Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 21-11-2016] Theo thông tin tổng hợp của Minh Huệ Net, tháng 10 năm 2016 có 574 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, và một người trong số họ đã tử vong sau 12 ngày bị giam giữ.

Tại thời điểm viết báo cáo này, có tổng cộng 370 học viên vẫn đang bị giam giữ, trong đó, 22 người bị bắt giữ chính thức và có khả năng bị truy tố.

Cảnh sát cũng tịch thu 100.000 nhân dân tệ tiền mặt và tài sản có giá trị khác của 11 học viên trong khi bắt giữ họ.

Các học viên bị bắt giữ thuộc 27 tỉnh thành trực thuộc trung ương. Cát Lâm là tỉnh có số vụ bắt giữ nhiều nhất (118), tiếp theo là Liêu Ninh (100). 11 tỉnh khác được báo cáo có số vụ bắt lên đến hàng chục, các tỉnh còn lại có số vụ bắt giữ dưới 10.

  • Cát Lâm: 118
  • Liêu Ninh: 100
  • Hà Bắc: 55
  • Tứ Xuyên: 50
  • Sơn Đông: 36
  • Hồ Bắc: 31
  • Hắc Long Giang: 30
  • Quảng Đông: 19
  • Thiên Tân: 18
  • Nội Mông Cổ: 17
  • Hà Nam: 12
  • Giang Tô: 12
  • Giang Tây: 11
  • Trùng Khánh: 9
  • SơnTây: 8
  • Bắc Kinh: 8
  • Hồ Nam: 8
  • Quý Châu: 6
  • Cam Túc: 6
  • Ninh Hạ: 5
  • Thiểm Tây: 4
  • Vân Nam: 3
  • Thượng Hải: 2
  • An Huy: 2
  • Phúc Kiến: 1
  • Quảng Tây: 1
  • Thanh Hải: 1

Một phụ nữ Liêu Ninh qua đời sau 12 ngày bị bắt giữ chỉ vì tín ngưỡng của mình

Một cư dân thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh qua đời trong vòng chưa đầy hai tuần sau khi bị bắt giữ vì không chịu từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại.

Bà Hứa Quế Hà, 47 tuổi, bị bắt giữ ngày 27 tháng 10 năm 2016, sau đó bị chuyển tới trại tạm giam Thành phố Liêu Dương.

Buổi chiều ngày 7 tháng 11, cảnh sát thông báo cho con trai bà Hứa, khi đó đang đi học xa nhà, rằng mẹ anh đã ngã bệnh và muốn gặp anh.

Chiều hôm sau, cảnh sát lại gọi điện cho anh một lần nữa, đề nghị được đến đón bà. Người thanh niên này không dám về quê nhà, không biết rằng cảnh sát đang bày trò gì với anh và mẹ mình.

Ngày 10 tháng 11, cảnh sát lại gọi điện cho chị gái bà Hứa báo tin bà đã qua đời vào buổi chiều ngày 7 tháng 11.

Tuy nhiên, cảnh sát không cho phép chị gái bà Hứa xem thi thể của bà vì bà không ký biên bản từ bỏ quyền hợp pháp tìm kiếm công lý cho bà Hứa của gia đình.

Chị gái bà gần đây đã thuê một luật sư để giúp họ thực hiện quyền theo pháp luật của mình. Đồng thời, bà cũng đang tìm cách giải cứu cho em rể, ông Lưu Anh, cũng bị bắt giữ cùng thời điểm với vợ của ông – bà Hứa.

Ngày 11 tháng 11, luật sư của ông Lưu đã đến trại tạm giam, nhưng yêu cầu gặp mặt thân chủ của ông bị từ chối.

Cảnh sát Trường Xuân bị giao chỉ tiêu bắt giữ các học viên Pháp Luân Công

Sáng ngày 25 tháng 10 năm 2016, ba học viên Pháp Luân Công là bà Lý Quế Hoa, bà Mã Tú Vinh và bà Lý Quế Anh ở khu Lục Viên thành phố Trường Xuân đã lần lượt bị cảnh sát thuộc Đồn cảnh sát Tứ Gian Phòng và Đội An ninh Nội địa Trường Xuân bắt giữ.

Cảnh sát cho biết họ thực hiện các vụ bắt giữ này cho đạt chỉ tiêu được giao. Họ nói với gia đình của các học viên rằng, sau hai tuần họ sẽ thả các học viên này ra.

50 học viên bị bắt giữ vì kiện Giang Trạch Dân

50 trong số 574 học viên bị bắt giữ là do họ kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân tội phát động bức hại Pháp Luân Công khiến họ từng bị bắt giữ và ngược đãi.

Nhân viên bệnh viện bị bắt giữ

Bà Lý Tân Vũ, nhân viên của Bệnh viện khu Lý của tỉnh Hà Bắc, bị bắt giữ vào ngày 18 tháng 10 và chuyển tới Trung tâm Tẩy não Định Hưng.

Năm cư dân Liêu Ninh bị bắt giữ

Bà Cao Diễm Song bị bắt giữ ngày 23 tháng 10. Các học viên Quách Chấn Học, Hồ Khánh Liên, Trương Tú Hà, và Tống Thủ Vân bị bắt giữ sau đó một ngày. Cả năm học viên đều là người huyện Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, chỉ được ngủ giường không mà không có chăn đệm gì. Họ còn bị đánh đập và bắt lao động khổ sai.

30 học viên bị đưa đến trung tâm tẩy não

Trong số 574 học viên bị bắt giữ, có 30 người bị đưa thẳng đến trung tâm tẩy não và bị cưỡng tẩy não hòng ép họ từ bỏ đức tin của mình.

Mỏ Dầu Đại Khánh đưa nhân viên của mình tới trung tâm tẩy não. Ít nhất bốn nhân viên làm việc ở các bộ phận khác nhau của Mỏ dầu Đại Khánh đã bị đưa đến trung tâm tẩy não của mỏ dầu trong tháng 10 năm 2016 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Ngày 12 tháng 10, anh Vương Học Quân, kỹ sư của Nhà máy Lọc dầu Số 10, bị trưởng Phòng 610 đến đưa đến trung tâm tẩy não khi đang trong giờ làm việc.

Anh Trịnh Tân Vệ, nhân viên của Nhà máy Lọc dầu Số 3, vừa kết thúc ca đêm của ngày 12 tháng 10 thì một giám sát viên yêu cầu anh đi đến một cơ sở đào tạo. Khi đang trên đường tới đó, anh Trịnh cảm thấy có điều bất thường và chở giám sát viên đó quay trở lại nhà máy. Hai cán bộ quản lý khác đã chặn anh Trịnh lại và gọi điện cho hai cảnh sát đến đưa anh tới trung tâm tẩy não. Tại đó, anh bị đánh đập tàn bạo đến bất tỉnh nhân sự.

Ngày 21 tháng 10, bà Trương Lâm Ưng, trưởng một bộ phận của công ty khoan của mỏ dầu, bị bắt giữ tại nhà và đưa đến trung tâm tẩy não.

Ngày 31 tháng 10, ông Triệu Quốc Hoa, trưởng phòng định hướng nghề nghiệp của Cao đẳng Y Đại khánh, bị bắt giữ và đưa đến trung tâm tẩy não.

Hai cư dân Trùng Khánh bị đưa đến trung tâm tẩy não

Ngày 25 tháng 10, khi bà Lý Ngọc Quỳnh đang đi mua rau thì bị cảnh sát bắt giữ và đưa tới Trung tâm Tẩy não Nam Sơn. Ngày hôm sau, ông Chu Lương Vinh cũng bị đưa tới trung tâm tẩy não đó.

Nhiều học viên bị bắt giữ trước đó bị bắt lại

Trong số 574 học viên bị bắt giữ lần này, có nhiều người đã từng bị bắt giữ trước đó chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Hà Nam: Một cụ bà 81 tuổi bị cầm tù vì bản án ba năm trước

Một cư dân thường trú tại thành phố Tân Hương bị đưa trở lại nhà tù để thụ án tù từ ba năm trước vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị chế độ cộng sản Trung Quốc đàn áp.

Bà Triệu Mỹ Trân, 81 tuổi, bị bắt giữ lần đầu vào tháng 7 năm 2013 và bị kết án 4 năm tù trong trại giam thành phố Tân Hương. Bà đã được thả ra sớm khi trại giam từ chối tiếp nhận bà vì sức khỏe yếu.

Tuy nhiên, sáng ngày 24 tháng 10 năm 2016, cảnh sát đã quay lại nhà bà và bắt giữ bà.

Trại giam thành phố Tân Hương lần nữa lại từ chối tiếp nhận bà Triệu, vì bà bị huyết áp cao. Lần này, thay vì thả bà ra, một công tố viên từ Viện kiểm sát quận Mục Dã nói: “Vậy thì, chúng tôi sẽ đưa thẳng bà ấy tới nhà tù. Bà ấy phải lãnh đủ án 4 năm tù!”

Sức khỏe của bà Triệu tiếp tục xấu đi trong Nhà tù Nữ Tân Hương. Gia đình yêu cầu được thăm bà nhưng liên tục bị từ chối. Các lính canh nói với họ rằng bà hiện đang ở trong bệnh viện nhà tù.

Phó giáo sư về hưu bị bắt vì đòi khôi phục lương hưu

Bà Đường Húc Trân, phó giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Y khoa Tây Nam, bị bắt giữ ngày 9 tháng 10 sau khi bà đến trường yêu cầu trả lại lương hưu đã bị nhà trường đình chỉ sau khi bà bị kết án 3,5 năm tù giam vào cuối năm 2009 bởi nói với mọi người về Pháp Luân Công.

Cảnh sát ngược đãi tàn bạo

Nhiều học viên đã bị cảnh sát ngược đãi trong khi bị bắt giữ và giam giữ. Nhiều thân nhân của họ cũng bị cảnh sát hành hung thô bạo.

Một phụ nữ ở tỉnh Sơn Tây bị giam giữ vì đức tin của mình và bị trói trên “giường chết”

Một cư dân ở thành phố Đại Đồng vẫn bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện đang bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại. Vì bà từ chối mặc quần áo phạm nhân mà bà bị trói căng hình chữ đại trên “giường chết” một thời gian dài.

Ngày 18 tháng 10, khi bà Trần Trung Lập đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công thì bị tố cáo và bị cảnh sát bắt giữ. Sau 2 tiếng đồng hồ bị bắt, bà đã thoát ra khỏi đồn cảnh sát và trở về nhà vào buổi chiều.

Cảnh sát đã truy tìm bà ngay sau đó và bắt bà khi bà cùng con gái ra khỏi nhà vào tối đó. Cả bà Trần và con gái đều bị thương khi nỗ lực thoát khỏi cảnh sát.

Bà Trần bị đưa tới đồn cảnh sát địa phương và họ ra lệnh cho bà lấy mẫu nước tiểu. Bà từ chối và ngay sau đó bị đưa tới một bệnh viện địa phương để lấy mẫu máu. Cảnh sát không hề nói với bà Trần tại sao họ phải lấy mẫu nước tiểu và máu của bà.

Bà Trần bị đưa tới Trại tạm giam số 2 thành phố Đại Đồng vào lúc nửa đêm.

Con gái bà Trần đã đến đồn cảnh sát và yêu cầu được xem lệnh tạm giam và thông báo tạm giam vào ngày hôm sau. Giám đốc Lưu Khiêm đã không đưa ra được hai văn bản trên theo quy định của pháp luật.

Con gái bà Trần phản đối việc bắt giữ và giam giữ phi pháp đối với mẹ mình. Giám đốc Lưu trả lời rằng mọi việc đều hợp pháp vì họ nhận được chỉ lệnh từ cấp trên.

Ban đầu, khi con gái bà Trần đến trại tạm giam vào ngày thứ ba để yêu cầu gặp bà thì một viên chức trại giam đã từ chối. Nhưng anh ta đã xuôi trước sự phản đối của con gái bà Trần.

Người cha già bị thương trong khi tìm cách giải cứu con trai

Anh Điền Khải Sơn ở huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt giữ vào ngày 5 tháng 10. Mười ngày sau đó, con gái và người cha già của anh đã đến đồn cảnh sát để yêu cầu trả tự do cho anh, nhưng họ đã bị chặn lại ở bên ngoài.

Người cha già của anh Điền đã ngoài 80 tuổi, cúi người nói chuyện qua cửa sổ với một viên cảnh sát tên gọi Cao Dương, nhưng viên cảnh sát này lại đóng sầm cửa sổ lại, khiến mắt trái của ông bị thương.

157 trường hợp bị sách nhiễu

Ngoài các học viên bị bắt giữ nêu trên, có 157 người khác bị cảnh sát địa phương đột ngột “viếng thăm” vào tháng 10 năm 2016 vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Trong số đó có một người đã tử vong trong vòng vài giờ đồng hồ sau khi cảnh sát đến nhà.

Một cư dân Hà Bắc tử vong vài giờ đồng hồ sau khi bị trưởng Phòng 610 sách nhiễu

Khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 10 năm 2016, Đảng Huy, trưởng Phòng 610 Thành phố An Huy tỉnh Hà Bắc dẫn theo hai cảnh sát đến nhà ông Lưu Tăng. Họ liên tục tra hỏi ông Lưu lấy sách Pháp Luân Công ở đâu ra và có đệ đơn kiện Giang Trạch Dân hay không.

Lúc đó, vì trường kỳ chịu áp lực về tinh thần, nên cơ thể ông Lưu xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh và ông đã qua đời lúc 1 giờ chiều ngày hôm đó ở tuổi 72.

Ba phụ nữ Quý Châu bị cưỡng bức lấy mẫu máu

Ba phụ nữ lớn tuổi ở tỉnh Quý Châu bị cưỡng bức lấy máu vào tháng 10 năm 2016. Bà La Kim Đế bị cưỡng bức lấy máu ngày 25 tháng 10, bà Bàng Kế Hồng ngày 26 tháng 10, và bà Chu Thục Tú ngày 31 tháng 10.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/21/337975.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/24/160066.html

Đăng ngày 21-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share