[MINH HUỆ 2-3-2017] Tôi năm nay 51 tuổi và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ tháng 5 năm 1996. Trước khi tu luyện, tôi bị nhiều bệnh tật dày vò đau đớn – như viêm gan B, gan phình to (can thũng đại), lách phình to (tỳ thũng đại), viêm khớp, ù tai, mất ngủ, huyết áp thấp, hoa mắt chóng mặt, viêm dây chằng và các bệnh khác.
Tôi không thể làm những công việc đòi hỏi sức lực và thường bị cảm lạnh. Tôi rất dễ mệt mỏi và lúc nào cũng thấy phờ phạc. Tôi cảm thấy cuộc sống của mình thật vô vọng.
Không được mẹ dạy dỗ, lớn lên tôi trở nên ích kỷ, bướng bỉnh, dễ cáu giận. Tôi thường gây ra nhiều thăng thẳng trong gia đình mình.
Sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và các cuốn sách Đại Pháp khác, tôi biết cách ước thúc bản thân mình theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi cũng bắt đầu tập luyện các bài công pháp.
Không lâu sau, tôi khỏe hơn và từ đó tôi tận hưởng niềm vui có sức khỏe tốt. Cơ thể tôi tràn đầy sinh lực và nhẹ nhàng. Tôi không cần dùng đến dù chỉ một liều thuốc. Tính khí của tôi cũng thay đổi: Tôi trở thành một người hòa đồng, vui vẻ.
Các đồng nghiệp chứng kiến những thay đổi của tôi sau khi tu luyện Đại Pháp
Mùa đông năm 1997, nhiều người ở chỗ làm của tôi mắc bệnh cúm. Năm đồng nghiệp trong văn phòng của tôi bị sốt và ho. Để kiểm soát vi-rút lây nhiễm, một số người đã đun nước giấm.
Những người mà tôi làm việc cùng biết tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Một đồng nghiệp ngồi đối diện tôi nói: “Nếu lần này bạn có thể tránh được bị lây nhiễm, tôi sẽ bị thuyết phục và tự mình tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.”
Tôi hoàn toàn không bị lây nhiễm và anh đã bắt đầu học Đại Pháp cùng tôi trong giờ nghỉ trưa. Anh bỏ thuốc lá ngay mặc dù đã nghiện thuốc trong hàng chục năm, giờ đây anh rất khỏe mạnh.
Một đồng nghiệp khác bắt đầu tu luyện Đại Pháp sau khi thấy sự chuyển biến tích cực của tôi, tất cả họ đều tới văn phòng của tôi để luyện công tập thể hàng ngày vào giờ nghỉ trưa.
Không lâu sau, chính quyền cộng sản dưới thời Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Nếu không có cuộc đàn áp, có lẽ đã có nhiều người hơn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Sư phụ giảng:
“Là một công nhân thì cũng phải làm việc chăm chỉ, xứng đáng với tiền lương của chư vị, xứng đáng với thù lao của chư vị. Phải như vậy không? Bởi vì người luyện công ở đâu thì cũng nên thể hiện ra là một người tốt.” (Trả lời câu hỏi tại buổi giảng Pháp tại Quảng Châu – Chuyển Pháp Luân Pháp giải)
Chiểu theo lời giảng của Sư phụ, tôi làm việc chăm chỉ và xem nhẹ lợi ích cá nhân trong công việc. Để hoàn thành các nhiệm vụ khẩn cấp kịp thời, tôi không tiếc sức mình và thường xuyên làm việc thêm giờ mà không cần trả thêm lương.
Một đồng nghiệp bảo tôi: “Chị rất nghiêm túc trong công việc và không bao giờ phàn nàn về những khó khăn hay về các đồng nghiệp khác. Một lần tổng giám đốc bảo với mọi người rằng đơn vị của chúng ta sẽ tốt hơn rất nhiều nếu tất cả các nhân viên đều noi gương chị.”
Một lần, một đồng nghiệp khác làm việc cùng tôi đã hơn 10 năm bảo tôi rằng: “Trong suốt những năm chúng ta làm việc cùng nhau, chúng ta không bao giờ có dù chỉ một sự cố. Tất cả là vì chị quá tốt và cao thượng. Tôi cảm phục đức tính cao quý của chị và đã học được nhiều điều từ chị.”
Tôi bảo với cô ấy rằng: “Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu các học viên phải biết cân nhắc đến những người khác và hướng nội để tìm những thiếu sót [của mình] khi đối mặt với bất kỳ mâu thuẫn nào.” Sau đó, tôi đọc lại bài thơ “Tố nhân” trong Hồng Ngâm:
Tố nhân
“Vi danh giả khí hận chung sinh,
Vi lợi giả lục thân bất thức;
Vi tình giả tự tầm phiền não,
Nhọc đấu tranh tạo nghiệp nhất sinh.
Bất cầu danh du du tự đắc,
Bất trọng lợi nhân nghĩa chi sỹ
Bất động tình thanh tâm quả dục,
Thiện tu thân tích đức nhất thế.”Tạm dịch
Làm người
Người vì danh suốt đời mang hận,
Người vì lợi chẳng nhận thân nhân;
Người vì tình tự tìm phiền não,
Nhọc đấu tranh tạo nghiệp một đời.
Chẳng cầu danh thong dong tự được,
Chẳng trọng lợi nhân nghĩa chi sỹ
Chẳng động tình thanh tâm quả dục,
Thiện tu thân cả đời tích đức.”
Cô gật đầu đồng ý.
Tu luyện Đại Pháp cũng khiến tôi trông trẻ hơn nhiều so với tuổi của mình. Các đồng nghiệp thường ghen tỵ bảo tôi: “Chị trông thậm chí còn trẻ hơn nhiều năm trước đây. Có phải là nhờ chị tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không?” Tôi mỉm cười đáp lại: “Đúng vậy. Tôi đọc các sách Đại Pháp và luyện các bài công pháp hàng ngày.”
Xem nhẹ tiền bạc để có một gia đình hòa thuận
Bố tôi và mẹ kế có vài ngôi nhà ở thị trấn. Gần cuối năm 2014, bố tôi bán ngôi nhà nơi tôi lớn lên. Tôi có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu gắn liền với ngôi nhà đó nên đã tìm cách mua lại ngôi nhà từ bố tôi với giá mà ông bán cho người khác. Nhưng ông lại bán nó cho người khác.
Tôi tức giận và hỏi ý kiến luật sư. Anh cho tôi biết rằng theo luật pháp và các quy định của địa phương, tôi có quyền nắm giữ một nửa tài sản nên có thể giữ một nửa số tiền bán nhà. Một số người thân thậm chí còn giục tôi mang sự việc này ra tòa.
Tôi bình tĩnh lại và nhận ra rằng tôi không thể để những quan niệm người thường kiểm soát cuộc sống của mình như thế này được. Tôi lập tức chia sẻ với một học viên khác về những gì đang khiến tôi phiền lòng. Cô khuyên rằng tôi nên tăng cường học Pháp và xem nhẹ lợi ích cá nhân.
Được điểm hóa qua lời của học viên này, tôi nhớ lại bài thơ “Tố nhân” trong Hồng Ngâm của Sư phụ.
“Vi danh giả khí hận chung sinh
Vi lợi giả lục thân bất thức;”
Sư phụ cũng giảng chúng ta trong Chuyển Pháp Luân:
“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người. Con người trong xã hội người thường, kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm hại người khác; các tâm ấy đều phải vứt bỏ. Nhất là với những người học công tại đây hôm nay, những tâm ấy lại càng phải vứt bỏ hơn nữa.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi học thuộc đoạn Pháp này và nhắc mình hãy vứt bỏ chấp trước vào ngôi nhà. Tôi nên làm một người tốt, ước thúc bản thân theo đúng tiêu chuẩn cao của một học viên, chứ không làm người vứt bỏ đức hạnh chỉ vì lợi ích cá nhân.
Cuối cùng tôi có thể xem nhẹ nó. Gia đình tôi trở lại hòa thuận. Trong quá trình đó, bố tôi và mẹ kế đã tin tưởng hơn rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Sự việc có lẽ sẽ hoàn toàn khác nếu tôi không tu luyện Đại Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/2/343734.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/19/162550.html
Đăng ngày 12-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.