Bài viết của Hoàng Vũ Sinh, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 8-7-2018] Ngày 7 tháng 7 vừa qua, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã tham dự Hội nghị Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và giảng chân tướng cho người Trung Quốc Đại lục thường niên tổ chức tại Trường Tiểu học Sùng Quang, thành phố Đài Trung, Đài Loan.

89c0693c36acae8810623fd8355e16f2.jpg

Hội nghị Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và giảng chân tướng cho người Trung Quốc Đại lục thường niên tổ chức vào ngày 7 tháng 7 năm 2018.

Giảng chân tướng là thuật ngữ các học viên Pháp Luân Công sử dụng để nói về nỗ lực của họ trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về cuộc bức hại ở Trung Quốc cũng như chia sẻ vẻ đẹp của Pháp Luân Công. Sự cần thiết của việc giảng chân tướng bắt nguồn từ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên truyền vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Công qua các phương tiện truyền thông trên cả nước nhằm biện minh cho cuộc bức hại tàn bạo pháp môn này trong suốt 19 năm qua.

Trong những năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã tìm nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận người dân Trung Quốc Đại lục và đã thiết lập nhiều kênh liên lạc như điện thoại, Internet, tin nhắn trên điện thoại di động v.v.

Các diễn giả tại hội nghị đã chia sẻ nhiều câu chuyện cảm động. Khá nhiều học viên tham dự hội nghị nói rằng họ đã có quyết tâm vững chắc hơn để thực hiện nỗ lực giảng chân tướng và sẽ kiên trì cho tới khi cuộc bức hại chấm dứt.

Một luật sư đồng ý tiếp nhận vụ việc liên quan đến Pháp Luân Công

Bà Trương Tố Hạnh đã liên tục gọi điện thoại về Trung Quốc giảng chân tướng trong suốt 16 năm và bà thực hiện việc này ngay sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Bà nhận ra tầm quan trọng của các luật sư Trung Quốc trong việc bảo vệ các học viên Pháp Luân Công. Khi hỏi các luật sư tại Đại lục về việc họ có thể biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công hay không, thì thông thường các câu trả lời là “không được phép, không thể, không thu xếp được …” Sau đó, bà chia sẻ với họ những câu chuyện về những luật sư đã bảo vệ công lý cho các học viên Pháp Luân Công như: Vương Toàn Trương, Cao Chí Thịnh v.v. Sau khi trò chuyện với bà Trương, một luật sư đã nói: “Được rồi. Tôi sẽ biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công.”

Bà Trương cũng trích dẫn lời của luật sư Dư Văn Sinh trong lời biện hộ của ông: “Cái gọi là ‘đàn áp thẳng tay Pháp Luân Công theo luật’ là dối trá. Việc biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công chính là đang bảo vệ công lý cũng như bảo vệ các giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn, và hoàn thành sứ mệnh cao nhất trong việc duy trì công lý trong xã hội.” Bà Trương tin rằng ngày càng có nhiều luật sư Trung Quốc hơn nữa sẽ bước ra khi họ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ Pháp Luân Công.

Bà cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc cải biến thái độ của một cảnh sát bằng lòng từ bi. Bà nói với một vài cảnh sát trẻ đã nguyền rủa bà qua điện thoại rằng: “Cảnh sát nên là hình mẫu cho người dân. Các anh không nên nguyền rủa như vậy. Tôi coi các anh như con cháu và học sinh của tôi. Tôi hy vọng rằng các anh có thể hành xử theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và trở thành người tốt chân chính cũng như một cảnh sát tốt.” Một trong số họ đã chân thành nói rằng họ sẽ làm như vậy.

Kiềm chế bản thân trong công việc điều phối

Cô Cung Hán Cần là một người hướng nội và từng e dè khi phải giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, để hỗ trợ nỗ lực giảng chân tướng cho người Trung Quốc Đại lục, cô đã trở thành điều phối viên hạng mục đẩy mạnh nhắn tin trên điện thoại di động. Bởi vì không lái xe nên cô đã phải sử dụng phương tiện công cộng tới các nhóm học Pháp khác nhau để giới thiệu về hình thức sử dụng tin nhắn qua điện thoại di động làm một kênh giảng thanh chân tướng. Cô thường phải mang theo các thiết bị nặng như máy tính xách tay và máy chiếu trong mỗi lần đi như vậy.

“Sự từ bi của Sư phụ đã giúp tôi đề cao. Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng tôi sẽ có thể trở thành một người dũng cảm và có năng lực như vậy. Tôi đang làm những việc mà trước đây tôi từng cho là không thể!” Cô Cung chia sẻ.

Ngoài ra, cô bắt đầu tham gia hướng dẫn trực tuyến để hỗ trợ hạng mục giảng chân tướng khác. Cô nhận ra rằng ban đầu sự cầu toàn và những quan niệm tiêu cực đã khiến hạng mục mất một số cơ hội tiến triển. Bởi vậy việc hướng dẫn của cô ngày càng toàn diện hơn. Cô cũng đã vượt qua chấp trước vào việc tính toán được mất.

Việc hướng dẫn trực tuyến của cô Cung hiện đang mang lại nhiều hữu ích cho các học viên ở hải ngoại. Cô nhận ra rằng mọi thứ thường sẽ được cải biến khi quyết tâm cứu người trở nên mạnh mẽ hơn.

Thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp tại các điểm du lịch

“Để thức tỉnh lương tâm của người Trung Quốc, giúp họ thoát khỏi sự khống chế của bóng ma tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và giúp họ có một tương lai tốt đẹp, chúng tôi đã kiên trì giảng chân tướng tại các điểm du lịch, dù mưa hay nắng.” Cô Dư Lệ Tuyết đã nói khi chia sẻ về kinh nghiệm giảng chân tướng của mình tại các điểm du lịch những năm gần đây.

Các cửa hàng trang sức thường là điểm thu hút nhiều du khách Trung Quốc Đại lục. Đôi khi số lượng xe buýt du lịch có thể lên tới hơn 40 xe một ngày. Kết quả là, số lượng người bán hàng dạo tăng lên. Một số người trong số họ ban đầu nghĩ rằng sự có mặt của các học viên Pháp Luân Công sẽ làm ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của họ, nên họ đã không thân thiện với các học viên.

Tuy nhiên, các học viên cùng nhắc nhở nhau: chúng ta cần hướng nội trong mọi hoàn cảnh và chúng ta cần đối đãi tốt với tất cả mọi người. Sau đó, hoàn cảnh bắt đầu cải biến.

Các học viên đã thiết lập được mối quan hệ tốt với những người bán hàng dạo. Họ sẽ mang cho nhau trái cây hoặc các loại đồ uống. Có lần, một người bán hoa quả không thể khởi động được động cơ xe. Các học viên đã đẩy chiếc xe tải giúp ông. Người bán hàng này rất cảm kích và kể từ đó đã hoàn toàn thay đổi thái độ đối với Pháp Luân Công.

Hàng ngày, như thường lệ, trước khi các học viên giảng thanh chân tướng, họ thường dọn dẹp sạch sẽ xung quanh các điểm du lịch. Một lần, một trận bão biến công viên thành một nơi ngổn ngang, lộn xộn; các học viên đã dọn dẹp sạch sẽ công viên đó. Những người bán hàng thấy được sự tốt bụng và lòng vị tha của các học viên. Họ dần trở nên nguyện ý muốn tìm hiểu chân tướng về cuộc bức hại; một số người đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện để đưa thủ phạm chính, cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân ra công lý. Một số người đã đưa gia đình của họ tới xem chương trình Biểu diễn Nghệ thuật Shen Yun. Khi môi trường thay đổi, nhiều du khách Đại lục hơn nữa tiếp nhận tài liệu và tương tác với các học viên. Nhiều người đã đứng vây xung quanh các học viên để tìm hiểu chân tướng. Nhiều người hơn nữa cũng đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Một ngày, một số khách du lịch trung niên Trung Quốc bước ra từ một cửa hàng trang sức. Bà Dư và một học viên khác đã tiếp cận họ để nói về Pháp Luân Công. Họ bắt đầu nguyền rủa các học viên. Bà Dư chỉ mỉm cười và hiểu rằng sự hiểu lầm của họ bắt nguồn từ những dối trá trong tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc: rằng Pháp Luân Công làm chính trị, là chống Trung Quốc và nhằm mục đích gây hỗn loạn trên thế giới.

Bà Dư giữ vẻ điềm tĩnh và nói với một người trong số họ trông có vẻ cởi mở hơn rằng: “Trong vòng chưa đầy 70 năm kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền, nó đã duy trì quyền lực của mình thông qua bạo lực và dối trá. 80 triệu người Trung Quốc đã phải chịu đựng những cái chết bất thường do những đợt “đấu tố” của ĐCSTQ. Cuộc bức hại Pháp Luân Công là “cuộc đấu tố” gần đây nhất.“

“ĐCSTQ đã gây ra quá nhiều tội ác, đến mức mà ngày đền tội nó không còn xa. Nếu anh vẫn còn là thành viên của ĐCSTQ – anh hãy suy ngẫm về điều này, anh đã thề sẽ dâng hiến cả cuộc đời của mình cho nó tại lễ kết nạp – anh cũng sẽ bị trừng phạt tại cùng với sự kết thúc của ĐCSTQ. Chúng tôi đang nói với mọi người về việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, bởi vì chúng tôi không muốn thấy điều đó xảy đến với anh.”

Anh ta đã đồng ý thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ và những người đi cùng anh ta cũng đã làm như vậy.

Tiếp tục gọi điện thoại giảng chân tướng cho đến khi cuộc bức hại kết thúc

Bà Lâm Tú Viện, đến từ Đài Nam, là người kinh doanh mì sợi. Bà phải làm việc 14 giờ một ngày. Do đó, khi gọi điện thoại tới Trung Quốc để giảng chân tướng, bà đã tận dụng từng giây từng phút mà bà có thể. Hiện bà đang ở nhà chăm sóc mẹ già của mình và phải trực liên tục suốt 24 giờ mỗi ngày nên việc tận dụng thời gian với bà thậm chí còn thiết yếu hơn. Bà đã sử dụng điện thoại di động của mình để gọi tới Trung Quốc để giúp mọi người hiểu được chân tướng về cuộc bức hại.

Mỗi lần nhận được các số điện thoại mình cần phụ trách, bà Lâm sẽ sắp xếp lại các số điện thoại này và gọi theo các trường hợp bức hại khác nhau. Bà tự nhủ mỗi số điện thoại cần gọi ít nhất 5 lần. Nếu không ai trả lời hoặc có tin nhắn nói rằng người đó đang bận thì bà sẽ thử gọi lại vào một thời điểm khác. Đôi khi có người nhận cuộc gọi và khá sẵn lòng tìm hiểu về Pháp Luân Công. Bà Lâm đã giữ vững quyết tâm của mình bởi bà thực tâm hy vọng rằng mọi người sẽ trả lời các cuộc điện thoại của bà. Ngay cả một câu ngắn gọn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” cũng có thể tạo cho họ cơ hội được đắc cứu.

Một lần, bà gọi tới một sở cảnh sát. Người ở đầu bên kia quát bà: “Chẳng phải bà theo Chân – Thiện – Nhẫn đó sao? Tại sao bà cứ không ngừng làm phiền tôi như vậy? Đó là Chân – Thiện – Nhẫn à?” Sau đó anh ta gác máy ngay lập tức.

Bà Lâm sợ hãi và đã không thể nói được gì. Bà chỉ nghe thấy tim mình đập thình thịch. Sau khi suy xét lại, bà tự nhủ “Việc cứu người là điều chân chính nhất trong vũ trụ. Mình sợ điều gì chứ?”

Bà chia sẻ với các học viên khác và gọi điện lại một lần nữa: “Tôi đã gọi cho anh chính vì tôi thực hành theo Chân – Thiện – Nhẫn. Bởi vì tôi trân quý sinh mệnh của anh. Tôi cần phải nói cho anh biết chân tướng và để anh được cứu! Tôi không muốn anh tiếp tục bị lừa dối bởi những tuyên truyền giả dối và phạm tội khi trợ giúp cho cuộc bức hại Pháp Luân Công … Tôi vẫn bình thản ngay cả khi anh đối xử không tốt với tôi. Anh không nghĩ rằng tôi đang thực hành Chân – Thiện – Nhẫn sao?”

Bà Lâm nói rằng ngay khi chỉ có một trong số 100 cuộc điện thoại được thực hiện thành công thì điều đó cũng đáng để nỗ lực: “Mỗi một cuộc gọi mang theo chân tướng. Mỗi một tiếng chuông cũng khiến tà ác kinh hãi. Tôi sẽ tiếp tục gọi điện thoại giảng chân tướng cho tới khi cuộc bức hại này chấm dứt.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/8/370758.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/9/171054.html

Đăng ngày 13-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share