Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-02-2020] Theo thông tin tổng hợp từ trang web Minh Huệ, trong tháng 1 năm 2020 đã ghi nhận 125 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và 69 trường hợp bị sách nhiễu vì kiên định đức tin của họ. 58 người vẫn bị giam vào thời điểm viết báo cáo này.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Từ khi chế độ cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp pháp môn này từ tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị bắt, bỏ tù, tra tấn, lao động cưỡng bức và thậm chí bị mổ cướp nội tạng.

Trong số 194 học viên bị nhắm đến, có 48 người bị lục soát nhà. 18 học viên bị công an tống tiền tổng cộng 155.700 nhân dân tệ, trung bình từ 100 đến 100.000 nhân dân tệ mỗi người. Tám học viên trên 70 tuổi, và năm học viên trên 80 tuổi.

Hầu hết các học viên bị nhắm đến tại thời điểm trước Tết Nguyên đán và trước khi bùng phát dịch bệnh virus corona mà đã khiến phong toả hơn 80 thành phố trên khắp Trung Quốc.

Các tỉnh Hà Bắc, Hắc Long Giang và Sơn Đông có số lượng học viên bị bắt giữ và sách nhiễu nhiều nhất. Các tỉnh còn lại đều chiếm một con số, từ 5-9 vụ bắt giữ và 1-6 vụ sách nhiễu mỗi tỉnh.

Có thông tin rằng vào tháng 12 năm 2019, chính quyền ở khu Hồng Sơn, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã chuẩn bị danh sách 40 học viên Pháp Luân Công và cố bắt họ sau Tết Nguyên đán và đưa đến một trung tâm tẩy não. Khi thành phố bị phong toả sau đó vì dịch virus corona, hiện vẫn đang điều tra xem các vụ bắt giữ được lên kế hoạch trước đã được thực thi chưa.

Ngày 27 tháng 1 năm 2020, tại tỉnh Hắc Long Giang, ông Cung Phượng Cường, 48 tuổi, bị đưa đến trung tâm cách ly cho các bệnh nhân nhiễm virus corona sau khi ông ngất đi do bị ngược đãi trong một Trại tạm giam. Ông Cung bị bắt vào ngày 27 tháng 12 năm 2019, chỉ một tuần sau khi vợ ông qua đời do bị ngã trong lúc tìm cách trốn thoát khỏi vụ bắt giữ vì bà tu luyện Pháp Luân Công.

Dưới đây là tóm tắt các vụ bắt giữ và sách nhiễu trong tháng 1 năm 2020. Sự gia tăng kiểm soát thông tin và hạn chế lưu thông nghiêm ngặt tại Trung Quốc vì sự bùng phát của dịch virus corona đã khiến việc báo cáo kịp thời các học viên Pháp Luân Công bị bắt và sách nhiễu còn gặp khó khăn hơn nữa.

Mẫu Đan Giang, tỉnh Hắc Long Giang: 10 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong hai ngày

Ngày 5 tháng 1 và 6 tháng 1 năm 2020, 10 người dân ở thành phố Mẫu Đan Giang, tỉnh Hắc Long Giang bị bắt giữ vì đức tin vào Pháp Luân Công.

Trong số họ, tám học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ vào ngày 5 tháng 1 năm 2020. Cảnh sát đã theo dõi các học viên khi họ rời khỏi nhà một học viên sau buổi học Pháp chung. Cảnh sát tịch thu chìa khóa, đưa họ tới Đồn Công an Tây An và lục soát nhà của họ.

Cảnh sát đã giám sát các học viên trước khi bắt giữ họ và thu thập thông tin về nhóm học Pháp, nơi họ phân phát tài liệu Pháp Luân Công và địa chỉ nhà của họ.

Tám học viên bao gồm bà Lưu Phượng Diễm, bà Trần Nhạn Vi, bà Vương Kim Bình, bà Tôn Ngọc Tĩnh, bà Tôn Quế Xuân, bà Hoàng Diễm Lệ, bà Lý Thục Vinh và bà Vương Xuân Hoa.

Bà Lưu được tại ngoại vì lý do sức khỏe sau đợt kiểm tra y tế và bảy học viên còn lại đang bị tạm giam hành chính 15 ngày tại trại tạm giam Thành phố Mẫu Đan Giang.

Hai học viên là bà Phạm Lệ Mẫn, ngoài 40 tuổi và bà Vu Trường Lan bị bắt vào ngày 6 tháng 1 năm 2020.

Cảnh sát gõ của nhà bà Vu vào tối hôm trước nhưng bà từ chối mở cửa và bà đã bị bắt vào sáng hôm sau khi đang đi làm.

Hiện chưa rõ bà Phạm và bà Vu đang bị giam giữ ở đâu.

Một người dân Tứ Xuyên bị bắt sau khi nộp đơn đăng ký lại hộ khẩu

Ông Dư Tự Minh, 64 tuổi, là một người dân ở thành phố Long Xương, tỉnh Tứ Xuyên. Ông đã đến đồn công an địa phương vào ngày 2 tháng 1 năm 2020 để đăng ký lại hộ khẩu. Công an đã đề nghị đến xem nhà ông. Ông đã đưa họ về nhà và họ đã lục soát nơi ở của ông.

Ông Dư đã yêu cầu trình giấy khám xét. Một người nói: “Học viên Pháp Luân Công các ông là ngoài vòng pháp luật và chúng tôi không cần bất kỳ giấy tờ nào để khám xét nhà ông.” Không rõ là vì sao họ lại phát hiện được ông Dư tu luyện Pháp Luân Công.

Công an đã cố bắt ông Dư. Khi ông kháng cự, một công an đã nắm tóc ông và đập đầu ông vào tường. Bên phải mặt ông sưng phồng đến nỗi ông gần như không thể mở mắt. Vết sưng và bầm trên trán ông vẫn thấy rõ sau hai tuần.

Sau đó công an đã đưa ông Dư và một học viên khác đang thăm ông đến đồn công an để thẩm vấn. Hai học viên đã từ chối trả lời mọi câu hỏi. Họ đã được thả vào khoảng 5 giờ chiều hôm đó.

Cháu gái bị đuổi việc vì bà bị bắt

Ngày 15 tháng 1 năm 2020, bà Tôn Kiện Yến ở thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang bị bắt tại thành phố Y Xuân, cách Hạc Cương khoảng 146km. Một tháng trước bà đã chuyển đến Y Xuân để tránh bị bức hại bởi tu luyện Pháp Luân Công. Công an vẫn theo dõi bà và đã bắt bà.

Nhiều học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc đã gọi điện thoại cho công an để hối thúc họ thả bà Tôn. Để trả thù, công an đã ép nơi làm việc của cháu gái bà Tôn phải sa thả cô.

Người thân lớn tuổi bị công an bạo hành khi họ bắt giữ học viên Pháp Luân Công

Ngày 27 tháng 1 năm 2020, cô Lý Thuỵ Linh ở Bắc Kinh bị bắt khi đang phân phát tài liệu về Pháp Luân Công. Bảy công an đã lục soát nhà cô và tịch thu các sách Pháp Luân Công, những tài liệu liên quan và máy tính của cô.

Bác của cô Lý ghé qua nhà và không biết chuyện gì đang xảy ra ở nhà cháu gái của ông. Công an đã giật túi của ông và đổ đồ đạc xuống đất. Khi ông lão hơn 70 tuổi này chất vấn công an, họ đã còng tay ông và đè xuống đất.

Cả cô Lý và người bác bị đưa đến đồn công an địa phương. Sau đó cô Lý bị đưa đến trại tạm giam Đông Thành và bác của cô được thả. Công an đã sách nhiễu gia đình cô vài lần sau đó. Gia đình cô, đặc biệt là mẹ chồng hơn 80 tuổi, rất lo lắng cho cô.

Bị bắt vì truyền rộng thông tin về Pháp Luân Công

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, bà Tề Kế Vinh, khoảng 80 tuổi và bà Du Đức Trân, hơn 50 tuổi, người ở thành phố Thạch Chuỷ Sơn, tỉnh Ninh Hạ, đã bị bắt sau khi bị tố giác vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Công an đã lục soát nhà bà Du và lấy đi các điện thoại di động của bà. Hiện bà bị giam tại Trạm tạm giam Đại Vũ Khẩu. Tình trạng của bà Tề hiện vẫn đang được điều tra.

Bà Lưu Thục Hoa, 59 tuổi, ở thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam, đã nói chuyện với một ông lão hơn 80 tuổi về Pháp Luân Công và đưa cho ông ba tờ rơi vào ngày 8 tháng 1 năm 2020. Ông lão đã đưa cho con trai các tờ rơi khi về nhà. Con trai ông, vốn bị những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của chế độ cộng sản đầu độc, đã tố giác bà Lưu với công an vào ngày 10 tháng 1.

Công an đã nhận dạng được bà Lưu sau khi xem lại những video được quay bởi các camera giám sát đường phố. Họ đã lục soát nhà bà vào ngày 13 tháng 1 và lấy đi các tài liệu Pháp Luân Công.

Công an đã giam giữ bà Lưu theo dạng hình sự tại trại tạm giam Thành phố Hứa Xương, tuyên bố bà là một “kẻ phạm tội tái phạm” do bà đã từng bị kết án hai lần vào năm 2010 và 2013 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Hắc Long Giang: Các học viên bị ép lấy mẫu máu

Bà Tôn Phượng Long, một học viên ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vào ngày 27 tháng 1 năm 2020. Công an đã đưa bà đến bệnh viện, tại đây một bác sỹ đã lấy mẫu máu của bà và kiểm tra sức khoẻ kỹ lưỡng cho bà. Bà đã bị tạm giam bảy ngày trước khi được về nhà.

Cũng trong ngày 27 tháng 1, công an đã bắt một học viên khác là ông Mã Thành Bảo. Bác sỹ cũng lấy mẫu máu của ông và kiểm tra sức khoẻ cho ông. Ông đã bị giam bảy ngày ở trại tạm giam Áp Tử Quyển.

Ông Lang Vạn Hồng bị bắt vào ngày 28 tháng 1. Ông đã hai lần không vượt qua được đợt kiểm tra sức khoẻ và bị tống tiền 500 nhân dân tệ trước khi được thả.

Những cư dân ở Hà Bắc bị sách nhiễu trong Tết Nguyên đán

Ngày 24 tháng 1 năm 2020, đúng vào dịp Tết Nguyên đán, công an của huyện Thâm Trạch, tỉnh Hà Bắc đã xông vào nhà bà Vương Thu Phân. Họ đã xé những câu đối và hoa văn có thông tin về Pháp Luân Công trên cửa nhà bà. Gia đình bà đã cố ngăn họ lại nhưng vô ích. Công an đã ở đó 15 phút và sau đó rời đi.

Sau đó công an đến nhà hàng xóm của bà Vương, nhà bà Hạ Tú Linh, sau khi thấy những câu đối năm mới tương tự trên cửa nhà bà. Họ cũng xé nát và hỏi tên và số điện thoại của bà trước khi rời đi. Họ đe doạ bắt bà Hà và con trai bà nếu họ từ chối không cung cấp số điện thoại cho công an.

Sơn Tây: Gia đình một người phụ nữ bị tống tiền 100.000 nhân dân tệ

Ngày 15 tháng 1 năm 2020, chính quyền thành phố Dương Tuyển, tỉnh Sơn Tây đã gọi cho con gái của bà Quách Thuý Anh, cô Liên (bí danh) và ra lệnh cho cô đến uỷ ban cư dân địa phương.

Cô Liên đã gặp một nhóm công an khi đến nơi. Họ yêu cầu cô thuyết phục bà Quách từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Họ đe doạ rằng tương lai con của cô sẽ bị ảnh hưởng nếu bà Quách không từ bỏ Pháp Luân Công.

Chính quyền đã tống tiền cô Liên 100.000 nhân dân tệ và nói rằng họ sẽ trả lại cho cô mỗi năm 10.000 nhân dân tệ nếu bà Quách không bị bắt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công vào năm đó. Nhưng nếu bà Quách bị bắt, 10.000 nhân dân tệ sẽ bị tịch thu.

Dưới áp lực to lớn, chồng cô Liên đã cân nhắc đến việc ly dị cô.

Giảng viên đại học về hưu 83 tuổi bị sách nhiễu

Khoảng 9 giờ tối ngày 22 tháng 1 năm 2020, Bành Vận Thành và một công an khác đã xuất hiện trước cửa nhà bà Lưu Tú Văn. Bà Lưu, một giảng viên đại học về hưu 83 tuổi ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã để họ vào nhà.

Một công an đã cố chụp ảnh nhà của bà. Khi bà ngăn lại, anh ta nói: “Tôi không chụp ảnh nhà bà, tôi đang chụp ảnh công an Bành.” Người này đã cố thêm vài lần để chụp ảnh nhà bà nhưng đều bị bà ngăn lại.

Bà Lưu hỏi họ: “Tại sao các người đến đây?” Bành nói rằng họ chỉ muốn tới thăm bà. Bà nói rằng bà đang ổn và sách nhiễu bà là phạm pháp. Sau một thời gian ngắn công an đã rời đi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/11/401065.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/18/183293.html

Đăng ngày 15-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share