[MINH HUỆ 26-11-2014] Cuốn sách “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản” (Cửu Bình) được xuất bản năm 2004, đã khởi nguồn cho phong trào thoái Đảng trong cộng đồng người Trung Quốc.
Ngày 24 tháng 11 năm 2014, các học viên Pháp Luân Công tại Toronto, Canada đã kỷ niệm 10 năm ngày xuất bản cuốn sách. Thông qua hoạt động này, họ muốn thể hiện sự ủng hộ tới 180 triệu người Trung Quốc đã thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó.
Mặc dù trời mưa, các học viên đã dựng hàng loạt biểu ngữ tại góc phố Bloor và George. Họ tặng tài liệu giảng chân tướng, thu thập chữ ký thỉnh nguyện lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công và kêu gọi chấm dứt sự cai trị độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhiều người Trung Quốc đã thoái đảng tại sự kiện này.
[Chân tướng] Trường thành được tạo nên từ các biểu ngữ kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại
Ký tên thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Công
Người dân ngày càng thức tỉnh
Bà Châu Xuyên Anh, 69 tuổi, thường xuyên tới các điểm du lịch quanh khu vực này để nói chuyện với các du khách Trung Quốc về sự tà ác của ĐCSTQ và thuyết phục họ thoái Đảng. Bà nghĩ rằng, đến hôm nay, việc giúp người Trung Quốc hiểu chân tướng đã dễ dàng hơn.
“Nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc đã chăm chú đọc các tài liệu giảng chân tướng của chúng tôi. Họ nói chuyện với chúng tôi, bởi họ muốn biết thêm chi tiết về Pháp Luân Công. Sau khi thoái đảng, một số người thậm chí còn hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Nhiều người bảo với chúng tôi rằng họ đã nghe đến phong trào thoái Đảng tại Trung Quốc và rất vui khi có cơ hội được làm việc đó tại đây,” Bà Châu chia sẻ.
Trong suốt hơn 10 năm qua, ngày nào bà Lý, 67 tuổi, cũng tới Lãnh sự quán Trung Quốc, rất gần với điểm thỉnh nguyện trên phố Bloor và George. Điều bà mong muốn duy nhất là giúp mọi người hiểu thực sự Pháp Luân Công là gì và cuộc bức hại này tàn bạo ra sao.
Theo bà Lý, người Trung Quốc, bao gồm cả các quan chức của Lãnh sự quán và những người tới đó làm việc, đã thay đổi thái độ của mình trong vài năm gần đây. Bà đưa ra một vài ví dụ.
“Trước đây nhiều lính canh gác người Trung Quốc tại Lãnh sự quán rất thù hận chúng tôi. Họ thậm chí còn xé tài liệu của chúng tôi. Nhưng giờ đây, họ thân thiện và chào hỏi chúng tôi hàng ngày. Một số người trong họ còn nhận tài liệu của chúng tôi. Và ngày càng có nhiều người Trung Quốc tới Lãnh sự quán làm việc sẵn sàng thoái Đảng nhờ sự giúp đỡ của chúng tôi.”
Một sinh viên cao đẳng: “Tôi thấy có hy vọng.”
Anh Annuo Cao, một người Trung Quốc nhập cư vào Toronto lúc mới năm tuổi. Anh đi ngang qua nơi diễn ra sự kiện và có cơ hội nói chuyện với một học viên khá lâu.
Anh Annuo từng lâm vào khủng hoảng và phải tạm dừng học một thời gian. Anh đã luôn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi từ lâu về cuộc sống, vũ trụ và mọi thứ nhưng chưa bao giờ tìm được. Tuy nhiên, anh đã có được điều đó qua cuộc nói chuyện với học viên.
“Tôi có thể cảm thấy nguồn năng lượng thuần chính mạnh mẽ của họ. Tôi đã thấy hy vọng,” anh Annua nói. Anh ký tên thỉnh nguyện và đoán định rằng cuộc gặp gỡ với Pháp Luân Công ngày hôm nay là một bước ngoặt trong cuộc đời mình.
“Tôi luôn đi tìm một điều gì đó. Hôm nay, tôi có cơ hội được biết nhiều điều. Đây có thể là bước khởi đầu mới trong cuộc sống của tôi. Tôi sẽ lên mạng tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công,” anh nói.
Anh Timitin, sinh viên đến từ Ả Rập Saudi đang học tại Đại học Toronto, đã vô cùng sốc khi biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc. “Cách đây vài tháng, tôi đã thấy Pháp Luân Công tại khuôn viên ký túc trường. Tôi đã ký tên thỉnh nguyện. Nếu có thể, tôi muốn ký tiếp,” anh nói với một học viên. “Việc làm của các bạn rất cần thiết và quan trọng. Chúng ta phải nói cho nhiều người hơn nữa biết đến cuộc bức hại. Mọi người cần đứng lên chống lại cuộc bức hại này.”
Anh Timitin, một sinh viên đến từ Ả Rập Saudi
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/26/300787.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/27/147069.html
Đăng ngày 04-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.