Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Jakarta

[MINH HUỆ 29-04-2025] Ngày 26 tháng 4 năm 2025, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta nhằm kỷ niệm 26 năm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh.

5cb85f39eca02fb37214ad08703ab4e2.jpg

Sự kiện của các học viên trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta, Indonesia, nhằm kỷ niệm 26 năm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

c919903daa489a64e5fb5999ee67c81e.jpg

Người qua đường dừng lại tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên

Các học viên trưng bày các biểu ngữ về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 và trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng tổ chức một cuộc mít-tinh để thông tin cho người qua đường về ý nghĩa của ngày này 26 năm về trước.

Ông Gatot Machali, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Indonesia, phát biểu tại cuộc mít-tinh: “Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh đã thể hiện tiêu chuẩn đạo đức cao thượng của các học viên. Đó là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa nhất trong lịch sử Trung Quốc.“

Ông nói: “Đối mặt trước cuộc bức hại vô nhân đạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc, cùng sự tuyên truyền phỉ báng phô thiên cái địa từ truyền thông do nhà nước kiểm soát, các học viên đã thông qua phương thức ôn hòa và lý trí để phản kháng những hành động tàn bạo và bất công này.”

“Chúng tôi, các học viên Pháp Luân Đại Pháp, là những người chân thật, thiện lương và nhẫn nhịn, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi có thể dung thứ cho tội ác phản nhân loại hay tội diệt chủng.”

Phóng viên: Sự kháng nghị ôn hòa của các học viên thực sự đáng khâm phục

8b0a5b47cf28b0eab04850c1cb2f462b.jpg

Anh Langit, một phóng viên địa phương, ca ngợi hành xử ôn hòa của các học viên

Anh Langit, một phóng viên đến từ Tangerang, cho biết: “Cuộc mít-tinh do các học viên tổ chức thật ôn hòa và đáng khâm phục. Họ đã kêu gọi công lý trong nhiều năm qua mà không dùng đến bạo lực, điều này cực kỳ hiếm thấy.”

Anh không thể hiểu nổi tại sao ĐCSTQ vẫn coi cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên 26 năm trước là một mối uy hiếp. “Rất rõ ràng là không có gì phải e sợ từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Họ chỉ đơn giản là những người tu luyện vì sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.”

Đại diện tổ chức phi chính phủ (NGO): Các giá trị quan của Pháp Luân Đại Pháp là thiết yếu cho hòa bình thế giới

d9c8b1b03329265f3ddd7ac397fe5d21.jpg

Ông YFC Prima thuộc Tổ chức Trợ giúp Pháp lý (LBH Jakarta) ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc

Ông YFC Prima từ Tổ chức Trợ giúp Pháp lý, một tổ chức nhân quyền phi chính phủ có trụ sở tại Jakarta, đã tham dự cuộc mít-tinh và bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên. Ông cho biết: “Chính quyền cộng sản Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của chính công dân nước mình. Tất cả mọi người cần có quyền tự do tín ngưỡng vào những gì họ lựa chọn.”

Ông nói thêm: “Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là thiết yếu cho hòa bình của thế giới chúng ta.”

6d52ce038d4f365f04636c656ddf3bc7.jpg

Ông Fadjar, điều phối viên của tổ chức Nỗ lực Nhân quyền Toàn cầu (Global Human Rights Efforts), kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ

Ông Fadjar, điều phối viên của tổ chức Nỗ lực Nhân quyền Toàn cầu (GHURE), cho biết ông đã chứng kiến sự kiên trì của các học viên thông qua việc tổ chức các cuộc kháng nghị ôn hòa trong nhiều năm qua. Ông nói thêm: “Cuộc bức hại mà các học viên phải đối mặt không chỉ ảnh hưởng đến bản thân cá nhân học viên mà nó còn tác động đến cả gia đình họ, khiến gia đình họ ngày ngày bị sách nhiễu và đe dọa. Điều này cần phải chấm dứt.”

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/29/493099.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/1/226467.html

Đăng ngày 03-05-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share