Theo phóng viên báo Minh Huệ ở thành phố Thiên Tân

[MINH HUỆ 02-10-2011] Anh Chu Hướng Dương, một kỹ sư ở Học viện Thiết kế và thăm dò số 3 thuộc Cục đường sắt Thiên Tân, người bị bắt giam và bị tra tấn ở Nhà tù Cảng Bắc, đã thu hút được sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Gần 1,500 dân làng ở huyện Xương Lê, Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc đã làm đơn kiến nghị lên chính quyền yêu cầu trả tự do cho anh Chu và mở cuộc điều tra về tội danh tra tấn ở Nhà tù Cảng Bắc. Dấu hiệu hiện giờ cho thấy Viện kiểm sát Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Thiên Tân đang điều tra Nhà tù Cảng Bắc do áp lực mạnh mẽ yêu cầu công lý cho anh Chu. Tuy nhiên gia đình anh lại không nhận hồi âm gì từ nhà chức trách.

2011-10-1-minghui-zhouxiangyang-lianming-01--ss.jpg
Gia đình anh Chu đã nộp đơn kiến nghị đến huyện Xương Lê, Tần Hoàng Đảo.

Anh Chu Hướng Dương bị bức hại

Anh Chu bị kết án phi pháp chín năm tù vào năm 2003. Tại nhà tù Cảng Bắc, anh đã nhiều lần bị tra tấn. Anh Chu bị giam trong một phòng nhỏ, bị sốc điện bằng dùi cui điện trong thời gian kéo dài, cấm ngủ và bị đánh. Thậm chí còn tệ hơn khi lính canh tra tấn anh trong 04 tháng bằng cách bắt anh thực hiện những tư thế gây đau đớn. Họ kéo căng hai tay và chân anh ở những vị trí khác nhau, sau đó xếp theo tư thế mỏ neo ở dưới đất với nhiều vòng sắt trong thời gian kéo dài. Anh không thể đứng thẳng được sau khi họ tháo dây buộc ra. Học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân, ông Lý Hy Vọng bị tra tấn đến chết theo kiểu này chỉ trong vòng mười ngày ở Nhà tù Cảng Bắc.

2011-6-6-minghui-zhouxiangyang-1--ss.jpg
Anh Chu Hướng Dương là một học viên Pháp Luân Công, anh từng là kỹ sư tại Học viện thiết kế và thăm dò số 3 thuộc Cục đường sắt Thiên Tân.

Anh Chu đã tuyệt thực trong một năm rưỡi để phản đối cách đối xử này. Kết quả là, cân nặng của anh chỉ còn 39kg. Nhiều lần anh được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Hồ sơ của anh đã được gửi lên Liên Hợp Quốc và nhận được sự chú ý của quốc tế. Anh được thả khi bị giam đến năm thứ sáu. Cuối cùng anh đã kết hôn với cô Lý San San, người đã đợi anh về và đã thay mặt anh để kháng cáo trong bảy năm. Tuy nhiên, chỉ trong một năm sau khi cưới, một lần nữa anh Chu lại bị kết án oan, anh bị giam tại Nhà tù Cảng Bắc. Anh đã tuyệt thực từ lúc anh bị bắt vào tháng Ba.

Gia đình kháng cáo

Gia đình anh Chu đã kháng án lên Đội an ninh nội địa Đường Sơn và Nhà tù Cảng Bắc để yêu cầu trả tự do cho anh, nhưng cả hai cơ quan này đều từ chối nhận trách nhiệm và còn giấu diếm thông tin hồ sơ của anh. Vợ anh Chu, cô Lý San San, đã kể lại trong bức thư ngỏ “Trải nghiệm thống khổ của một cặp đôi trẻ: chờ đợi trong bảy năm, chín năm bị tù oan” và gửi bức thư này đến nhiều cơ quan chính phủ có liên quan. Mẹ anh đã viết chữ màu lên áo của bà để phản đối và đứng trước cửa Nhà tù Cảng Bắc vì bà không được phép vào thăm con trai.

Cuối cùng gia đình anh cũng không thể nhẫn nại thêm nữa, và đã có hành động trực tiếp để yêu cầu trả tự do cho anh Chu, để anh không còn bị giam giữ oan ức và bị tra tấn nữa. Mẹ anh đã gửi đi hai lá thư. Một lá thư có tựa đề “Kháng cáo của một bà mẹ già”. Bức thư đã chỉ rõ tội ác tra tấn và cấm thăm viếng ở Nhà tù Cảng Bắc, và các viên chức ở Cục quản lý nhà tù chỉ đơn thuần lờ nó đi. Gia đình anh sau đó đã thuê một luật sư. Lúc đầu hai luật sư ở Bắc Kinh đã đến Nhà tù Cảng Bắc để gặp anh Chu, đây là một quyền hợp pháp, nhưng viên chức ở nhà tù đã đuổi họ đi. Sau đó, hai luật sư đã nộp cáo trạng lên Viện kiểm sát trung thẩm Thiên tân, để kiện cai ngục trưởng Lý Quốc Vũ và trưởng trại giam Trương Sĩ Lâm (hai kẻ bức hại chính ở Cảng Bắc) vì những tội danh tra tấn và ngược đãi. Trong 12 năm qua, ĐCSTQ đã bức hại nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp, chính quyền đã bỏ qua và cho phép vô số tra tấn xảy ra ở nhiều nhà tù và trại lao động cưỡng bức, luôn luôn chối bỏ trách nhiệm, tuyên bố rằng “không có chứng cứ.” Thực ra, có rất nhiều quy định hiện hành cho phép công dân được kiện các quan chức, và yêu cầu họ phải đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng họ không phạm đúng như cáo buộc, thay vì yêu cầu công dân phải đưa ra chứng cứ trước khi hồ sơ được thành lập.

2011-10-1-minghui-zhouxiangyang-lianming-02--ss.jpg
Nghi phạm Lý Quốc Vũ, một trong hai thủ phạm chính ở Nhà tù Cảng Bắc.

Đáp lại lời buộc tội của luật sư, Viện kiểm sát Thiên Tân đã đòi hỏi một cách vô lý rằng cần phải có bằng chứng. Luật sư đã đưa ra một số điều luật và cung cấp một số chứng cứ. Luật sư nói rằng phòng giám sát phải chịu trách nhiệm trong việc thành lập vụ kiện và phải bị điều tra. Viên chức ở Viện kiếm sát đã không thể bác bỏ lý luận này và phải chấp nhận yêu cầu.

Hơn một nghìn người dân ở nhiều thôn cùng nỗ lực giải cứu anh Chu

Trong khi đó ở quê nhà anh Chu, nhiều người dân đã rất phẫn nộ sau khi đọc “Trải nghiệm thống khổ của một cặp đôi trẻ: chờ đợi trong bảy năm, chín năm bị tù oan” và rất xúc động bởi niềm tin vào Chân–Thiện–Nhẫn của hai người. Theo gợi ý của gia đình anh, nhiều người dân đã ký vào đơn thỉnh nguyện, bày tỏ nguyện vọng muốn trả tự do cho một người tốt, một công dân chính trực và ủng hộ việc trừng phạt những công an phạm tội: 1,495 người dân ở nhiều thôn và thị trấn nhỏ đều cùng nhau ký tên.

Hơn một nửa số dân ở quê cô Lý thuộc Đường Sơn cũng ký tên. Có rất nhiều người tán dương Pháp Luân Công. Một vài người nói “Pháp Luân Công thật tốt! Những người tốt đang bị bức hại, mọi người sẽ ký tên!” Một phụ nữ đã đọc “Trải nghiệm thống khổ” và mang bài này đến chỗ làm của bà, nơi toàn bộ công nhân ở nhà máy đều ký vào đơn thỉnh nguyện. Một bà lão 80 tuổi đã biết được câu chuyện này và đã yêu cầu các cháu của bà cùng cả gia đình ký tên vào đơn. Một viên chức ở một thôn khác nói “Tôi sẽ ký vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công; họ đều là những người tốt, và điều này giúp tôi có thể tích đức” Một trưởng thôn cũng nói “Tôi khâm phục các học viên Pháp Luân Công. Họ luôn nghĩ đến người khác. Ngày nay các viên chức chính quyền làm đủ trò để hãm hại họ.”

Sự ủng hộ của dân chúng đã gây áp lực lên các cơ quan pháp luật của ĐCSTQ

Vào giữa tháng 09, gia đình anh Chu bắt đầu quá trình kháng cáo với bức thư thỉnh nguyện có chữ ký của gần 1,500 người dân. Họ đến Phòng chính trị và luật pháp, Phòng kháng cáo ở huyện Xương Lê, Tần Hoàng Đảo và Thiên Tân để nộp đơn thỉnh nguyện. Những cơ quan này đều từ chối không nhận đơn thỉnh nguyện.

Do có một lượng lớn người dân đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện ủng hộ việc trả tự do cho một học viên Pháp Luân Công, nhiều báo cáo đã được đăng trên báo Đại Kỷ Nguyên, Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân và nhiều trang web khác, nhiều đài phát thanh và truyền hình ở bên ngoài Trung Quốc, điều này đã gây ảnh hưởng to lớn. Dưới áp lực từ gia đình anh Chu, lời buộc tội của luật sư, đơn thỉnh nguyện được ký bởi 1,500 người, cùng với báo cáo rằng học viên Lý Hy Vọng bị bức hại đến chết. Viện kiểm sát trung thẩm Thiên Tân buộc phải tiến hành điều tra Nhà tù Cảng Bắc (sau đó đổi tên thành Nhà tù Tân Hải). Vài viên chức đã tiết lộ rằng hồ sơ của anh Chu đã trở thành một vấn đề “rất nghiêm trọng” liên quan đến nhiều lãnh đạo của các cơ quan và anh Chu cũng trở thành một “vấn đề nhạy cảm”. Nhà tù Cảng Bắc hiện đang bị điều tra.

Viên chức Cục quản lý nhà tù đưa ra một tuyên bố không mong đợi “Không có kháng cáo như thế”

ĐCSTQ chỉ thi hành việc điều tra theo nguyện vọng của dân chúng một cách hạn chế. Thêm nữa, quá trình điều tra cũng được giữ kín, và nó không thi hành nguyên tắc minh bạch của chính quyền, hay “Thực thi quyền hạn cho người dân, thực thi quyền hạn theo luật pháp”. Do đó, mọi thông tin về cuộc điều tra đều được giữ kín.

Gần đây, sau khi Viện kiểm sát trung thẩm Thiên Tân và Ủy ban chính trị và lập pháp Thiên Tân từ chối chịu trách nhiệm về mọi hành vi của họ, gia đình anh Chu đã hỏi về việc kháng cáo của họ tại Cục quản lý nhà tù và nhận được một câu trả lời bất ngờ: “Không có kháng cáo như thế.” Họ đã không nói rằng họ sẽ điều tra những chứng cứ do luật sư cung cấp, bao gồm việc có khoảng 20 trường hợp học viên Pháp Luân Công và anh Chu Hướng Dương bị tra tấn ở Nhà tù Cảng Bắc.

Hiện tại, cáo trạng của luật sư vẫn đang được tiến hành.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/2/营救周向阳-社会正义力量施压邪党公检法-247415.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/27/129021.html
Đăng ngày 10-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share