Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan
[MINH HUỆ 29-05-2024] Gần đây tôi có tham gia một hạng mục Đại Pháp, lúc đầu tôi nghĩ mọi việc cũng đơn giản nhưng theo thời gian mọi thứ lại trở nên phức tạp. Tôi cảm thấy bản thân đang phải chịu áp lực rất lớn và tâm trạng tôi bắt đầu bực bội, khó chịu. Sau đó, tôi nhận ra nguyên nhân là do tâm chấp trước vào sự thoải mái của bản thân đang bị xung kích, tôi biết điều đó là sai và cần loại bỏ chấp trước này nhưng tôi đã không làm như vậy.
Tuy nhiên, sự can nhiễu này ngày càng tồi tệ hơn, thậm chí có những ngày tâm tôi tràn đầy oán hận về hạng mục, về gia đình hoặc các công việc thường ngày khác. Vào cuối tuần trước, tình trạng thực sự tồi tệ và tôi đi ngủ với suy nghĩ: “Làm sao để loại bỏ được tâm oán hận?”
Trong lúc tôi luyện bài công pháp thứ hai một giờ đồng hồ, đầu tôi liên tục nghĩ về những chuyện bất bình đã xảy ra. Tôi tự nhủ rằng tất cả đều là cảm xúc người thường và tôi chỉ nên tập trung vào việc luyện công.
Sau đó, tôi nhớ đến lời giảng Pháp của Sư phụ:
“Nhưng đề cao chân chính ấy là ‘xả bỏ’, chứ không phải là ‘đắc được.” (Giảng Pháp tại Hội nghị Philadelphia, Hoa Kỳ năm 2002, Giảng Pháp tại các nơi II)
Sau khi hoàn thành bài luyện công, tôi nhận ra mình cần nghiêm túc điều chỉnh lại tâm thái và tu bỏ tâm oán hận.
Sư phụ giảng:
“Mọi người thử nghĩ xem, mỗi người chúng ta nếu thực sự chú ý một chút tư tưởng của mình, sẽ phát hiện trong nháy mắt là biến [đổi], một giây có thể biến ra rất nhiều niệm đầu, chư vị cũng không biết niệm đầu này là từ đâu đến. Có cái khá là ly kỳ, chính là chư vị qua đời này đời khác mà mang theo quan niệm khác nhau, khi gặp phải vấn đề, nó sẽ phản ứng ra”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])
Khi tôi phàn nàn với mẹ về chồng hoặc đồng nghiệp của mình, một giọng nói nhắc nhở tôi: “Phàn nàn là điều con người hay làm”. Tôi giật mình và cảm thấy xấu hổ khi nhận ra rằng chân ngã của tôi không muốn nói những lời phàn nàn. Tôi hiểu rằng mình phải tu Thiện, mở rộng lòng khoan dung với người khác, tôi mới có thể biến cái tình của con người trở thành từ bi. Tôi biết tôi cần phải đề cao tâm tính của mình hơn nữa. Để giải đáp cho câu hỏi “Làm thế nào để chúng ta ngày càng trở nên khoan dung và độ lượng?”
Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“Trong khi chư vị tu luyện nó sẽ tự nhiên tăng lên, bởi vì đây không phải là thứ có thể làm một cách hữu ý. Càng từ bỏ nhiều chấp trước, tâm của một người càng độ lượng hơn, sự khoan dung cũng càng lớn hơn”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999]
Tôi cũng phát hiện bản thân còn có một chấp trước khác – chấp trước vào lợi ích. Từ trước đến nay, tôi thường đổ lỗi cho các thành viên trong gia đình vì họ đã tiêu tiền của tôi, việc này cũng khiến tôi hình thành tâm oán hận đối với họ.
Sư phụ giảng:
“Khi con người muốn duy hộ bản thân mình, thì đều là từ một chữ “tư”, là cái ý muốn vị tư đó, không muốn chịu khổ, chỉ muốn hạnh phúc.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])
Thực ra, trước đây tôi chưa bao giờ quan tâm đến việc mình có tiền hay không, bởi vì tôi xuất thân từ một gia đình không phải lo lắng về tiền bạc, và tôi thậm chí còn ít quan tâm hơn sau khi bước vào tu luyện. Vì thế tôi luôn nghĩ rằng bản thân không có chấp trước vào tiền bạc. Khi tôi thấy việc hợp tác với các học viên trong hạng mục ngày càng khó khăn và tôi hướng nội, tôi nhận ra rằng không đúng khi nói rằng tôi không có chấp trước vào tiền bạc, điều này cũng giống như tôi luôn nghĩ mình sẽ không bao giờ từ chối hợp tác trong các hạng mục, nhưng gần đây tôi thường xuyên có suy nghĩ không muốn tham gia phối hợp nữa.
Mười năm đầu sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã tham gia vào các hạng mục Đại Pháp và tự hứa với bản thân rằng tôi phải nỗ lực hết mình trong tất cả các hạng mục. Tuy nhiên, theo thời gian, có rất nhiều việc tôi phải cố gắng vượt qua, đôi khi vượt quá khả năng của mình. Có lần, tình trạng nghiêm trọng đến mức tôi hầu như không thể ra khỏi giường để lên mạng tổ chức cuộc họp. Do phải trải qua nhiều khó khăn khác nhau, tôi đã hình thành tâm sợ hãi khi bắt đầu tham gia vào các hạng mục mới, đặc biệt là khi tôi phải đảm nhận công tác điều phối.
Một ngày nọ, chợt có một ý niệm xuất hiện trong đầu tôi: “Mình nên gánh vác trách nhiệm và làm thật tốt công việc, đừng để chúng sinh thất vọng”. Nhưng khi mâu thuẫn xảy đến, với rất nhiều các yếu tố phức tạp liên quan, đôi khi tôi vẫn khó có thể đột phá. Trong suốt quá trình này, nhờ có sự khích lệ và lòng từ bi của Sư phụ đã giúp tôi tăng cường chính niệm, vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt công việc. Tôi cũng nhận ra rằng tôi đã có suy nghĩ rất không đúng là tôi đang làm mọi việc cho Sư phụ. Nhưng suy nghĩ “làm việc đó cho người khác” thực chất là một loại tâm ích kỷ, ẩn giấu phía sau nó là mong muốn được đền đáp, khi mọi việc không diễn ra theo cách tôi mong muốn thì tâm oán hận của tôi có thể nổi lên.
Chúng ta phải chủ động tu luyện bản thân, trừ bỏ các chấp trước để đồng hoá với Đại Pháp, thay vì tu luyện một cách thụ động. Chỉ khi chúng ta sẵn sàng tu luyện bản thân, chúng ta mới có thể trở về với ngôi nhà tiên thiên của mình. Chúng ta chỉ có thể làm được điều này nếu chúng ta sẵn sàng chịu đựng gian khổ và coi những thử thách và đau khổ là điều tốt. Trước đây, thể ngộ của tôi về các Pháp lý còn rất nông cạn. Giờ đây tôi đã hiểu được rằng Sư phụ từ bi rất kỳ vọng vào các đệ tử, Ngài mong chúng ta tu luyện tinh tấn, vượt qua khó khăn tiến đến viên mãn.
Tôi tin rằng chúng ta có thể làm được điều này, và tôi cũng hiểu được rằng quá trình nỗ lực tu Thiện của tôi là để gia trì tâm từ bi đối với tất cả chúng sinh. Những trải nghiệm này nhắc nhở tôi rằng không có gì xảy ra ngẫu nhiên trên con đường tu luyện của mình. Khi tôi đang cố gắng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực hoặc cảm xúc muốn tránh né một số dự án, một số học viên hoặc người thường, tôi biết rằng mình đang đề cao trong tu luyện. Tôi cần phát chính niệm nhiều hơn, học Pháp nhiều hơn và yêu cầu bản thân làm tốt hơn nữa. Con xin tạ ơn Sư phụ từ bi! Cảm ơn các bạn đồng tu!
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/29/478119.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/25/218752.html
Đăng ngày 14-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.