thành phố bận rộn như Đài Bắc, không có nhiều người dành thời gian để làm những việc nhỏ nhặt này. Bất cứ khi nào có người ca ngợi tôi, tôi tự hào nói, “Đó là vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!”

Tôi là một quản lý kinh doanh trong một doanh nghiệp lớn. Tôi làm việc hết mình, giúp đỡ đồng nghiệp mà không mong được tưởng thưởng. Vì công việc và thái độ tuyệt vời của tôi, một số phòng ban khác đã mời tôi chuyển sang làm việc cùng họ. Một số quản lý của tôi nói rằng tôi sẽ có một tương lai sáng lạn trong công ty nếu tôi tiếp tục công việc như vậy.

Tuy nhiên, tôi không truy cầu thăng tiến hay quyền lực. Tôi có trách nhiệm làm tốt công việc của mình. Bước đi vững vàng trên chính lộ và đề cao bản thân đem lại cho tôi sự theo đuổi tâm linh xuất thế gian này. Đó là tự do thực sự.

Đối mặt với chỉ trích

Con đường tu luyện của tôi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi tôi đối mặt với sự tức giận và chỉ trích. Dựa trên thể ngộ về các nguyên lý của Đại Pháp, tôi cố gắng hết sức để tránh bị tác động. Thay vào đó, niệm đầu tiên của tôi là hướng nội và tìm thiếu sót của bản thân.

Sư phụ đã giảng:

“Vậy thì khi phát sinh mâu thuẫn cần các bên tự hướng nội tìm nguyên nhân của bản thân, bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay không. Hãy nhớ kỹ lời tôi nói: bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay là không tại chư vị, chư vị đều phải tìm ở chính mình, chư vị sẽ phát hiện ra vấn đề.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

Gần đây người quản lý đã không hài lòng với công việc của tôi. Sau khi nói chuyện với anh ấy, tôi đã nhận ra vấn đề bắt nguồn từ những quan niệm có nguồn gốc sâu xa của mình. Tôi nghĩ rằng cách làm việc của người quản lý này không hiệu quả nên tôi thường phàn nàn về anh ấy với gia đình và bạn bè của mình.

Những niệm đầu bất hảo và cách cư xử của tôi không đúng là một người tu luyện, và cần được chính lại. Trên thực tế người quản lý này đã giúp tôi phát triển nghề nghiệp. Anh ấy đã chia sẻ với tôi nhiều năm kinh nghiệm làm việc của mình. Tôi bướng bỉnh cố giữ quan niệm của mình về những gì cho là đúng, và đã không cởi mở chấp nhận cách làm việc của người khác.

Sư phụ đã giảng:

“Đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng nhẫn, chỉ có Nhẫn, mới có thể tu xuất kẻ sỹ đại đức, Nhẫn ấy, nó là điều rất mạnh mẽ, là vượt khỏi Chân và Thiện. Toàn bộ quá trình tu luyện đều cần phải khiến chư vị nhẫn, giữ tâm tính vững vàng, không thể tuỳ tiện khinh suất.” (Pháp Luân Công)

Tôi ngộ ra nội hàm của Nhẫn bao gồm buông bỏ chấp trước vào bản sự, và có tấm lòng vì người khác. Bất cứ ai không chịu thay đổi làm sao có thể đề cao lên được?

Mặt khác, những sơ hở của tôi trong quá khứ là lý do người khác lạnh nhạt với tôi. Trước khi tu luyện, tôi thường chú ý đến cách người khác đối xử với mình. Điều này làm tôi cảm thấy hài lòng hoặc lo lắng, và khiến tôi mất ăn mất ngủ .

Tôi học được từ tu luyện rằng mình không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng tôi có thể sống minh bạch. Là người tu luyện, tôi không còn quá lo về người khác nghĩ về mình như thế nào. Tôi đối xử tốt với người khác, bất kể họ cư xử với tôi ra sao. Với sự chỉ dẫn của Sư phụ, tôi có một hướng đi rõ ràng trên con đường tu luyện của mình.

Tu luyện mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của tôi. Tôi tự nhắc mình tận dụng cơ hội học Pháp và luyện công, làm tốt tất cả các việc, và không bao giờ lãng phí thời gian, bởi vì cuộc sống của tôi có mục đích. Tôi mang lại sự tươi sáng và vẻ đẹp của Đại Pháp cho những người xung quanh mình, và lan tỏa năng lượng tích cực.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/19/372637.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/2/171741.html

Đăng ngày 14-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share