Bài viết của Vân Lâm, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 27-08-2020] Hội trại Học viên Pháp Luân Đại Pháp Trẻ Đài Loan 2020 đã diễn ra tại Đại học TransWorld ở huyện Vân Lâm từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 vừa qua. Hơn 100 học viên trẻ tuổi đã tham gia sự kiện và thảo luận các cách để đề cao bản thân chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Họ cũng thảo luận làm sao có thể bảo trì được trạng thái tu luyện tinh tấn và những việc họ đã làm để cứu chúng sinh.

cd116b624c5a000b5901d5bae2af8749.jpg

Hội trại Học viên Pháp Luân Đại Pháp Trẻ Đài Loan 2020 ở huyện Vân Lâm từ ngày 22 – 24 tháng 8 năm 2020

ce3110bc6495841ef40e14e019ea4e0e.jpg

2e44bc0ce9b987534a0a2353cf2acccf.jpg

b8376effac45015896a7815d134cc931.jpg

8001a63dc902323b9a9dda8c19010a53.jpg

Các học viên trẻ cùng nhau luyện các bài công pháp.

Bảo trì tinh tấn

Nam sinh viên đại học năm thứ nhất tên Ngô cho biết anh đã học hỏi được rất nhiều từ những cuộc thảo luận này. Bằng cách lắng nghe người khác, anh đã thấy được những điểm anh cần cải thiện trong tu luyện. Anh cũng nhận ra được tầm quan trọng của việc học Pháp.

Ban đầu, Ngô không hiểu vì sao người ta cần phải hướng nội khi xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, Ngô nhận ra rằng xem xét bản thân có thể giúp một người đồng hóa tốt hơn với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Một vấn đề khác của Ngô là cách quản lý thời gian. Anh chia sẻ rằng anh đã lãng phí nhiều giờ để lướt web trong khi các học viên khác có thể tận dụng tốt thời gian của họ và luôn tinh tấn. Mặc dù hội trại chỉ kéo dài ba ngày nhưng anh cảm thấy bản thân đã thu được những lợi ích to lớn- học được cách tống khứ các niệm đầu về bệnh và chính lại bản thân dựa trên các Pháp lý.

Ánh Dụ, đã tốt nghiệp Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan, và hiện đang giảng dạy nghệ thuật biểu diễn. Cô đã xúc động sâu sắc khi chứng kiến nhiều học viên trẻ chia sẻ về trải nghiệm tu luyện của họ. Cô cho hay cô cảm thấy được truyền động lực và bắt đầu suy ngẫm về trạng thái tu luyện của bản thân mình.

Bởi vì tu luyện cùng với cha mẹ từ khi còn nhỏ nên Ánh Dụ cảm thấy việc tu luyện dễ dàng và tự nhiên. Sau khi tốt nghiệp, phải đối mặt với quá nhiều thử thách, Ánh Dụ cho biết cô bắt đầu suy nghĩ về tu luyện một cách nghiêm túc. “Bất kể là chúng ta phải đối mặt với các vấn đề đạo đức cơ bản hay căng thẳng thì những Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp luôn là định hướng tốt nhất cho chúng ta”, cô nói.

Cô luôn cảm thấy mình là một người kém cỏi và tự ti. Tuy nhiên, sau khi nhận ra tầm quan trọng của tu luyện, cô đã có thể nghiêm túc đối đãi với bản thân mình. Cô chia sẻ, chỉ trong vòng một năm, diện mạo và các kỹ năng biểu diễn của cô đã được cải thiện đáng kể. Cô nói: “Tôi biết tất cả những điều này đến từ Pháp Luân Đại Pháp. An bài của Sư phụ là tốt nhất.”

Vũ Tần, một học sinh năm thứ hai tại Trường Trung học Nghệ thuật Điểu Tùng, đã chia sẻ câu chuyện của mình. Từ những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, anh hiểu rằng một người không chỉ nên giải quyết tốt vấn đề khi gặp mâu thuẫn mà còn phải hướng nội khi chứng kiến xung đột giữa những người khác. Anh không còn tranh luận với mẹ và gia đình anh trở nên hạnh phúc hơn rất nhiều.

Cứu người

Hứa, một sinh viên mỹ thuật ở Đài Bắc, cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi còn nhỏ. Anh đã nghe những học viên trẻ khác giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, và anh nhận ra việc sản xuất các tác phẩm nghệ thuật truyền thống sẽ cho anh cơ hội trò chuyện với mọi người về nền mỹ thuật truyền thống và các giá trị chân chính.

Lâm Tấn Hào đã tốt nghiệp Trường Trung học Nghệ thuật Điểu Tùng và hiện đang là sinh viên đại học chuyên ngành mỹ thuật. Bởi vì nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật truyền thống nên anh không thích nghệ thuật hiện đại. Sau đó, anh nhận ra rằng khi anh đọc các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp là anh đang đồng hóa với các Pháp lý, đồng thời cũng có thể giúp đỡ người khác. Anh nói: “Nếu tôi có những cảm xúc tiêu cực về người khác thì tôi sẽ không còn cách nào để giúp họ cả.”

Anh trở nên tôn trọng những nghệ sỹ theo đuổi chủ nghĩa hiện thực. “Trong một xã hội hỗn loạn như vậy, nơi mà có nhiều người đang quảng bá những loại hình nghệ thuật trừu tượng và phá cách thì những nghệ sỹ này đã quyết tâm gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống”.

Anh Lâm cũng ấn tượng sâu sắc với những Pháp lý uyên thâm của Pháp Luân Đại Pháp cũng như sự chỉ dẫn của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Anh đã có thể bảo trì được tâm trí thanh tỉnh và ghi nhớ lý do tại sao mình lại tới thế giới này. Anh chia sẻ: “Có quá nhiều khổ nạn trên con đường tu luyện. Chỉ bằng cách tống khứ các chấp trước và quan niệm của người thường thì mới có thể minh bạch về trách nhiệm của chúng ta và hoàn thành chúng được tốt.”

Hoàng Dư Quân, sinh viên đại học năm thứ nhất, đã giúp biên tập các chương trình video nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Song, anh đã không tu luyện tốt và không thể tĩnh lại khi học Pháp. Anh cũng nhận ra chấp trước xem phim trên ti vi và thường dành hai đến ba giờ mỗi ngày để xem phim. Mỗi lần như vậy, anh lại cảm thấy hối tiếc, nhưng sự việc này cứ xảy ra hết lần này tới lần khác.

Tại hội trại này, thông qua việc học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp và thảo luận cùng các học viên khác, anh Hoàng nhận ra đó là sự can nhiễu của cựu thế lực. “Những ý nghĩ mong muốn xem phim không phải tôi thực sự”, anh giải thích. “Giờ đây, tôi đã hiểu vấn đề này rõ ràng hơn rồi và tôi biết nó bao gồm cả chấp trước vào sự thoải mái của tôi nữa”.

Tầm quan trọng của một tâm trí hòa ái

Anh Quách Gia Minh tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan. Hiện anh đang theo học chương trình cao học.

Trong thời gian ở trường đại học, anh đã trở thành chủ tịch của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp. Thời gian đó, anh cũng đang tranh cử vào hội sinh viên và phải đối diện với một cuộc tranh luận lớn gây chia rẽ giữa các sinh viên. Nhận ra hoàn cảnh này có liên quan đến trạng thái tu luyện của bản thân, anh Quách đã hướng nội và thấy rằng cả cuộc bầu cử và cuộc tranh luận đều liên quan đến tu luyện của mình.

Qua quá trình này, anh cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo trì một tâm thái hòa ái. “Mọi người biết tôi là một học viên, họ quan sát từng cử chỉ, lời nói của tôi, và điều đó sẽ ảnh hưởng tới thái độ của họ đối với Pháp Luân Đại Pháp. Tôi luôn nhắc nhở bản thân mình, là một học viên, tôi cần phải làm thật tốt và để lại ấn tượng tích cực cho mọi người”. Cuối cùng, nhóm của anh cũng đã đắc cử.

Qua trải nghiệm này, anh cũng hiểu được tầm quan trọng của việc bảo trì sự hòa ái và tâm từ bi. Anh nói: “Con đường tu luyện đã được trải sẵn rồi, và là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần bước đi cho tốt và giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của Chân-Thiện-Nhẫn.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/27/411015.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/29/186548.html

Đăng ngày 03-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share