Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Sydney
[MINH HUỆ 10-10-2014] Kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu.
Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 18 năm. Điều đáng tiếc là sau khi chuyển từ Trung Quốc đến sống ở Sydney, Úc, tôi mới bắt đầu gửi bài chia sẻ cho Pháp hội. Nhìn lại con đường 8 năm tu luyện ở Sydney, tôi cũng có một số cảm xúc lẫn lộn.
Con đường tôi đi rất gập ghềnh: Lúc đầu tôi cảm thấy chán nản vì bài viết đầu tiên của tôi không được chọn. Sau đó, tôi trở nên rất phấn khởi khi bài viết của tôi được chọn trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, ngay khi tôi đã quen với việc kỳ vọng bài viết của mình sẽ được chọn, tôi lại cảm thấy thất vọng một lần nữa khi bài của tôi không được chọn.
Quá trình gửi bài chia sẻ thực sự phản ánh sự đề cao và thành thục trong quá trình tu luyện: Từ một người đóng góp bài chia sẻ đến một thành viên của “nhóm duyệt bài chia sẻ kinh nghiệm” với nhiệm vụ là duyệt và quyết định bài chia sẻ nào sẽ được đọc ở các Pháp hội. Đó là một sứ mệnh và niềm tự hào mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới.
Tôi vẫn còn nhớ lần tôi viết bài chia sẻ cho Pháp hội năm ngoái khó khăn như thế nào. Lúc đó tôi thấy không dễ để hoàn thành bài chia sẻ vì tôi vừa vượt qua một khảo nghiệm tâm tính không hề nhỏ đối với cảnh giới của tôi.
Trong quá trình duyệt, bài chia sẻ của tôi đã “bị” xét duyệt một cách rất cẩn thận. Khi nghe rất nhiều phê bình của cả nhóm về bài chia sẻ mà tôi đã toàn tâm viết nên, tôi đã không thể kiềm chế được cảm xúc dữ dội của mình: “Thôi đi, đó là bài của tôi đấy. Hãy bỏ qua nó đi”.
Vậy là tôi đã nói một cách không kiên nhẫn với cả nhóm: “Không phải sửa gì hết, tôi đã xem đi xem lại nhiều lần trước khi gửi, nếu nó vẫn không đạt chuẩn, thì đừng dùng nó.” Tôi đã cảm thấy rất hài lòng với chính mình khi nói vậy, cho rằng mình “hào phóng”, “có thể xả bỏ”, “không chấp trước vào danh lợi”, “không hiển thị”, v.v.
Sau khi Pháp hội Úc và Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm của Thời báo Đại Kỷ Nguyên kết thúc tốt đẹp, trong lòng tôi cảm thấy hơi thất vọng, vì dường như không ai để ý đến đóng góp của tôi. Bài chia sẻ tôi viết năm nay cũng bắt đầu với tâm thái “tôi cần phải phối hợp”. Khi người điều phối động viên các học viên viết bài chia sẻ cho Pháp hội, cảm xúc đầu tiên của tôi là: Không có gì để chia sẻ hết, vì tôi tu luyện chưa đủ tốt.
Quá nhiều chấp trước vẫn chưa vứt bỏ, quá nhiều việc vẫn chưa làm xong. Trạng thái tu luyện hiện tại của tôi thật không đáng được nhắc đến, nói gì đến chuyện chia sẻ. Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp cuối cùng đã vượt qua nhiều nỗi sợ, bao gồm cả nỗi sợ bị các đồng tu nhận xét và phê bình.
Sâu trong đáy lòng tôi biết rằng Pháp hội là một hình thức tu luyện mà Sư phụ yêu cầu chúng ta và cũng là để lưu lại cho tương lai. Tôi coi mình là một trí thức; viết lách không phải là chuyện quá khó với tôi. Thời gian cũng có thể sắp xếp được. Vậy nên, tôi không có lý do gì để không hợp tác và không nộp bài chia sẻ của mình.
Sư phụ vẫn luôn chăm sóc cho mỗi học viên chân chính. Trong khi phát chính niệm, tôi có thể nhìn thấy chấp trước của mình, lớn có nhỏ có, có những cái đã được loại bỏ, có cái chưa.
Chính niệm từ Đại Pháp đã giúp tôi vượt qua những chấp trước tự ti, hậu quả của những cú vấp trong một năm khó khăn. Niềm tin vào tu luyện và lòng biết ơn Sư phụ đã tình cờ được gia trì trong quá trình viết bài chia sẻ.
Đó là một quá trình đầy nước mắt và niềm vui, và là một quá trình được tẩy tịnh bởi Pháp. Với tâm thái không truy cầu bài của mình được chọn, tôi đã nỗ lực hết sức để loại bỏ những suy nghĩ ích kỷ của mình. Tôi đã xét lại mình qua từng thử thách đau đớn.
Các đoạn giảng Pháp cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi xem lại và trích những đoạn ấy cẩn thận trong bài chia sẻ của tôi. Đó là lần đầu tiên tôi không phải vất vả tìm kiếm các đoạn Pháp để trích dẫn trong bài chia sẻ của mình.
Tôi viết: “Đó không phải là chân ngã của tôi; những đau khổ của tôi thực sự bắt nguồn từ việc không cắt đứt những chấp trước người thường trong một thời gian dài. Vậy mà tôi đã không ngộ ra mà thậm chí còn cho phép nó làm tôi nản chí trên con đường tu luyện”. Tôi biết rằng chính Sư phụ đã giúp tôi hiểu Pháp sâu hơn, từ đó mà có thêm trí huệ.
Sau khi viết xong bài chia sẻ, tôi thấy một cảm giác nhẹ nhàng mà tôi chưa từng có trước đây. Tôi biết rằng một khối chấp trước lớn vào tự ngã đã được Sư phụ gỡ bỏ. Những vấn đề như là không thể tìm được sự bình tĩnh và cân bằng trong tâm cho dù là tăng cường học Pháp hay dậy sớm vào lúc 5h30 để luyện công, đã từng gây rất nhiều phiền toái cho tôi trong suốt một năm, đã biến mất không còn dấu vết sau khi tôi hoàn thành bài chia sẻ.
Tôi phát hiện rằng tôi không còn cảm thấy khó chịu khi gặp các đồng tu hay người điều phối, những người đã từng “hại” tôi. Mặt khác, tôi cảm thấy biết ơn một cách sâu sắc bởi vì tôi hiểu rằng, nếu không có những trải nghiệm đó, tôi sẽ không có cách nào để biết được rằng chấp trước vào tự ngã của mình mạnh đến mức độ nào.
Trên bề mặt, tôi không chấp trước vào danh và lợi. Nhưng sâu bên trong, tôi tức giận đến nỗi tôi che giấu sự tiêu cực và sự buông lơi; tôi cho phép tâm tranh đấu và tật đố gây rắc rối cho mình trong thời gian dài, mà chúng lại không thuộc về chân ngã của tôi.
Sau khi tôi đề cao tâm tính với sự giúp đỡ từ bi của Sư phụ, tôi nhận ra rằng câu trả lời luôn có sẵn, vấn đề là chúng ta phải hướng nội tìm.
Cuối cùng thì tôi cũng đã có thể nói chuyện một cách thoải mái và chân thành với một người thân mà tôi đã từng luôn trách móc, và trong đầu tôi không hề có ý định cải biến cô ấy. Tôi bảo cô ấy rằng thông qua việc viết bài chia sẻ, “tôi đã tìm được cái tâm thích ‘phân biệt’ của mình, và nó là một chấp trước mà tôi cần vứt bỏ”.
Bất cứ khi nào tôi thấy được thiếu sót của đồng tu, tôi có thể hướng nội để xem liệu tôi có che giấu chấp trước tương tự không.
Ví dụ, khi tôi thấy người khác không thể dậy sớm luyện công hàng ngày giống tôi, tôi cũng có thể thấy được sự thiếu kiên nhẫn tương tự của bản thân mình trong việc đối xử chân thành và tin tưởng với các đồng tu.
Khi tôi thấy tâm sợ hãi của các đồng tu trong việc tham gia tổ kinh doanh của kênh truyền thông, tôi cũng có thể thấy được tâm sợ hãi của tôi trước khi có thể hạ quyết tâm làm việc đó. Khi tôi thấy được rằng tâm cầu an nhàn ngăn cản một thành viên trong gia đình quay lại với Đại Pháp, tôi cũng thấy rằng bản thân mình đã trì hoãn dự định luyện bài công Pháp số hai thêm nửa giờ vào ban đêm.
Khi tôi thấy được một đồng tu học Pháp thiếu nghiêm túc, nên không thể học hết một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi cũng thấy rằng bản thân tôi đang đang dành ít thời gian học Pháp, cũng do cái tính lười ấy; hoặc là không thể đảm bảo chất lượng học Pháp vì buồn ngủ. Nói chung, sau khi Sư phụ giúp tôi hóa giải chấp trước vào tự ngã, giờ tôi có thể trân trọng sức chịu đựng và tính kiên trì của các học viên thể hiện trong việc luyện công sáng sớm và học Pháp hàng ngày. Và tôi cũng nhận ra được rằng trước đây tôi đã từng nghĩ họ không có khả năng kiên trì giống như tôi.
Tôi đã từng gặp một đồng tu trước đây phụ trách mang loa luyện công vào sáng sớm. Cô ấy nói rằng cô ấy rất nhớ khoảng thời gian chúng tôi luyện công cùng nhau vào sáng sớm. Cô ấy thường nhớ lại khi chúng tôi ngồi đả tọa trước bình minh, cô ấy thường cảm thấy như cô ấy đang ngồi trên một đỉnh núi rất cao. Rằng cái cảm giác “ở ngoài thế giới này” vẫn còn rất sâu trong tâm trí cô.
Trong việc quảng bá cho Thần Vận năm nay, có lẽ Sư phụ đã thấy được tâm muốn tham gia quảng bá Thần Vận của tôi, bởi vì Ngài đã an bài cho một đồng tu rất giỏi kỹ năng bán hàng đến làm cùng tôi. Trong những tuần đầu tiên chúng tôi cố gắng hết sức trong việc học Pháp, luyện công và phát chính niệm hàng ngày.
Chúng tôi bắt đầu từ một trong những khu phố danh tiếng nhất Sydney. Khi chúng tôi bước vào từng cửa hàng sang trọng, người đồng tu đã giới thiệu Thần Vận một cách kiên nhẫn cho mọi nhân viên trong nhà hàng. Cho dù chúng tôi bị từ chối, chúng tôi vẫn bước sang cửa hàng tiếp theo mà tâm lý không bị ảnh hưởng.
Chúng tôi khích lệ lẫn nhau để duy trì tâm thái thuần tịnh nhất có thể để cứu độ chúng sinh. Kết quả là, sau một số lần bị từ chối, chúng tôi nhận được một sự ủng hộ nồng nhiệt. Các cửa hàng cao cấp về thời trang, giày dép, rượu, cà phê và các nhà hàng sang trọng dần dần trở thành cầu nối giữa Thần Vận và khán giả. Chúng tôi cũng học từ các đồng tu khác, mỗi lần một cửa hàng đồng ý dán áp phích quảng cáo, chúng tôi lại ghi chú lại và đưa vào cơ sở dữ liệu, để tương lai có thể lấy tham khảo.
Nhiều đợt quảng bá Thần Vận năm nay tôi không tham gia nhưng tôi cảm thấy rằng khi chúng ta phối hợp chặt chẽ và tin tưởng lẫn nhau, Thần sẽ giúp chúng ta.
Ví dụ, một lần tôi bước vào một quán cà phê đối diện với ga xe lửa trung tâm. Khi người quản lý biết được sứ mệnh của Thần Vận và xem tờ áp phích, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy được năng lượng tích cực từ phía ông ấy.
Ông ấy trèo lên một chỗ cao để treo tấm áp phích cho chúng tôi. Sau đó, ông ấy trèo lên đó mấy lần nữa để điều chỉnh sao cho tấm áp phích trông hoàn hảo.
Ông ấy cũng chỉ cho chúng tôi cách dùng băng dính một cách hiệu quả. Chúng tôi vô tình đến cửa hàng thứ hai của ông ấy trong cùng khu vực, và ông ấy đã liên hệ với hai người bạn cũng có cửa hàng trong khu vực và giúp chúng tôi treo áp phích ở cửa hàng của họ nữa.
Một ví dụ khác là sau khi chúng tôi vào một tòa nhà cao tầng, nơi đặt trụ sở của hơn 100 công ty tài chính và bảo hiểm, chúng tôi lo lắng liệu có khoảng trống để đặt các áp phích trong những cửa hàng ở đây hay không.
Những công ty đó không có bếp mà cũng không có phòng cho nhân viên, và một số cửa hàng đã từ chối chúng tôi. Vậy nên chúng tôi vào văn phòng quản lý chung mà không lo lắng gì mấy, rồi giới thiệu Thần Vận một cách ngắn gọn. Khi người quản lý thấy được tấm áp phích rất đẹp của Thần Vận, cô ấy đã vui vẻ đồng ý đặt tấm áp phích ở chỗ cửa kính ra vào.
Khi chúng tôi bước vào 3 tòa nhà hành chính ở nhà ga xe lửa trung tâm, gần như tất cả mọi người trong các văn phòng hành chính bình thường vốn trông rất nghiêm trọng, nhưng lại bày tỏ thái độ nồng nhiệt sau khi nghe chúng tôi giới thiệu về Thần Vận và nhìn những tấm áp phích về những buổi biểu diễn năm nay của Thần Vận.
Họ không chỉ giúp đỡ chúng tôi nhiệt tình, mà một số họ còn lấy ít băng keo để dán tấm áp phích trong quán ăn hoặc phòng dành cho nhân viên của họ.
Tất nhiên, trạng thái tu luyện của chúng ta quyết định việc tâm cứu độ chúng sinh của chúng ta kiên định đến đâu. Hơn nữa, thái độ quảng bá Thần Vận của chúng ta cũng phụ thuộc vào việc chúng ta học Pháp, luyện công và phát chính niệm hàng ngày tốt đến đâu.
Chỉ cần chúng ta buông lơi một chút, chúng ta sẽ gặp rắc rối. Rắc rối có thể là chúng ta sẽ gặp can nhiễu trong việc dán các áp phích Thần vận trong giờ hành chính hoặc ở các địa điểm quan trọng.
Sư phụ giảng:
“Trước đây tôi đã giảng cho mọi người, tôi nói rằng đệ tử Đại Pháp tu luyện tốt-xấu thế nào, [điều ấy] quyết định lực độ cứu chúng sinh, cũng quyết định thành-bại của phối hợp với Chính Pháp ở thế gian.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)
Các đồng tu, chúng ta hãy trân quý lẫn nhau bởi vì đây là cơ hội chỉ đến một lần. Hãy nhắc nhở lẫn nhau bước đi cho tốt con đường của mình, trong những bước cuối cùng của con đường này.
Xin hãy từ bi chỉ ra những gì chưa phù hợp. Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!
(Bài chia sẻ được đọc tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Australia năm 2014)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/10/彼此珍惜走好最后一程-298745.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/21/148050.html
Đăng ngày 18-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.