Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 1-4-2017] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Những năm sau đó, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã không ngừng tuyên truyền những thông tin sai sự thật và phỉ báng môn tu luyện tinh thần dựa trên các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Khi tất cả các kênh truyền thông hợp pháp phản đối cuộc bức hại bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và ngăn chặn, thì các học viên Pháp Luân Công đã sử dụng một cách khác biệt để nâng cao nhận thức của công chúng về môn tập ôn hòa này và lý do tại sao cuộc đàn áp này là bất hợp pháp. Một trong những phương cách để nói lên sự thật là “chèn sóng” vào các chương trình truyền hình để phơi bày tính bất hợp pháp và sự tàn bạo của cuộc đàn áp.
Những hành động như vậy đã khiến chính quyền Trung Quốc lo sợ, và họ đã trả thù bằng cách ra lệnh bắt giữ, bỏ tù và tra tấn các học viên tham gia chèn sóng truyền hình.
Sau khi các vụ chèn sóng truyền hình xảy ra, tổng cộng có khoảng 129 học viên đã bị bắt giữ từ năm 2001 đến năm 2005, trong đó 1/3 là nữ. Hơn 85% các học viên bị bắt (khoảng 110 học viên) đã bị kết án tù từ 3 đến 20 năm, trung bình là 12,5 năm tù giam.
Cho đến nay, trong số các học viên bị kết án, có 11 người đã chết vì bị chấn thương hoặc có các vấn đề về sức khoẻ do bị tra tấn, trong khi 10 học viên khác cũng bị chết trong nhiều năm qua.
Một số học viên sống sót vẫn còn đang ở trong tù, trong khi những học viên khác, mặc dù đã được thả ra, nhưng vẫn phải chịu những tổn thương kinh niên trong khi bị giam giữ.
Các sự kiện chèn sóng đã lan rộng khắp Trung Quốc, và đạt đỉnh điểm vào năm 2002.
Các sự kiện chèn sóng và các vụ bắt giữ sau đó đã diễn ra tại 21 thành phố thuộc 11 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, từ tỉnh Liêu Ninh ở phía Bắc đến tỉnh Quý Châu ở phía Nam và từ tỉnh Thanh Hải ở phía Tây đến tỉnh Sơn Đông ở phía Đông.
Tỉnh Hà Bắc dẫn đầu với 24 vụ bắt giữ, tiếp theo là Cát Lâm với 22 vụ. Bốn khu vực khác đều đạt số bắt giữ ở hai con số, các khu vực còn lại có số vụ bắt giữ ở mức một con số.
Hai học viên ở tỉnh Trùng Khánh đã chèn sóng truyền hình địa phương vào năm 2001, đánh dấu sự thành công đầu tiên trong nỗ lực phơi bày cuộc bức hại. Một năm sau đó, một loạt các sự kiện chèn sóng TV đã diễn ra, và 93 học viên đã bị bắt giữ.
Các hoạt động này giảm dần trong ba năm tiếp theo, với 10 vụ bắt giữ vào năm 2003, 9 vụ bắt giữ vào năm 2004, và 14 vụ bắt giữ vào năm 2005. Có một vụ bắt giữ không xác định được thời điểm chèn sóng.
21 học viên bị mất tích
Trong tổng số 129 học viên, một số người đã chết ngay sau khi bị bắt, còn những người khác hoặc đã qua đời khi đang ở trong tù hoặc bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần sau khi ra khỏi tù.
Một trong những người tiên phong chèn sóng truyền hình đã chết sau 6 ngày bị bắt.
Bà Lưu Xuân Thư, cư dân thành phố Trùng Khánh, đã bị bắt vào ngày 3 tháng 1 năm 2002 sau khi thực hiện chèn sóng vào chương trình truyền hình cáp địa phương một năm trước đó. Cảnh sát ép bà cởi áo khoác và giam bà vào một căn phòng lạnh giá, cũng không cung cấp thức ăn nước uống cho bà.
Gia đình bà đã tìm cách để bà được tại ngoại chữa trị y tế, nhưng với điều kiện là bà không được ra ngoài nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Bà Lưu trở về nhà vào ngày hôm sau, nhưng những cuộc tra tấn tàn bạo và áp lực tinh thần nhằm ép buộc bà từ bỏ đức tin đã ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bà. Bà bị sốt cao và đau bụng cấp, bà cũng không ăn được gì.
Vài ngày sau, vào ngày 8 tháng 1, bà được đưa đi cấp cứu. Gia đình bà không được phép vào thăm, cảnh sát còn đe dọa đưa bà trở lại trại giam. Bà đã qua đời vào ngày hôm sau, lúc đó bà mới 44 tuổi.
Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm: Bảy học viên đã chết ngay sau khi bị bắt
18 học viên Pháp Luân Công đã thực hiện chèn sóng vào chương trình truyền hình cáp của nhà nước vào khoảng 8 giờ tối ngày 5 tháng 3 năm 2002 tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Các chương trình “Tự thiêu hay giả mạo” và “Pháp Luân Đại Pháp truyền rộng khắp thế giới” đã được phát sóng đồng thời trên 8 kênh trong khoảng 45 phút.
Trong những ngày đó, hơn 5.000 học viên ở khu vực Trường Xuân đã bị bắt. Bảy người trong số đó đã bị đánh đến chết vài ngày sau khi bị bắt.
Cảnh sát đổ lỗi cho cái chết của một học viên ở Thanh Hải là do đột tử
Ông Hạ Vạn Cát, cư dân tỉnh Thanh Hải, đã bị kết án 17 năm tù giam vào tháng 12 năm 2002 vì đã chèn các video về Pháp Luân Công vào chương trình truyền hình cáp ở Thanh Hải và tỉnh lân cận Cam Túc. Gia đình ông nhận được thông báo vào ngày 28 tháng 5 năm 2003 rằng ông đã chết vì đột quỵ.
Gia đình ông nghi ngờ điều đó, nhưng cảnh sát từ chối cung cấp bất kỳ hồ sơ bệnh án hay các báo cáo về tử thi. Ông Hạ, 53 tuổi, đã không còn bệnh tật và hoàn toàn khỏe mạnh kể từ khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công trước đó vài năm.
Ông Hạ đã tử vong sau khi vợ ông, bà Triệu Hương Trung, bị tra tấn đến chết vào ngày 22 tháng 2 năm 2003 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.
Nạn nhân mới nhất chết sau 4 năm rưỡi được thả tự do
Ông Lý Ái Cách, 44 tuổi, người huyện Hùng, tỉnh Hà Bắc, là nạn nhân mới nhất trong chiến dịch trả đũa của chính quyền Trung Quốc đối với các hoạt động chèn sóng truyền hình của các học viên Pháp Luân Công.
Ông Lý bị bắt vào tháng 8 năm 2002 vì thực hiện chèn phát các chương trình Pháp Luân Công trên truyền hình cáp địa phương. Ông bị kết án 15 năm và bị đưa đến nhà tù Bảo định, nơi ông thường xuyên bị đánh đập dã man.
Ông có các triệu chứng xuất huyết não vào tháng 11 năm 2011 và đã được tại ngoại để chữa trị y tế. Trước khi ông được trả tự do, các quan chức nhà tù đã buộc vợ ông phải ký vào đơn miễn trừ trách nhiệm và hứa sẽ không khởi kiện nhà tù hoặc đòi bồi thường cho những chi phí y tế của ông.
Mặc dù đã trả tự do cho ông, nhưng cảnh sát vẫn không để ông sống yên ổn, họ thường xuyên đến nhà để quấy rối ông. Ông đã không thể hồi phục và qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 2016.
Những người sống sót vẫn đang bị giam giữ hoặc phải đấu tranh vật lộn để có được một sống cuộc sống bình thường
Trong số 129 học viên bị bắt giữ, nhiều người đã bị tuyên án nặng vì những nỗ lực của họ nhằm giảng rõ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc đại lục.
Ông Lý Văn Minh, ông Wang Pengyun, và ông Ngụy Tuấn Nhân từng bị kết án 20 năm tù giam vì chèn sóng truyền hình ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc vào năm 2002.
15 học viên tham gia vào sự kiện chèn sóng ở Trường Xuân nêu trên cũng bị xử tù từ 4 đến 20 năm. Ông Lưu Trường Xuân và ông Lương Chấn Hưng bị kết án 19 năm tù giam. Cả hai đều đã chết trong tù.
Cho đến nay, 12 trong tổng số 108 học viên còn sống sót vẫn bị bỏ tù, và 23 người đã được thả. Tình trạng hiện tại của những học viên còn lại vẫn đang được điều tra.
Ông Trình Phượng Tường đến từ tỉnh Hà Bắc đã bị bắt ngay sau khi ông chèn sóng truyền hình tại địa phương vào tháng 1 năm 2004. Ông đã bị đánh đập, tiêm thuốc phá hủy thần kinh và bị cấm ngủ. Ông đã trốn thoát sau 10 tháng bị giam giữ nhưng không có ai nhìn thấy ông hay biết tin tức về ông kể từ đó.
Nhiều học viên đã mắc bệnh tâm thần sau khi bị tra tấn trong tù một thời gian dài. Ông Thường Cụ Bân không còn là người bình thường sau 11 năm ở Nhà tù Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Vợ ông đã ly dị ông, và ông đã trở thành một người đàn ông vô gia cư. Ông Vân Khánh Bân đến từ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã bị kết án 14 năm tù, trong thời gian đó ông bị tra tấn vô cùng dã man. Ông đã bị suy nhược thần kinh và sau đó được tại ngoại để trị bệnh.
Các bài viết liên quan:
FDI: Falun Gong TV Programs Broadcast for 70 Minutes Around Baoding City and Beijing
Baoding City Party Members Persecute Dafa Practitioners Over TV Interception Incident in Tianjin
Dafa Practitioners Successfully Air Truth Clarification Videos in Nahe City, Heilongjiang Province
Truth Clarification Video Broadcasted on Beijing Satellite TV
AP: Falun Gong [practitioners] sentenced to 7-16 years for breaking into cable TV in China
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/9/344031.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/1/162692.html
Đăng ngày 26-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.