Bài viết của một học viên từ New Zealand

[MINH HUỆ 22-4-2015] Ngày 08 tháng 04, các học viên đã tề tựu để tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở New Zealand.

Bà Thượng Hoa, người chia sẻ đầu tiên, đã đọc bài viết của mình: “Tu luyện như thuở ban đầu.” Bà đã chia sẻ câu chuyện về những ngày đầu tu luyện của mình ở khuôn viên trường Đại học Bắc Kinh. Bà nhớ lại lúc luyện công tập thể và học Pháp nhóm.

Bà Thượng nói: “Mọi người đều đối đãi nghiêm túc với việc học Pháp. Tâm chúng tôi thuần tịnh, và khích lệ nhau trong tu luyện.” Bà tiếc là đã buông lơi trong một thời gian. Bà nhắc nhở thính giả hãy đảm bảo việc tu luyện tinh tấn và thuần tịnh như thuở ban đầu.

Bà Vương, một người chia sẻ khác, chia sẻ việc bà đã đề cao như thế nào trong vai trò người nội trợ, và giảng chân tướng tại các điểm du lịch.

Bà nói: “Mỗi khi từ điểm du lịch trở về, tôi xem xét lại trải nghiệm của mình ngày hôm đó. Tôi sẽ tự hỏi mình tại sao một số người không chấp nhận những gì tôi nói, và tôi có thể giảng chân tướng như thế nào nếu gặp phải tình huống tương tự trong lần sau. Tôi nhận ra rằng nếu tâm tôi thuần tịnh và không mang các quan niệm, thì tôi có thể cảm hóa được nhiều người. Ngoài ra tôi cũng nhận ra là không nên theo đuổi số lượng, mà tập trung vào chất lượng khi giảng chân tướng.”

Bà Diêu, một học viên lớn tuổi chia sẻ tại Pháp hội, về việc bà đã đối mặt với việc qua đời của chồng vào năm ngoái như thế nào.

Bà nói: “Pháp giúp tôi nhận ra điều gì là quan trọng nhất. Làm sao chúng ta có thể coi mình là người tu luyện nếu chúng ta dừng việc giảng chân tướng khi gặp phải vấn đề, hoặc lẩn quẩn trong đau khổ về mặt tình cảm khi người thân qua đời. Nếu mọi thứ đều dễ dàng thì không còn gọi là tu luyện.

“Vì vậy tôi coi mọi khó khăn là cơ hội để đề cao. Những khó khăn giúp tôi nhận ra tầng thứ thật của mình. Sẽ là không đủ nếu chỉ nói về việc vứt bỏ quan niệm người thường. Một người nên thực sự làm việc đó khi gặp vấn đề.”

Ông Cát Lợi, bắt đầu tu luyện vào năm 1997, là người chia sẻ cuối cùng tại Pháp hội. Ông chia sẻ thể ngộ của mình về loại bỏ các quan niệm và hướng nội. Ông nói: “Một khi những tạp niệm hình thành trong đầu chúng ta, rất khó để phát hiện chúng, và chúng có thể kiểm soát lối tư duy của chúng ta. Quan niệm là những trở ngại ngăn chúng ta hướng nội, và có thể hủy hoại việc tu luyện của chúng ta. Một người tu luyện liên tục đồng hóa với Chân – Thiện – Nhẫn và luôn hướng nội tìm vấn đề của chính mình. Chỉ bằng cách đó mới có thể tống khứ được những quan niệm này.”

Một vài học viên nói họ thu được nhiều lợi ích từ Pháp hội kéo dài một ngày.

Cô Tiếu đến từ Christchurch nói cô trân quý từng cơ hội gặp mặt các đồng tu, bởi vì có rất ít học viên ở địa phương cô. Cô nói: “Điều làm tôi xúc động nhất là chia sẻ về tu luyện như thuở ban đầu. Tôi vẫn nhớ mình đã hào hứng và vui vẻ như thế nào khi mới bắt đầu. Vào khi ấy, tôi cảm thấy không có khó khăn nào có thể ngăn cản tôi.

“Nhưng thời gian trôi đi, tôi buông lơi tu luyện. Chia sẻ của các đồng tu đã khích lệ tôi, và nhắc tôi về sứ mệnh của mình với tư cách là một người tu luyện. Bây giờ tôi có ý tưởng rõ ràng về việc giảng chân tướng như thế nào trong thị trấn của mình.”

Cô Lý, một học giả đến từ Trùng Khánh, rất vui khi lần đầu được tham dự Pháp hội bên ngoài Trung Quốc Cô nói: “Tôi thực sự mong đợi điều này. Từ việc chia sẻ, tôi biết được các học viên Trung Quốc Đại lục lần đầu ra nước ngoài đã điều chỉnh quan niệm của họ như thế nào, và bước đi tốt trên hành trình ở ngoại quốc. Tôi cũng thấy các học viên đã cố gắng như thế nào để nhận ra những chấp trước ẩn sâu. Những bài phát biểu này sẽ giúp tôi đề cao trong tu luyện và giảng chân tướng ở môi trường nước ngoài.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/22/共同提高做好三件事-新西兰召开法会-307879.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/27/149907.html

Đăng ngày 05-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share