Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 26-7-2016] Bởi tôi học Đại Pháp, nên mọi người thường có cảm giác là tôi thật thà chất phác. Một lần có người bạn nói với tôi: “Bạn việc gì cũng tốt chỉ có điều hơi lọc lõi quá.” Lúc đó tôi cũng không để ý lời nói này của cô ấy, cho rằng cô ấy đùa với tôi. Về sau, khi tôi học bài “Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand” của Sư phụ, trong phần giải đáp câu hỏi Sư phụ giảng:

“Chúng ta có lúc ở trong người thường, tư tưởng xác thực trở nên rất tinh [ranh]. Mọi người nói chư vị một chút gì không dễ nghe hoặc một chút gì không vừa ý chư vị, chư vị lập tức liền cảnh giác, bắt đầu động một loại niệm đầu tư tưởng bảo hộ bản thân phản kích người khác. Điều này hoàn toàn không phù hợp với trạng thái của người tu luyện.”

Đối chiếu với Pháp của Sư phụ để hướng nội tìm, tôi thấy đây chẳng phải là đang nói đến bản thân mình hay sao?

Ở nơi người thường, đối với những người nói chuyện, làm việc với tôi, tôi đều phỏng đoán dụng ý của họ một cách không tự biết, đoán xem suy nghĩ lời nói của họ có hàm ý gì, có phải là nói cho mình nghe hay không, nếu có một điểm nào đó không phù hợp với tâm tư của mình, thì vòng vo tam quốc rồi cuối cùng cũng phản kích lại người ta, nói thẳng với đối phương, đồng thời ghi nhớ trong tâm, rằng đối với người này thì cần đề phòng phương diện nào, anh ấy/cô ấy rất xấu, không nên ở gần, tốt nhất về sau nên giảm tiếp xúc, không kết giao để tránh bị người đó hại. Trên bề mặt tôi không để lộ ra chút nào, thế nhưng trong tâm đã đề phòng rồi, dần dần trong tâm dựng lên rất nhiều những bức tường như vậy, những bức tường để bảo vệ mình không bị thương tổn, những bức tường ngăn cách bản thân với tự ngã chân thực của mình, khiến cho bản tính không thể hiển lộ ra được. Sư phụ thấy tôi không ngộ ra được, nên đã dùng miệng của bạn bè để điểm hóa cho tôi.

Có khi bản thân tôi cũng cảm thấy mệt mỏi, nhưng đối với những sự việc và lời nói sành sỏi lọc lõi này, tôi lại thường coi chúng như là những câu cửa miệng, câu thường dùng trong sinh hoạt mà chưa bao giờ cảm thấy có gì không đúng. Loại tâm gian xảo bảo vệ bản thân này cũng thường biểu hiện ra khi ở trong nhóm những người tu luyện, ví dụ như, khi nhìn thấy hoặc nghe thấy đồng tu có phương diện nào đó không ở trong Pháp, thì không kịp thời dùng thiện ý trao đổi với đồng tu, diễn giải ra cách nghĩ, cách nhìn thực sự của bản thân mình, rồi cùng đồng tu thảo luận, giao lưu, để tìm căn nguyên của vấn đề, giúp cho đồng tu có vấn đề có thể có một nhận thức thanh tỉnh, bởi vì thông thường đối các việc này thì người bên ngoài thấy rõ hơn người trong cuộc. Chỉ còn cách một tờ giấy dán cửa sổ thôi, chỉ cần nhích một cái là có thể phá được. Vậy mà phần lớn thời gian trong tư tưởng của bản thân thường nghĩ những gì đây? Không biểu lộ thái độ, không nói thẳng, nói vòng vo tam quốc, có khi nói cho đồng tu cảm thấy mơ hồ khó hiểu, không hiểu được ý mà tôi định nói là gì. Vì sao bản thân lại làm như vậy? Là để bảo vệ bản thân, sợ đắc tội với đồng tu.

Kỳ thực chủng tâm gian xảo này chính là một loại tư tâm bảo vệ bản thân, duy hộ bản thân, chính là chấp trước và chướng ngại trong tu luyện, cần phải trừ bỏ đi. Khi tìm được nó, nhất định phải thanh trừ nó, khi loại tâm này lại phản ánh ra thì tôi liền ức chế nó, không cho nó khởi tác dụng. Đến khi gặp lại người ta, thì tôi không còn phỏng đoán ý tứ của đối phương nữa, vô luận đối phương có dụng ý thế nào, tôi đều thành tâm đối đãi, như vậy tạp niệm sẽ ít đi, tâm cũng sáng hơn, thân thể cũng nhẹ nhàng hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/26/327514.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/17/158306.html

Đăng ngày 10-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share