Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-10-2024] Một học viên lớn tuổi đang vượt quan nghiệp bệnh. Bà không ngủ được, khó thở khi nằm xuống, ăn rất ít và bắp chân bị sưng. Các học viên khác đã ở lại với bà và học Pháp cùng bà, và tôi cũng thường xuyên đến thăm bà.
Một ngày nọ, sau khi chúng tôi đọc xong một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân, bà nói: “Chúng ta dừng lại ở đây thôi. Mọi người có thể giúp tôi tìm ra nguyên nhân tại sao tôi không thể vượt qua được khảo nghiệm này không?” Tôi chỉ vào phòng con dâu của bà và hỏi: “Bà có oán hận nào đối với cô ấy không?” Bà trả lời: “Tôi không oán hận ai cả. Tôi chỉ muốn sống và theo Sư phụ để đạt được viên mãn”.
Sau khi bà bị nghiệp bệnh, bà đã chuyển đến sống cùng con dâu. Chúng tôi nhận thấy con dâu của bà rất cởi mở và chu đáo trong lời nói và hành động, và đã thảo luận mọi thứ với mẹ chồng. Cô ấy là người tháo vát, chăm sóc mẹ chồng rất chu đáo, và cô không hề thiếu kiên nhẫn. Trong xã hội ngày nay, thật khó tìm thấy một người con dâu như vậy. Con dâu bà có vẻ là một người hoàn toàn khác so với cách mà vị học viên lớn tuổi này đã mô tả về cô. Tôi cảm thấy rằng vị học viên này cảm thấy rất oán hận con dâu của mình.
Tôi tự hỏi tại sao mình lại chứng kiến tình huống này. Liệu tôi có thái độ coi thường con dâu của mình hay không? Sau một hồi suy ngẫm, tôi nhận ra rằng mình có như vậy.
Con dâu tôi là con út trong gia đình cháu và bố mẹ cháu đã chiều chuộng cháu. Con bé không có vấn đề gì với tôi, nhưng tôi không tán thành cách bố mẹ cháu nuôi dạy cháu. Tôi rất nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con cái, chúng phải làm mọi việc theo cách đúng đắn, phải tinh tế, biết tôn trọng và hiếu thảo. Vì vậy, tôi đã không nhận ra rằng tôi coi thường con dâu của mình và cảm thấy rằng cháu không xuất sắc bằng con trai tôi.
Đáng lẽ tôi nên tập trung vào điểm mạnh và đạo đức của người khác, nhưng tôi cứ tập trung vào những thiếu sót của con dâu mình, tôi thậm chí còn phóng đại chúng, như thể điều đó khiến tôi cảm thấy tốt hơn. Bây giờ tôi nhận ra rằng mình đã sai và không tuân theo lời dạy của Sư phụ. Trên thực tế, con dâu tôi là một người xuất chúng. Cháu và con trai tôi đã dành 10 năm ở nước ngoài để thực hiện một dự án của chính phủ, và cháu phụ trách việc bán sản phẩm của công ty. Hàng năm, doanh số của nhóm của cháu luôn đứng đầu, điều này chứng tỏ cháu có năng lực nổi trội.
Con dâu tôi hiện đã gần 50 tuổi và đang học để lấy bằng thạc sĩ thứ hai. Khi chồng tôi bị bệnh nặng, con dâu đã nói với con trai tôi: “Hãy chi tiêu cho bất cứ thứ gì cần thiết cho việc điều trị của cha”. Cháu lo rằng tôi có thể kiệt sức khi chăm sóc chồng tôi một mình và đã đề nghị thuê người chăm sóc để phụ giúp tôi. Đây chẳng phải là những phẩm chất tuyệt vời sao? Làm thế nào mà tôi lại bỏ qua chúng nhỉ?
Tôi tự hỏi điều gì đã khiến tôi nhìn nhận mọi thứ theo cách này. Coi thường người khác là một chấp trước của người thường. Nó khiến chúng ta chỉ nhìn thấy những thiếu sót và lỗi lầm của người khác, nắm lấy một lỗi nhỏ và thậm chí phóng đại nó lên vô hạn! Là một người tu luyện, chúng ta phải tuân theo các nguyên lý Chân, Thiện, và Nhẫn. Chẳng phải tâm coi thường người khác là đi ngược lại các nguyên lý này sao? Đó thực sự là một chấp trước tà ác cần phải loại bỏ. Lý do tôi coi thường người khác là vì tôi nghĩ rằng mình đã giáo dục con cái tốt. Những người biết chúng tôi thường nói rằng con trai tôi là một người xuất sắc. Đây chẳng phải tâm hiển thị là gì? Chẳng phải đây là tâm thái cảm thấy mình vượt trội hơn người khác sao? Ẩn sau nó còn là tâm tranh đấu, và đó là tâm vị tư.
Tôi tin rằng đây không phải là thứ thuộc về bản chất thực sự của mình; tôi đã bị ô nhiễm qua vô số kiếp luân hồi. Tôi cũng bị nhồi nhét những tà niệm này bởi sự tuyên truyền của ĐCSTQ, và tôi không muốn bất kỳ tà niệm nào. Tôi đã cầu xin Sư phụ gia trì chính niệm cho mình và giúp tôi loại bỏ tâm coi thường người khác, tâm hiển thị, tâm tranh đấu, tâm tự cho mình là đúng và nhiều chấp trước khác nữa.
Sư phụ giảng:
“Trong xã hội người thường, từ bi thể hiện ra thiện ý và yêu thương, đây cũng là trạng thái mà đệ tử Đại Pháp phản ánh ra từ trong sinh mệnh”. (“Kinh Tỉnh”)
Chiểu theo những lời dạy của Sư phụ, tôi cảm thấy mình thực sự thiếu sót.
Tôi đã không đối xử với mọi người và mọi tình huống mà tôi gặp bằng tâm từ bi mà tôi nên có. Sau nhiều năm tu luyện, tôi vẫn chưa phát triển được tâm thanh tịnh và tôi vẫn còn tâm chấp trước coi thường người khác. Tôi cảm thấy rằng sự tu luyện của mình không tốt; thực ra, nói chính xác hơn, tôi vẫn chưa có bất kỳ đề cao nào về mặt này. Hôm nay, tôi đã nhận ra điều này, vì vậy tôi sẽ nỗ lực loại bỏ nó.
Thời gian không còn nhiều nữa, vì vậy trong thời gian tới, tôi phải nghiêm túc học Pháp, buông bỏ các chấp trước và nhanh chóng đạt đến tiêu chuẩn cần có của một học viên.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/7/483565.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/21/221316.html
Đăng ngày 19-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.