Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-09-2013]

“Em chỉ nghe những gì anh bảo!”

Vài ngày trước, tôi ra ngoài ăn tối với chồng mình. Khi xe đi qua cầu Mạn Thủy, có những khối bê tông chắn ở hai bên thành cầu (nhằm cấm xe tải lên cầu). Tôi đã lái xe quá gần vào cạnh khối bê tông đó và khiến thành xe bị xước một vết dài. Chồng tôi phàn nàn: “Sao em không nhìn gương chiếu hậu?” Tôi đáp: “Em không nhìn bởi em chỉ nghe những gì anh bảo thôi.”

Hiển thị và ỷ lại

Hôm qua, tôi đã nghĩ thêm về sự việc này, hướng nội và tìm ra những chấp trước ẩn giấu mà không dễ gì phát hiện ra được, đó chính là tâm hiển thị. Tôi nghĩ rằng tôi lái xe tốt hơn những người phụ nữ khác. Khi đào sâu hơn, tôi phát hiện thấy bản thân còn có tâm ỷ lại rất mạnh mẽ. Cho dù bề ngoài tôi luôn luôn tỏ ra mình là người chủ gia đình, nhưng ẩn sâu trong tâm, tôi có tâm ỷ lại mạnh mẽ. Tôi coi chồng tôi mới là người chủ thực sự của gia đình, anh ấy mới là người đưa ra quyết định chính với mọi công việc trong nhà. Nếu tâm ỷ lại này không được loại bỏ thì nó sẽ tạo ra những chướng ngại trên con đường tu luyện.

Tâm ỷ lại vào vào vợ hoặc chồng

Gần nhà tôi có một đồng tu, chồng của cô ấy không tu luyện, mỗi khi tôi chia sẻ điều gì đó với cô ấy, cô thường mang ý kiến của chồng cô ấy ra và nói: “Chồng tôi nói nó là thế này hay thế kia.” Khi tôi chỉ ra việc gì đó mà một học viên không nên làm, cô ấy nói: “Chồng tôi muốn thế này, chứ còn đối với tôi thì không thành vấn đề”, cứ như thể là nó chẳng có quan hệ gì đến cô ấy. Trong khi chồng cô ấy đi dán những tờ giảng chân tướng và đi phát tờ rơi, thì cô ấy không chịu làm gì cả. Tôi nói với cô: “Nếu một người mà không phải là học viên mà làm những việc này thì họ sẽ tích được đức, nhưng nếu chị không làm, chị sẽ không gây dựng được uy đức cho mình.” Cô ấy chỉ cười. Cô ấy sống rất thoải mái và không chịu làm ba việc, chỉ đọc sách và luyện công ở nhà. Tôi đã chia sẻ với cô ấy rất nhiều lần nhưng không có kết quả. Tôi tin rằng thái độ đó của cô ấy chính là một biểu hiện của tâm ỷ lại. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì quả là rất nguy hiểm.

Tâm ỷ lại gây can nhiễu đến việc chân tu

Điều này đặc biệt đúng với một vài những học viên lớn tuổi. Khi nói chuyện, họ thường nói: “Chồng tôi nói như này như kia v.v.” Mẹ chồng tôi cũng tu luyện Pháp Luân Công khi bà còn sống, nhưng bà mắc tâm ỷ lại rất mạnh mẽ vào chồng, và chính điều này đã can nhiễu rất lớn đến việc tu luyện của bản thân bà. Bà qua đời vào năm 2004. Bà đã thôi không tu luyện nữa sau khi cuộc bức hại bắt đầu, tuy nhiên bà vẫn nghe ý kiến của chồng bà về việc tu luyện. Bà không chịu đọc tuần báo Minh Huệ. Chồng bà đọc chúng và sau đó bà chỉ nghe những lời bình luận của ông ấy. Bà mắc tâm an dật, sau đó xuất hiện nghiệp bệnh nghiêm trọng và qua đời.

Sư phụ đã giảng:

“Nhất định phải giữ tâm cho chính; việc tu luyện không ai thay thế được đâu; chư vị tự mình tu luyện một cách chân chính, mới có thể tự mình đề cao tầng.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi hy vọng những đồng tu nào đang còn mắc tâm ỷ lại có thể học hỏi được điều gì đó từ trường hợp của mẹ chồng tôi, hy vọng họ sẽ học Pháp nhiều hơn, thực sự tự coi mình là người tu luyện, đồng hóa với Pháp, tu luyện tinh tấn, làm tốt ba việc. Chúng ta không thể buông lơi bản thân mình trong những thời khắc cuối cùng của Chính Pháp được.

Trên đây là nhận thức hữu hạn tại tầng thứ sở tại của tôi, mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều còn chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/2/谈谈依赖心-278795.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/25/142394.html

Đăng ngày 03-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share