Bài viết của Nghi Thanh

[MINH HUỆ 27-12-2024] Tự do tư tưởng là quyền tự nhiên của con người, mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, tin tưởng, biểu đạt và theo đuổi tín ngưỡng và giá trị quan của mình mà không phải chịu ảnh hưởng của sự can thiệp, áp lực, hay trừng phạt nào từ bên ngoài. Về khả năng phân biệt thiện và ác, đúng và sai, cần có một quá trình không ngừng học hỏi và ngộ đạo, một quá trình đi tìm chân tướng, đề cao trong tu luyện, và quay về với Thần.

Tuy nhiên, để duy trì quyền thống trị, Trung Cộng không chỉ muốn kiểm soát trời, đất, mà còn muốn kiểm soát cả tư tưởng của con người. Trung Cộng đã đàn áp tự do tư tưởng một cách có hệ thống, tăng cường nhồi nhét hình thái ý thức vào người dân, và thiết lập hệ thống kiểm soát tư tưởng nghiêm ngặt. Đối với mỗi cá nhân, kiểu kiểm soát này sẽ khiến con người mất khả năng phân biệt đúng sai, thiện ác, khiến con người ngày càng rời xa bản chất thiện lương của mình, khiến họ đi theo Trung Cộng mà rơi vào vực thẳm.

Nòng cốt của việc kiểm soát tư tưởng của Trung Cộng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa cộng sản tà ác và các mục tiêu chính trị của nó, đồng thời kiểm soát toàn diện về tư tưởng thông qua những thủ đoạn như nhồi nhét bằng giáo dục, lũng đoạn truyền thông, kiểm duyệt ngôn luận, giám sát xã hội, và phá hủy văn hóa truyền thống.

1. Nhồi nhét bằnggiáo dục

Trung Cộng tiến hành trường kỳ nhồi nhét hình thái ý thức vào học sinh thông qua hệ thống giáo dục. Bắt đầu từ bậc tiểu học, một lượng lớn nội dung giáo dục chính trị đã được đưa vào chương trình giảng dạy, như các môn “Tư tưởng Đạo đức” và “Chính trị”, trong đó nhấn mạnh “Sự lãnh đạo của Đảng” và “các giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghĩa”, tuyên dương hình thái ý thức của Đảng thông qua một bộ tài liệu giảng dạy thống nhất, bồi dưỡng lòng trung thành chính trị của học sinh. Lịch sử xuyên tạc được viết vào sách giáo khoa lịch sử, và các sự kiện lớn bị lọc ra hoặc bóp méo. “Tư tưởng Đạo đức” của học sinh tiểu học và sách giáo khoa trung học cơ sở còn đưa vào “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” do tập đoàn Giang thị của Trung Cộng biên tạo nhằm vu khống Pháp Luân Công và gieo mầm thù hận Pháp Luân Công trong lòng học sinh tiểu học và trung học. Kiểu nhồi nhét giáo dục này khiến học sinh mất đi sự rèn luyện tư duy độc lập và tư duy phản biện ngay từ khi còn nhỏ, dần dần tiếp thụ một câu chuyện chính trị duy nhất, đáp án mẫu trong sách giáo khoa trở thành tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai, thiện ác.

2.Lũng đoạn truyền thông

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát toàn bộ các phương tiện truyền thông chủ lưu, tuyên truyền chính trị thống nhất thông qua tin tức, phim truyền hình và các nền tảng trực tuyến, chặn thông tin bên ngoài thông qua kiểm duyệt tin tức và giám sát mạng nghiêm ngặt, kiểm soát và dẫn hướng dư luận, nhằm thống nhất dư luận. Khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm 2020, chính quyền địa phương đã cố gắng che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Ví dụ, bác sỹ đưa ra cảnh báo sớm đã bị cảnh sát cảnh cáo. Vụ việc này đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên mạng xã hội, sau đó bác sỹ này lại được chính quyền tung hô là “nhân vật kiểu mẫu”. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc nhanh chóng chiếm lĩnh mặt trận dư luận, và cấm đưa tin hay điều tra độc lập khi chưa được cho phép. Do vậy, các bản tin chỉ tập trung vào những câu chuyện thành công trong việc chống dịch bệnh, nhưng không mấy ai chú ý đến tình trạng thiếu nguồn lực y tế, số ca tử vong, số người nhiễm bệnh, cũng như sự bất tiện và nỗi đau tinh thần do chính sách cưỡng chế cách ly. Sự lũng đoạn truyền thông khiến người dân bình thường không cách nào có được sự thật toàn diện về các sự kiện, thậm chí họ chỉ biết được những sự thật đã bị bóp méo phù hợp với ý chí của kẻ cầm quyền. Trong hoàn cảnh như vậy thì làm sao có thể phân biệt được đúng sai, thiện ác?

3. Kiểm duyệt ngôn luận

Trung Cộng đã thiết lập một hệ thống giám sát mạng khổng lồ để xóa tức thời các phát ngôn bất đồng chính kiến ​​​​và thông tin nhạy cảm, thậm chí truy cứu trách nhiệm của người đăng tin. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, “Pháp Luân Công” và “Chân-Thiện-Nhẫn” đã trở thành những thông tin nhạy cảm và bị lọc; nếu tìm kiếm từ khóa “Pháp Luân Công” qua các trang tin tức và trang mạng của truyền thông nhà nước ở trong Trung Quốc, thì toàn bộ đều là tuyên truyền bôi nhọ. Trung Cộng thậm chí còn dựng lên những sự kiện sai giả mạo, chẳng hạn như “vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” năm 2001, mà các tổ chức quốc tế và các cuộc điều tra độc lập đã kết luận là do Trung Cộng dàn dựng nhằm dấy lên lòng thù hận Pháp Luân Công trong công chúng.

4. Giám sát xã hội

Trung Cộng lợi dụng các thủ đoạn công nghệ cao để thực hiện việc giám sát xã hội và trấn áp người có tư tưởng bất đồng. Chẳng hạn, Trung Cộng cho lắp đặt camera giám sát và kiểm duyệt dữ liệu điện thoại di động trên quy mô lớn để kiểm soát chặt chẽ về tư tưởng và hành vi của các nhóm thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến. Nó cũng lợi dụng các cơ chế báo cáo hàng loạt và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xây dựng cơ chế giám sát toàn diện đối với những người bất đồng ​​​​về hệ tư tưởng và tạo ra cảm giác sợ hãi trên diện rộng.

5. Phá hủy văn hóa truyền thống

Trung Cộng mưu đồ hủy hoại văn hóa truyền thống bằng hàng loạt phong trào chính trị, Cách mạng Văn hóa, và đủ loại thủ đoạn nhằm làm bại hoại tôn giáo, xóa bỏ tín ngưỡng, rồi thay thế bằng văn hóa đảng vô thần luận. Văn hóa truyền thống của Trung Quốc là văn hóa Thần truyền. Đó là Thần đặt định cho con người nền tảng văn hóa và đạo đức, mở ra con đường tái sinh cho con người, để vào thời khắc nguy hiểm nhất, con người thế gian có thể nghe hiểu những thiên cơ mà Thần khai thị để từ đó được cứu. Thế nhưng, Trung Cộng lại phá hoại văn hóa truyền thống, khiến thế hệ trẻ sớm đã không còn tín ngưỡng vào Phật-Đạo-Thần, thậm chí coi thường thiện ác hữu báo, Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín. Còn thế hệ cũ lại bị các loại vận động, trấn áp dọa sợ, vì sợ mà không dám đề cập đến tín ngưỡng và Thần Phật hay giá trị quan truyền thống nữa.

Ảnh hưởng và hậu quả

Việc Trung Cộng kiểm soát tư tưởng đã hạn chế khả năng tư duy độc lập của các cá nhân, dẫn đến tình trạng tự kiểm duyệt và sự cứng nhắc về tư tưởng trên diện rộng. Nhiều người vì để tránh bị uy hiếp mà buộc phải hùa theo tuyên truyền của chính quyền, mà hình thành những nét nhân cách “trong ngoài bất nhất” rất đặc thù.

Nếu như nói tư tưởng của một người đại diện cho một người, vậy thì những người bị Trung Cộng kiểm soát tư tưởng có trở thành con rối của Trung Cộng không?

Người dân Trung Quốc đã bị Trung Cộng bức hại trong các cuộc vận động chính trị của nó, mà những người bị Trung Cộng kiểm soát tư tưởng lại bức hại những người dân vô tội khác trong các cuộc vận động chính trị. Trong Cách mạng Văn hóa, vợ chồng quay lưng lại với nhau, cha con trở thành kẻ thù, con người mất lòng tin với nhau ngày càng nhiều, quan hệ giữa các người với người ngày càng lãnh đạm. Thậm chí, những người bị Trung Cộng kiểm soát tâm trí có thể lẫn lộn giữa đúng và sai. Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị phổ quát của nhân loại, bất cứ ai có tấm lòng nhân hậu nghe thấy “Chân-Thiện-Nhẫn” đều sẽ tán đồng và ca ngợi từ tận đáy lòng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, dưới sự thống trị của Trung Cộng, một nhóm người tu luyện tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn, một nhóm người hồng truyền “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” lại bị cảnh sát bắt giữ, bị cơ quan kiểm sát truy tố, bị công tố viên và thẩm phán định tội, bị bức hại bằng tra tấn và tẩy não trong các trại tạm giam, nhà tù, trại lao động.

Nhân chi sơ tính bản thiện. Trung Cộng khống chế tư tưởng dần dần khiến con người mất dần đi năng lực tư duy và bản tính thiện lương, khiến con người từng bước đi chệch khỏi con đường phục hồi mà Thần đã an bài cho con người, dẫn họ vào vực sâu sự hủy diệt vạn kiếp bất phục.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/27/486905.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/28/222325.html

Đăng ngày 29-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share