Bài viết của các học viên tại Châu Âu

[MINH HUỆ 24-7-2018] Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Kể từ đó, những người tu luyện pháp môn này đã bắt đầu hành trình dài với những cuộc kháng nghị ôn hòa về cuộc bức hại đó.

Nhân dịp cuộc đấu tranh vì tự do này đi qua 19 năm, các học viên tại Châu Âu tổ chức một chuỗi sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về cuộc khủng hoảng nhân quyền, nhằm kêu gọi giúp đỡ để chấm dứt cuộc bức hại này.

Báo cáo này đưa tin về các sự kiện được tổ chức tại Đức, Pháp, Ý, Cộng hòa Séc và Phần Lan.

Berlin, Đức

Các học viên đến từ nhiều quốc gia Châu Âu đã tổ chức một cuộc diễu hành quy mô lớn tại Berlin vào thứ Bảy tuần trước. Đoàn nhạc Tian Guo, đội trống lưng, và nhóm trình diễn các bài công pháp thu hút rất nhiều khán giả. Ngoài ra, còn có một nhóm học viên rước di ảnh của những đồng tu đã qua đời vì bị bức hại.

Dọc theo tuyến đường diễu hành, các học viên dựng các quầy thông in để phát các tài liệu phơi bày cuộc bức hại. Nhiều người qua đường bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho cuộc kháng nghị ôn hòa này.

235abda5f5fe78c027f11bdf2b2b3e12.jpg

Đoàn nhạc Tian Guo

5528ec3cf6b86f33fdb9d6291607607f.jpg

af72dd482e578c250a754de436da1eb7.jpg

Phổ biến thông tin về Pháp Luân Công cho người qua đường

Một bà cụ đọc các tài liệu tại quầy thông tin hồi lâu. Bà đã sốc trước nạn thu hoạch nội tạng được chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn tại quốc gia này.

“Tôi không tưởng tượng nổi những người đó lại có thể hủ bại đến vậy”, bà nói. “Tôi đã sống qua Thế chiến II. Thời đó thật khó khăn, nhưng mọi người không tệ đến thế. Tôi thấy con người ngày càng tệ hơn, xu hướng đó dường như không ngăn nổi nữa.”

“Tôi cảm thấy như thể nhân loại không còn hy vọng gì nữa. Các cháu nghĩ sao?” bà hỏi các học viên.

Một học viên nói với bà: “Cháu hiểu cảm nhận của bác. Nhưng hãy nhìn những gì đã và đang xảy ra ở Trung Quốc. Khi đối mặt với cuộc bức hại tàn khốc kéo dài 19 năm qua, các học viên Pháp Luân Công vẫn đang ở đây để đấu tranh cho tự do. Tất cả chúng ta đều tin vào Chân – Thiện – Nhẫn. Đó chẳng phải là hy vọng hay sao?”

Bà cụ trả lời: “Chân – Thiện – Nhẫn. Thật tốt nếu chúng ta có nhiều người hơn nữa như các cháu. Qua các cháu, tôi thấy được hy vọng.”

Paris, Pháp

Vào Chủ nhật, các học viên tại Paris tổ chức loạt sự kiện tại Quảng trường Nhân quyền (Human Rights Plaza), trình diễn các bài công pháp, phát tặng tờ rơi, và thu thập chữ ký thỉnh nguyện nhằm lên án cuộc bức hại.

171b86201d0e4f133b8adbc714fd10a6.jpg

Trình diễn các bài công pháp

21f104dd1a34ba75ae10115b2a4b35e3.jpg

Đọc các tài liệu Pháp Luân Công

0581200ca9102b3943612cddb4b70134.jpg

Ký đơn thỉnh nguyện nhằm ủng hộ Pháp Luân Công

Ông Baulande, một giáo viên ở Nime, đang thăm Paris cùng vợ. Họ chưa bao giờ nghe nói đến Pháp Luân Công hay cuộc bức hại ở Trung Quốc.

“Những gì các học viên đang làm là rất tốt. Họ đã khiến cho nhiều người, kể cả tôi, cảm thấy cuộc bức hại này có liên quan đến họ. Thế nên tôi mới ký tên vào bản thỉnh nguyện.”

Ông tiếp tục: “Người Châu Âu cần Chân – Thiện – Nhẫn. Đây là chính Pháp.”

“Người dân Trung Quốc không được tiếp cận sự thật vì internet ở đó bị kiểm duyệt”, ông nói, “vì vậy, việc phổ biến thông tin cho du khách Trung Quốc tại Quảng trường Nhân quyền này là hết sức ý nghĩa.”

Vợ ông nói với một học viên rằng họ sẽ kể cho bạn bè và gia đình về những gì họ đã tìm hiểu được ở đây.

“Tôi có thể thấy môn tập này rất hòa ái và tích cực. Tôi không hiểu tại sao ĐCSTQ lại bức hại họ”, bà nhận xét.

Rome, Italy

“Việc các bạn đang làm hết sức ý nghĩa… Các bạn sẽ thay đổi thế giới” là một số nhận định của du khách tại Rome để khích lệ các học viên đang tổ chức một hoạt động tại Đài Tưởng niệm Vittorio Emanuele, hôm thứ Sáu để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

4e539344d71504aff2cd39ede2c89e3e.jpg

3cfb48e6c11e99bacb41bcfeeffd2e9b.jpg

Trình diễn các bài công pháp và phơi bày sự thật về cuộc bức hại

c7fe27031ca4f9e2740d2e1ffebff030.jpg

Một du khách đọc tờ rơi giới thiệu Pháp Luân Công

2c6e1faa1431b72a4883ed925ed55ea9.jpg

Ký đơn thỉnh nguyện nhằm ủng hộ Pháp Luân Công

Helsinki, Phần Lan

Các học viên Phần Lan tổ chức một lễ thắp nến trước Đại sứ quán Trung Quốc vào hôm 18 tháng 7 để kháng nghị ôn hòa về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

7cc8bb7f84a932205bbdc4811ed98cae.jpg

e29ee51cc147106a281fe3ebc670ae74.jpg

Thắp nến tưởng niệm các học viên đã qua đời vì bị bức hại

114c307e39e7c2901d7f25d5eafea56b.jpg

Phổ biến thông tin về cuộc bức hại ở Trung Quốc cho mọi người

Cộng hòa Séc

Các học viên ở Cộng hòa Séc đã gửi thư điện tử cho các nhà lập pháp để cho họ biết rằng rất nhiều bằng chứng cho thấy nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn.

Các học viên nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nhà lập pháp.

Nghị sỹ Petr Třešňák lên án nạn thu hoạch nội tạng trong thư trả lời của ông. Ông nói rằng sẽ nêu vấn nạn này trong phiên họp quốc hội.

Phó Chủ tịch Đảng Cướp biển (Pirate) Olga Richterová nói với các học viên rằng bà và nghị sỹ Jan Lipavský đã biết đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc và họ sẽ lên tiếng phản đối.

Nghị sỹ Ondrej Profant cho biết nạn thu hoạch nội tạng thật khủng khiếp, và ông rất vui được góp tiếng nói trong nỗ lực của các học viên.

Nghị sỹ Marek Novák tuyên bố rằng ông ủng hộ nghị quyết của Nghị viện Châu Âu mà lên án nạn thu hoạch tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn.

Nghị sỹ Pavla Golasowská cho biết bà trăn trở và bị sốc trước cuộc bức hại này. Bà nói cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc hủy hoại nhân phẩm. Bà đứng về phía các nạn nhân trong việc lên án cuộc đàn áp tự do này.

Nghị sỹ Pavel Bělohrádek nói rằng ông tin rằng bất kể nền văn hóa nào cũng không được tước đi nhân phẩm, đó là giá trị phổ quát.

Nghị sỹ Helena Langšádlová cho biết bà hết sức phản đối nạn mua bán tạng bất hợp pháp của Trung Quốc. Bà nói thu hoạch nội tạng từ tù nhân là tội ác.

19fd63a8613eb0b2fbd5b311eb2a8c38.jpg

Các nhà lập pháp đã trả lời thư điện tử của các học viên. Hàng đầu tiên từ trái sang phải: ông Petr Třešňák, bà Helena Langšádlová, ông Marek Novák, và bà Pavla Golasowská; Hàng thứ hai từ trái sang phải: ông Ondrej Profant, bà Olga Richterová, và ông Pavel Bělohrádek

Các học viên còn tổ chức kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc, một lễ mít tinh và tái hiện nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và kêu gọi công chúng giúp chấm dứt tội ác này.

Các bài báo liên quan bằng tiếng Hán:

https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/24/371543.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/24/371542.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/25/371604.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/25/371603.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/24/371494.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/26/171262.html

Dịch ngày 31-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share