Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-4-2016] Tháng 12 năm 2015, 43 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cáo buộc ông ta phải chịu trách nhiệm vì đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, khiến họ bị bức hại tại trung tâm tẩy não và phải gánh chịu những tổn thất về tài chính.

Các trung tâm tẩy não cũng tương tự như hắc lao, được thành lập bất hợp pháp nhằm nỗ lực ép buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của mình, đây cũng là một hình thức mà ĐCSTQ dùng để “chuyển hóa” các học viên.

Động cơ tài chính của các trung tâm tẩy não

Các trung tâm tẩy não của Trung Quốc kiếm được rất nhiều tiền từ việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Nếu có thể khiến một học viên từ bỏ tu luyện, trung tâm tẩy não đó sẽ nhận được một khoản tiền thưởng lớn từ Chính phủ Trung Quốc. Càng nhiều người tu luyện chấp nhận từ bỏ tu luyện thì họ càng thu được nhiều tiền.

Lưu Hy Bình, Trưởng Phòng 610 thành phố Đại Khánh đã từng tuyên bố: “Phòng 610 của thành phố chúng ta sẽ thành lập trung tâm tẩy não để kiếm tiền.”

Khi các học viên được thả từ các trại tạm giam, nơi họ đầu tiên bị giam giữ sau khi bị bắt, họ được chuyển đến một trung tâm tẩy não. Các học viên bị ép phải trả một khoản tiền lớn – từ 10.000 đến 50.000 nhân dân tệ như một “khoản lệ phí” cho việc ở lại trung tâm tẩy não.

Ông Quách Thụ Nham đã buộc phải trả 20.000 nhân dân tệ, bà Tống Hiểu Phân đã phải trả 10.000 nhân dân tệ.

Bà Đàm Tú Mai và Bà Vương Tiểu Hồng cùng làm trong một công ty. Công ty của họ đã bị ép phải trả 10.000 nhân dân tệ cho Trung tâm tẩy não Tề Tề Cáp Nhĩ như một khoản lệ phí “chuyển hóa”.

Công ty ông Lê Gia Thuần làm việc đã phải trả 30.000 nhân dân tệ cho trung tâm tẩy não. Ông được thông báo số tiền này sẽ được khấu trừ từ tiền lương của ông.

Cô Lưu Thục Phân đã bị công ty sa thải khi cô từ chối từ bỏ đức tin của mình. Gia đình cô đã không thể chi trả cho “phí tẩy não”. Cuối cùng thì công ty cũ của cô đã phải trả 20.000 nhân dân tệ cho chính quyền.

Công ty của cô Trương Lâm Ưng được yêu cầu phải trả 50.000 nhân dân tệ “phí chuyển hóa” để cô được thả. Công ty của cô đã khiếu nại rằng họ không thể chi trả khoản tiền này, do vậy cuối cùng gia đình cô Trương đã phải trả khoản tiền đó.

Tra tấn

Khi các học viên mới được đưa đến trung tâm tẩy não, họ được chào đón vui vẻ và được chăm sóc tốt. Tuy nhiên khi họ từ chối từ bỏ đức tin của mình, họ đã bị tra tấn.

Tiêm thuốc

Năm 2012, cô Trương Thục Vân bị bắt và bị đưa đến Trung tâm tẩy não 721. Cô đã bị bắt phải nằm trên sàn bê tông và bị giẫm đạp lên người. Nhân viên Phòng 610 tại địa phương đã đánh đập cô.

Họ đã tiêm thuốc vào hai nách của cô. Khi cô kêu thét lên vì đau đớn thì họ lại tiêm cô bằng một mũi kim to hơn.

Hai nách của cô Trương đã bị sưng phồng lên và nỗi đau đớn hành hạ khiến cô không thể chịu đựng nổi. Mặt và cơ thể cô đầy những vết thâm tím do bị đánh đập.

Bức thực

Cô Lưu Dĩnh là y tá tại Bệnh viên nhân dân thành phố Đại Khánh. Cô bị bắt năm 2012 và sau đó bị đưa đến Trung tâm tẩy não Nghi Xuân và tại đó cô đã bị bức thực.

Cả chân và tay cô bị trói vào một cái ghế khiến cô không thể cử động được. Có năm người đàn ông tiến hành bức thực cô. Một người kéo tóc, một người cạy miệng và đánh đập cô, một người khác thì cấu nách và sau đó bức thực cô thông qua đường mũi và miệng. Nhiều lần, cô gần như đã bị nghẹt thở. Cô đã bị bức thực một cách tàn bạo 4-5 lần trong một ngày.

Tuy nhiên, cô Lưu vẫn từ chối từ bỏ tu luyện, do vậy, họ đã còng tay cô lại và treo cô lên. Họ tát vào mặt và chửi rủa cô. Sau đó cô bị trói vào bộ tản nhiệt trong 20 ngày. Cô đã bị sẹo trên lông mày do bị đánh đập.

Bị còng tay trong tư thế ngồi xổm

Năm 2013, cô Thạch Kính, nhân viên của một công ty cung cấp điện thành phố Đại Khánh, đã bị đưa đến Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn tỉnh Hắc Long Giang.

Miệng và cổ cô bị quấn bằng băng keo vì đã từ chối từ bỏ đức tin của mình. Tay cô bị trói vào hai cái ghế nặng và cánh tay phải giữ thẳng trong tư thế đó. Ngay sau đó, cánh tay cô bắt đầu sưng lên và bàn tay cô bị tím đen lại vì bị trói quá chặt.

Cô đã thét lên trong đau đớn nhưng họ lại cuốn nhiều băng keo hơn xung quanh miệng và cổ cô.

Cô Thạnh đã bị tra tấn bằng cách bị còng tay trong tư thế ngồi xổm. Tay cô bị kéo căng ra và bị trói vào hai chỗ khác nhau khiến cô phải cúi người trong một tư thế rất khó chịu trong hơn 10 tiếng đồng hồ.

9e614ba1abfb7ba85c3ba5c88318afca.jpg

Diễn tả lại cảnh tra tấn: bị còng tay trong tư thế ngồi xổm

Bị chụp đầu bằng túi nhựa

Tháng 6 năm 2012, Cô Phó Thành Hoa ở thành phố Đại Khánh đã bị đưa đến Trung tâm tẩy não 721. Để buộc cô từ bỏ tu luyện, họ đã tra tấn cô bằng cách đổ dầu mù tạt vào miệng, trùm đầu bằng một túi nhựa, không cho ngủ và tát vào mặt cô.

43 học viên Pháp Luân Công đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân bao gồm:

Cô Lý Hoa, Ông Vu Sảng, Cô Hàn Lệ Hoa, Cô Lý Tuấn Anh, Cô Uyển Lệ Tuyết, Cô Nhậm Ngọc Hồng, Cô Vương Hiểu Lệ, Cô Vương Đức Vinh, cô Diêu Khánh Vân, ông Bạch Ngọc Phúc, cô Trình xảo vân, ông Thiết Chí Kiệt,, ông Lý Nghiệp Tuyền, ông Dương Kiến Khánh, cô Sủy Kiệt, ông Phùng Hỉ Khuê, cô Phó Thành Hoa, ông Lưu Phượng Lâm, cô Thôi Hồng Hà, cô Tùng Lệ Hà, ông Chu Hồng Ba, cô Vương Phúc Quyên, ông Trương Bân, cô Lưu Doanh, ông Tào Cảnh Đống, cô Thôi Hồng Diễm, cô Lưu Thục Phân, cô Thạch Tính, cô Chân Tú Cầm, ông Dương Xuân Lĩnh, cô Trương Lâm Ưng, cô Mã Lệ Lệ, ông Quách Thụ Nham, cô Khâu Thục Cầm, cô Tống Hiểu Phân, Vương Hỷ Liên, cô Đàm Tú Mai, cô Triệu Vệ Hồng, cô Triệu Tú Anh, cô Vương Hiểu Hồng, cô Hứa Thục Phân, cô Trương Thục Vân và ông Hoàng Duy Siêu.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/29/326967.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/12/156807.html

Đăng ngày 4-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share