Bài viết của Thanh Khê

[MINH HUỆ-22-09-2011] Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn không chỉ cho nhóm các học viên Pháp Luân Công mà còn cho cả gia đình và xã hội của họ. Bởi vì nhiều học viên có học vị cao và năng lực trong nhiều lĩnh vực rộng lớn, nên mức độ và ảnh hưởng của thiệt hại mà ĐCSTQ gây ra có thể không bao giờ có thể được biết đến một cách đầy đủ. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn một số bài báo đăng tải trên trang web Minh Huệ ngày 7 tháng Chín năm 2011.

Bài báo có nhan đề “Sau khi trải qua tra tấn tàn nhẫn trong tù, nguyên trợ lý nghiên cứu ở Đại học Quốc Gia Công nghệ Quốc phòng lại tiếp tục bị đàn áp,” đã điểm lại những cuộc đàn áp cưỡng chế lên ông Lý Chí Cương trong nhiều năm. Sau khi có bằng thạc sĩ vào năm 1994, ông Li được nhận vào khoa Khoa học Máy tính, Đại học Quốc phòng làm nghiên cứu sinh tiến sĩ với kết quả đầu vào xuất sắc. Trong khóa học tiến sĩ, ông nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và phân tích hệ thống phân tích chuyên gia, trọng tâm là hai công nghệ chính cho các dự án nghiên cứu và phát triển quân sự. Mặc dù không nhận được bằng tốt nghiệp nhưng ông đã làm việc với trường tốt và được điều về Viện Nghiên cứu Khoa học Máy tính của Đại học Quốc gia Công nghệ Quốc phòng.

Trong 12 năm qua, ông Lý Chí Cương đã bị kết án tù, cưỡng bức lao động và lạm dụng thể chất nặng nề và bị đối xử tàn tệ. Ví dụ, vào ngày 21 tháng Tám năm 2003, Đại học Quốc gia Quốc phòng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Một vài nhân viên và khoa viện nhận được điện thoại của các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại, và vì thế các quan chức trong trường cho rằng điều này có liên quan tới ông Lý. Họ đã trình báo sự việc này với Giang Trạch Dân, nguyên chủ tịch của ĐCSTQ và là kẻ tội phạm đứng đầu trong việc đàn áp Pháp Luân Công khi ông ta ở Hà Nam lúc đó. Giang ra lệnh phải “chuyển hóa” ông Lý trong một thời gian nhất định. Ông Lý lúc đó đang bị giam ở Trung tâm Giam giữ Quân đội Bắc Kinh đã ngay lập tức bị các quan chức Quân đội Địa phương thẩm vấn. Họ tra tấn ông ngày đêm, và buộc ông đọc các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công. Khi ông từ chối, họ đã đánh đập ông dã man, và điều này dẫn đến việc ông bị bại não và mất khả năng nghe. Ông cũng bị thương ở nhiều bộ phận trên cơ thể do bị đá. Ông Lý cao 6 bộ 1 insơ (1.83 mét), cũng bị khóa trong một cái lồng kim loại nhỏ tới mức ông ấy không thể đứng hay ngồi xổm.

(Câu chuyện đầy đủ: “Phòng 610 lại bắt giữ cựu chuyên gia nghiên cứu quốc phòng Lý Chí Cương”)

Bằng việc đàn áp một người có năng lực cao, chẳng phải ĐCSTQ dã tước đi của họ quyền phục vụ tổ quốc và giúp phát triển kinh tế và đạo đức của xã hội Trung Quốc?

Một bài báo khác mang tựa đề “Kỹ sư bị tống giam ở nhà tủ Ký Đông kiên quyết kiện tội phạm và bảo vệ nhà tù” thuật lại cuộc bức hại tàn bạo cưỡng chế lên ông Lưu Vĩnh Vượng, trưởng phòng và kỹ sư trưởng của một công ty nước ngoài ở Bắc Kinh. Ông Lưu hiện nay đã ở cuối độ tuổi ba mươi, tốt nghiệp Đại học Thiên Tân. Toàn án ĐCSTQ đã kết án ông tám năm tù giam vào năm 2006 và giam ông ở nhà tù Ký Đông, nơi ông bị bức hại thể chất nặng nề và bị đối xử tàn tệ.

Khi ông Lưu bị bắt giam lần đầu vào năm 2006, quan chức phòng cảnh sát địa phương đã gây áp lực cho lãnh đạo của ông, nói rằng nếu họ không sa thải ông Liu, họ sẽ không được phép kinh doanh ở Trung Quốc lục địa. Hành động này không chỉ tạo cho công ty nước ngoài ấn tượng xấu về chính phủ, mà còn buộc họ tham gia và cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

(Bài báo liên quan “Xúc phạm nhân phẩm và tra tấn“)

Một bài báo thứ ba đáng chú ý là: “Chi tiết: Nhiều nghệ sĩ ở Trung Quốc bị bức hại vì tập Pháp Luân Công”.

Nghệ sỹ đầu tiên được nhắc đến trong bài báo là cô Tề Bạch Thạch, cháu của Tề Bỉnh Thục, một trong những họa sỹ Trung Quốc lừng danh nhất của thế kỷ 20. Giống như ông của mình, cô Tề Bạch Thạch là một nghệ sĩ nổi tiếng. Bị ấn tượng sâu sắc bởi kỹ năng của cô, ông cô đã một lần nhận xét rằng các bức tranh của cô có thể vượt qua cả tác phẩm của chính ông. Nhưng bởi tập Pháp Luân Công, cô Tề đã bị đưa tới Bệnh viện Tâm thần Đại Liễu Thụ ở thị trấn Đại Bắc Diêu, quận Triều Dương, Bắc Kinh. Khi cô từ chối từ bỏ niềm tin của mình, bác sĩ đã tuyên bố rằng cô bị “tẩu hỏa nhập ma”. Cô Tề có một sức khỏe tinh thần tốt, nhưng bác sĩ buộc cô phải uống thuốc điều trị thần kinh như một hình thức tra tấn. Sau đó, cô bị kết án tù với cùng lý do đó. Ở trong tù, bảo vệ nhà giam, quản giáo và cảnh sát động viên cô vẽ tranh bởi họ ráo riết muốn có tranh cô vẽ. Họ đã lấy và bán chúng giống như hành động của kẻ móc túi trộm tiền. Giờ đây, do bị lạm dụng, tóc cô Tề đã chuyển sang màu xám, tay cô run run và cô không còn có thể vẽ được nữa.

Làm việc ở lĩnh vực nghệ thuật khác với các ngành nghề khác. Là một nghệ sỹ, cô Tề không chỉ đại diện cho văn hóa của của một thời kỳ nhất định, mà các tác phẩm nghệ thuật của cô còn là một phần tất yếu để truyền tải văn hóa Trung Hoa, đây là điều không thể đo lường bằng bất cứ giá nào. Hãy nhìn những tay sai hèn hạ của ĐCSTQ, những kẻ đã nhúng một tay vào việc bức hại cô Tề một cách tàn bạo, tay còn lại ép cô vẽ và bán các tác phẩm của cô để kiếm tiền. Mọi người đều biết để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao, người nghệ sỹ cần được tự do thể hiện bản thân họ. Nhưng những kẻ bức hại lại bỏ tù một nghệ sĩ cực kỳ tài năng và sử dụng cô ấy như một cái máy in tiền.

Một nghệ sỹ khác được giới thiệu trong bài báo là ông Phạm Nhất Minh. Phần lớn các tác phẩm nghệ thuật của ông được những nhà sưu tập Mỹ và Châu Âu tìm mua. Năm 2001, ông được mời tới Vương quốc Anh để vẽ chân dung của nguyên bộ trưởng Anh, Edward Health. Giữa năm 2001 và 2003, ông đã có ba triển lãm cá nhân ở Hồng Kông. Năm 2004, một triển lãm khác của ông được tổ chức ở Vương quốc Anh. Tháng Chín năm 2004, cuốn sách của ông Hành trình trên cùng một con đường- những tác phẩm sơn dầu chọn lọc của Phạm Nhất Minh được xuất bản. Tháng Mười năm 2004, ông trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của ông tại triển lãm “Hành trình trên cùng một con đường” ở Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Bắc Kinh. Tháng Mười Một năm 2005, ông lại trình diễn các tác phẩm trong “Hành trình trên cùng một con đường.” Tuy nhiên, ông lại bị bắt trong cuộc chạy đua tới Thế vận hội Bắc Kinh và bị kết án hai năm tù vì tập Pháp Luân Công.

Ở trên mới chỉ đề cập tới một vài trường hợp bức hại từ một vài bài báo. Xem xét những trường hợp này, chúng ta có thể thấy không chỉ ĐCSTQ đầu tư nhiều tiền của và nhân lực vào việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công và sự đau khổ mà các học viên và gia đình họ phải gánh chịu, mà còn thấy đươc cả xã hội bị thiệt hại nặng nề, bởi những người có năng lực xuất chúng này có thể làm giàu đáng kể cho xã hội.

Câu hỏi đặt ra là, trong suốt hơn 12 năm qua, có bao nhiêu người có năng lực, xuất chúng đã trở thành đối tượng của cuộc đàn áp của ĐCSTQ và bị mất đi tính mạng của mình chỉ đơn giản vì họ giữ niềm tin vững chắc vào Chân-Thiện-Nhẫn?


Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/22/中共对优秀人才的迫害-246940.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/1/128446.html
Đăng ngày 04-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share