Bài viết của một học viên ở Châu Âu

[MINH HUỆ 29-12-2017] Ngày 7 tháng 12 vừa qua, 39 thành viên Hội đồng Quốc gia Slovakia đã cùng nhau gửi một bức thư ngỏ tới Bắc Kinh, bày tỏ mối quan ngại về thông lệ giết hại các học viên Pháp Luân Công được chính phủ hậu thuẫn ở Trung Quốc để lấy tạng.

Bức thư nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng nếu Trung Quốc muốn nhận được sự tôn trọng từ cộng đồng quốc tế, quốc gia này cần phải tôn trọng sinh mạng con người. Các nhà lập pháp cũng kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và đưa những thủ phạm ra công lý, bao gồm cả cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân, người đã phát động và trực tiếp chỉ đạo cuộc bức hại.

Cùng ngày hôm đó, bộ phim tài liệu “Một thập kỷ điều tra” được chiếu tại tòa nhà quốc hội. Trong số khán giả có 5 nhân viên và 11 thành viên Hội đồng Quốc gia.

Người xem đã bị sốc trước những sự việc được mô tả trong bộ phim. Họ cho rằng cần có thêm nhiều người biết đến vụ việc và họ cũng đề nghị giúp truyền bá thông điệp này. Chín nhà lập pháp đã ký vào bức thư gửi tới Chủ tịch Trung Quốc. Họ cũng đăng thông tin này trên các trang truyền thông xã hội của mình.

Tại một cuộc họp trước đó với các học viên Pháp Luân Công, hai thành viên Hội đồng Quốc gia Ondrej Dostal và Peter Osusky đã lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cả hai thành viên này đều tin rằng cộng đồng quốc tế nên hành động giúp bảo vệ nhân quyền, bởi vì đó cũng trách nhiệm của những người đang sống tại các nước tự do.

5519db946eb120abd12ea325e5653051.jpg

Từ trái sang phải: thành viên Hội đồng Quốc gia Ondrej Dostal, các học viên Pháp Luân Công Tatarko và Vương Hải Yến, và thành viên Hội đồng Quốc gia Peter Osusky tại buổi họp hôm 26 tháng 10

Ngày 20 tháng 11, Đài truyền hình lớn nhất Slovakia, RTVS, đã phỏng vấn các nhà tổ chức của một cuộc triển lãm cơ thể người ở địa phương, một phần trong chương trình điều tra Reporteri, được phát sóng hàng tuần, với 60,000 người xem. Chương trình có thời lượng 15 phút, đã đề cập đến tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng được chính phủ hậu thuẫn ở Trung Quốc và cuộc điều tra của Tổ chức Thế giới về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nội dung này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng.

Năm 2013, Nghị viện Châu Âu đã thông qua Nghị quyết 2013/2981(RSP) lên án nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc.

Các nhà lập pháp đã ký tên trong bức thư ngỏ gửi tới Chủ tịch Trung Quốc gồm có:

63f614c10dfbbd9eb20e29377dd0524a.jpg

Hàng thứ nhất: P Peter Osusky, Lucia Ďuriš Nicholsonová, Martin Poliačik, Milan Krajniak; Hàng thứ hai: Richard Vašečka, Alan Suchánek, Zuzana Zimenova, Jana Cigániková; Hàng thứ ba:Jozef Rajtár, Renáta Kaščáková, Viera Dubačová, Marek Krajčí; Hàng thứ tư: Anna Verešová, Branislav Gröhling, Martin Fecko, Miroslav Sopko

127c5bf3f7c992156eee3186450109fa.jpg

Hàng thứ nhất: Ondrej Dostál, Ján Budaj, Anna Zemanová, Alojz Baránik; Hàng thứ hai: Eugen Jurzyca, Erika Jurinová, Veronika Remišová, Milan Laurenčík; Hàng thứ ba: Vladimír Sloboda, Zsolt Simon, František Šebej, Karol Galek; Hàng thứ tư: Gábor Grendel, Ján Marosz, Jana Kiššová, Ľubomír Galko

6bf62f60b6cd5bdac3c0431a35498712.jpg

Hàng thứ nhất: Adriana Pčolinská, Soňa Gaborčáková, Oto Žarnay, Katarína Macháčková; Hàng thứ hai: Natália Blahová, Miroslav Beblavý, Simona Petrík


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/29/358598.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/1/167230.html

Đăng ngày: 22-01-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share