Một đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại
[Minh Huệ] Một đệ tử Đại Pháp nếu bằng cách nghe biết những chuyện tu luyện của người khác để củng cố vững chắc tín niệm tu luyện Đại Pháp, nhưng lại không từ lý tính (tính hợp lý) mà nhận thức chân chính Đại Pháp mà mong có được tín niệm “bất lay động như kim cương kiên cố không thể phá huỷ” thì ấy vẫn là có lậu. Dưới đây tôi xin kể câu chuyện chân thực cuộc đời mình trước khi tu Đại Pháp. Hy vọng nó có thể giúp cho bộ phận những học viên nào vẫn chưa có được tín niệm bất động như kim cương. Chúng ta hãy cùng trân trọng sự kiện hy hữu hàng vạn năm mới có này là tu luyện Đại Pháp trong quá trình Pháp chính càn khôn.
Khi tôi 14 tuổi, có một vị sư phụ tìm và dạy tôi pháp môn tu luyện của ngài. Khi ấy tôi mới là cô bé học sinh trung học, còn vị sư phụ đã sống trên 500 năm. Ông thường giảng Pháp cho tôi. Một vấn đề được giảng có đến hàng tháng, nhưng tôi vẫn không hiểu rõ cho được. Tôi được khai mở thiên mục ngay từ đầu trong pháp môn tu này, vì thế tôi có thể thấy trong các miếu, các tu viện có những phụ thể là cáo, chồn, quỷ, rắn, vân vân. Trong các tượng Phật hầu như không có Phật. Những cảnh tượng ấy làm tôi sợ quá, nên tôi thường xin sư phụ đóng thiên mục của tôi lại.
Khi Đại Cách mạng Văn hoá xảy đến, mọi người đều đến Bắc Kinh, còn tôi, khi ấy quãng 26, 27 tuổi một mình thân gái tìm đến núi Nga Mi [thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc]. Lên lưng chừng núi tôi tới một tự viện và gặp vị phương trượng trên 70 tuổi ở đó để xin tá túc qua đêm. Lão phương trượng bảo tôi: “Này cư sĩ (tục gia), cô đi lạc hướng rồi. Cô cần đi hướng bắc kia.” Tôi vội giải thích: “Cháu không lạc hướng đâu. Phương bắc là của người thế tục. Còn đây là nơi cháu cần đến.” Lão phương trượng nghe thế rất lấy làm cao hứng, và chúng tôi trở thành những người bạn tâm đầu ý hợp.
Lưu lại được hai ngày, tôi hỏi lão phương trượng cách gọi lũ khỉ đến, vì tôi biết rằng lũ khỉ tại núi Nga Mi này đều có thông linh. Lão phương trượng nói: Hãy xoay mặt vào thung lũng mà gọi: “Tam Nhi, mau về ăn thôi.” Tôi bèn chọn chỗ có tiếng vang và gọi lớn vào thung lũng: “Tam Nhi, mau về ăn.” Một chốc sau hàng mấy trăm con khỉ đến, chúng nào hót nào nhảy trước mặt tôi rất là cao hứng. Con khỉ già nhất đến ôm và hôn hít tôi liên tục làm nước miếng dính đầy cả mặt. Sau đó nó nhổ miếng đan của mình ra khỏi miệng và đưa cho tôi. Tôi không dám nuốt lấy vì cảm thấy dơ quá. Lão phương trượng bảo: “Này cư sĩ, tâm của cô vẫn còn chướng ngại. Đan này phải mất mấy trăm năm mới tu được đó.”
Rồi lũ khỉ lập cầu khỉ bắc qua thung lũng (con đằng sau nắm chân con đằng trước cứ lần lượt như thế). Khỉ già nắm lấy tôi và chúng tôi qua bên kia thung lũng, ở đó cũng có một nhóm những con khỉ khác. Lão phương trượng nói: “Trong lịch sử xưa nay, mới chỉ có một người họ Hồ được đón tiếp trang trọng như thế, cô là người thứ hai. Cô còn có 2 điều hơn: thứ nhất là cái Đan do khỉ già đưa tặng, thứ hai là việc lũ khỉ đã vượt ranh giới này để đưa tiễn cô sang tận bờ thung lũng bên kia. Thông thường lũ khỉ không được phép vượt qua ranh giới ấy.”
Tại núi Nga Mi có rất nhiều người tu Đạo, nhưng không ai có thể thấy họ được, vì họ đều có công năng che giấu chỗ ở của mình đối với bên ngoài như được kể trong những chuyện thần thoại. Từ lưng chừng núi trở xuống là những vị đã tu hai, ba trăm năm. Có vị lâu nhất là dưới năm trăm năm. Nhóm này đông nhất và công trụ của họ cao nhất là đến lưng chừng núi.
Trong giới tu luyện thì sư phụ lựa chọn đệ tử, chứ không phải đệ tử chọn sư phụ. Người ta thường nhọc công vô ích cũng không thể tìm được sư phụ. Phần nửa trên núi số người tu luyện ít dần, đồng thời tuổi của họ cũng cao dần lên. Họ đều tu trên 2000 năm và công trụ của họ đều vượt khỏi Ngân Hà. Có một số đã vượt trên cảnh giới Như Lai, nhưng họ vẫn đang tu luyện vì chưa đến viên mãn. Trong đó có một sư phụ trong quá khứ của tôi. Sau này tôi được biết rằng khi sư phụ vĩ đại của chúng ta – Lý Hồng Chí – lên núi Nga Mi, tất cả người tu luyện đều ra đón chào người, và công trụ của họ nhảy múa trên không trung như pháo hoa vậy.
Tại núi Thanh Thành có một Đạo nhân, tu đã đến 4000 năm. Ông muốn tôi trở thành đệ tử của mình, nhưng tôi từ chối, nói rằng tôi đã có sư phụ rồi, và tôi mong muốn tìm một Pháp môn để thành Phật trong đời này. Ông nói với tôi: ta ở đây đã chứng kiến Thích-ca, Giê-su, và Lão-tử đầu thai xuống thế giới này và truyền Pháp cứu người. Tôn sư Lý Hồng Chí [sau này] có nói trong khi giảng Pháp rằng: trên đường từ Tứ Xuyên về phía bắc đến Tây An, có nhiều người tu Đạo trong núi ra hỏi tôn sư tại sao những đệ tử Đại Pháp lại tu mau lẹ như vậy. Tôn sư hỏi họ: “Các đệ tử của ta, tối đa tu hai năm, tối thiểu tu hai tháng; so sánh họ với các vị là sao?” Họ nói rằng: chúng tôi không có mấy người theo kịp được. Sau đó tôn sư đồng ý cho họ nghe tôn sư giảng Pháp. Trong những người tu ấy, cũng có cả Đạo nhân tu 4000 năm ấy.
Hết Đại Cách mạng Văn hoá, tôi cùng với một vị tu luyện khác khu vực Khang Tạng, hy vọng rằng trong Mật Giáo tôi có thể tìm được Pháp môn tu thành Phật trong đời này. Những người trong giới tu luyện đều biết rằng Mật Giáo Tây Tạng hiện nay đã là tôn giáo chính trị từ lâu và mất căn bản tu luyện, và Mật Giáo chân chính là ở Khang Tạng chứ không phải ở Tây Tạng. Tới nơi, chúng tôi gặp một người cầu chính Pháp, vừa đi vừa lễ lạy suốt từ Trường Xuân đến Khang Tạng. Chúng tôi cùng nhau tìm tới một toà tự viện lớn, tại đó có một vị Đại Lạt Ma đang giảng Pháp. Tới nơi, vị Lạt Ma yêu cầu riêng mình tôi ngồi bên ông để nghe ông giảng, đây là một nghi thức tiếp đón rất hiếm và rất trang trọng trong Mật Giáo. Ông hỏi tại sao chúng tôi đến Khang Tạng cầu Pháp, và chúng tôi nói rằng tại nội địa [Trung Quốc] không còn chính Pháp, và trong các tự viện là những phụ thể cáo chồn quỷ rắn trú ngụ. Vì thế chúng tôi đến cầu tìm chính Pháp tại đây. Thầy Đại Lạt Ma tĩnh lặng một lúc rồi nói: “Không phải vậy. Tại nội địa sẽ sớm có Đại Pháp mà hàng vạn năm khó gặp. Nó sẽ xuất phát từ Trường Xuân. Các vị hãy quay về và chờ đợi.” Nghe vậy, tôi vội xuống núi và thoả thuận với bạn đồng hành rằng hễ ai tìm được Pháp ấy trước sẽ báo cho người kia. Nhưng vị đến từ Trường Xuân lại không tin và ở lại Khang Tạng.
Đầu thập niên 80, xuất hiện rất nhiều trẻ em có công năng. Có người đọc được bằng tai, có người nhìn bằng tay hoặc bằng gáy. Tôi tin rằng quý vị hãy còn ấn tượng từ những tình thế lúc bấy giờ. Chúng tôi những người tu luyện đều biết được tính chân thực của những điều ấy, và rằng những công năng ấy không được phép biểu diễn. Vì vậy tôi đã tìm đến rất nhiều em như vậy và giải thích với cha mẹ chúng tại sao không nên đưa công năng của con mình ra biểu diễn. Kết quả là tất cả những em đó đều được bảo hộ và sau này tham gia tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Còn những em bị gia đình đưa ra biểu diễn cuối cùng sau này đều bị hư hỏng trong xã hội người thường và cũng gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Bởi vì những công năng này không được phép hiển thị tuỳ ý ngoài xã hội người thường. Còn đối cái việc gọi là chỉ trích công năng thì đó chẳng qua là những con rối mà chư thần bày ra để khống chế tác hại của những hiện tượng như trên để khỏi ảnh hưởng đến xã hội người thường. Người ta càng không tin vào thần thì lại có càng ít các công năng đặc dị mà chư thần cho phép chứng kiến. Nếu thần cho phép thấy được, thì đó chỉ là một chút mẫu ví dụ kỳ diệu để người ta có thể thay đổi quan điểm mà thôi. Thế mà nhân loại vẫn còn rất tự hào về những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại của mình.
Tại sao lại có những chuyện thần thoại na ná như nhau tại hầu như tất cả các nước? Ngày xưa đâu đã có các phương tiện truyền thông. Chính là vì nhân loại không còn tin vào thần nữa mà những câu chuyện thật về thần lại trở thành chuyện “thần thoại”. Hồi ấy những em được tôi bảo hộ nói với tôi rằng: “Chủ của vũ trụ sẽ xuống cứu địa cầu.”
Mãi đến đầu thập kỷ 90 tôi vẫn chưa tìm được Pháp lớn (Đại Pháp), và tôi rất lấy làm thất vọng. Một hôm tôi quỳ trước một tượng Phật và thệ nguyện rằng “Tôi nhất định tìm cho được Pháp môn chân chính tính mệnh song tu, thành Phật trọng đời này để phổ độ chúng sinh.” Trong lúc ngồi luyện công đêm ấy, chủ nguyên thần của tôi bay lên đến hết không gian này đến không gian khác, đến không gian nào tôi cũng hỏi: “Pháp môn chân chính tính mệnh song tu, thành Phật trong đời này có không?” Mỗi mỗi không gian đều có rất nhiều người tu luyện, nhưng họ chưa từng nghe Pháp môn chân chính và tốt như thế. Họ nói với tôi: “Có tìm được Pháp môn chân chính và tốt như thế, thì nhất định truyền lại cho chúng tôi, độ chúng tôi nhé.”
Sau đó công lực của tôi không cho phép tôi lên cao hơn. Một trong những sư phụ quá khứ đưa tôi một con hạc tiên và nó đưa tôi lên cao hơn. Đến mỗi không gian tôi lại tìm và hỏi về chính Pháp ấy, cho đến khi không thể lên cao hơn nữa. Tất cả những người tu luyện tại các không gian đều thật tâm mong tôi sẽ tìm được Pháp chân chính và tốt như thế và truyền Pháp cứu độ họ.
Tôi cảm thấy rất buồn bực và thất vọng. Đột nhiên từ trên trời cao bay xuống một đoá hoa sen đưa tôi lên. Đoá sen đưa tôi đến một điện Phật huy hoàng tráng lệ, ở đó có một vị Đại Phật đang giảng Pháp. Có tầng tầng lớp lớp chư Phật đang nghe Pháp của Người. Các Phật ngồi gần vị Đại Phật thì có thân thể to lớn hơn, còn các Phật ngồi xa vị Đại Phật thì có thân thể nhỏ hơn. Ngồi tại tầng ngoài cùng là các Phật Như Lai, và có thân thể nhỏ nhất. Có rất nhiều Phật Như Lai, trong đó có cả Lão Tử và Khổng Tử. Tôi ngạc nhiên vì thấy cả Giê-su cũng trong số ấy.
Tuy nhiên lúc tôi đến là lúc Pháp hội giải tán. Tôi cảm thấy rất buồn vì thấy duyên của mình với Pháp này còn mỏng quá. Đoá sen đưa tôi tiến đến trước mặt vị Phật lớn, và thân thể tôi cũng lớn dần nhờ sự gia trì của Phật lực của vị Đại Phật. Vị Đại Phật thực hiện đại thủ ấn (ấn tay lớn) về phía tôi. Lập tức xuất hiện muôn đạo kim quang, và từ muôn đạo kim quang bay ra những kinh thư lấp loáng ánh sáng vàng. Tôi mừng quá đưa hai tay đón lấy, hai cuốn kinh thư đầu tiên là “Chuyển Pháp Luân” và “Trung Quốc Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)”. Tư tưởng tôi chợt máy động: “Tại xã hội người thường con tìm ngài ở đâu?” Vị Đại Phật liền biến thành hình thầy Lý Hồng Chí trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” với bộ âu phục. Còn tôi được đưa về thân người ở nhân gian.
Tôi nóng lòng chờ đợi Pháp tại nhân gian và thời gian ấy quả là bứt rứt. Đến năm 1995 tôi bặt gặp người bạn đã cùng đi đến Khang Tạng. Thấy cô ấy sắc mặt hồng hào hẳn, tôi nói “A, bạn chắc được chính Pháp rồi, cho tôi xem với.” Tôi giục cô ấy đưa về nhà, và khó có thể tả được tâm trạng phấn khởi của tôi lúc ấy. Vừa vàp nhà tôi thấy cuốn “Trung Quốc Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)” trên bàn. Đúng là cuốn sách tôi tìm kiếm bấy lâu! Tôi giữ chặt nó trong tay, nhưng bạn tôi không cho tôi mang cuốn sách đó về vì cô ấy chỉ có mỗi một cuốn. Tôi nói: “Thế thì cho tôi biết bạn có cuốn sách này ở đâu để tôi đi kiếm.” Cô ấy cho tôi địa chỉ cửa hàng sách và tôi vội đến đó ngay, nhưng nhà hàng đang đóng cửa. Tôi hỏi chủ hiệu cuốn sách mang tên “Trung Quốc Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)”, nhưng ông ấy nói rằng đã bán hết rồi: “Đợi đợt sau vậy”. Tôi không tin, và tự mình lục tìm trong giá sách. Tôi không tìm thấy, nhưng cũng không muốn bỏ cuộc. Cuối cùng tôi mở một ngăn kéo trong tủ sách và thấy hai cuốn “Trung Quốc Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)” lấp lánh kim quang. Tôi mua chúng luôn.
Về đến nhà là tôi đọc ngay, và lập tức sáng tỏ. Những sư phụ tôi từng học đã dạy tôi nhiều điều, trong đó có cả vòng đại và tiểu châu thiên, huyền quan thiết vị, thiên mục, túc mệnh thông, vân vân. Có khi phải mất cả năm trời để giải thích một điều mà tôi vướng mắc, mà tôi vẫn không hiểu được thấu đáo. Vậy mà chỉ vài câu chữ trong cuốn “Trung Quốc Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)” đã làm sáng tỏ cả. Vì sao người xem kinh thư Đại Pháp nói rằng học cao khó hiểu? Cớ gì họ lại nghĩ rằng khẩu khí tôn sư phóng đại quá? Đó là vì tôn sư nói rõ những điều bí mật trong những bí mật của giới tu luyện mà người khác rất quý tiếc và không ai thực sự đề cập đến. Một người làm sao có thể đơn giản chấp nhận trong đầu những điều sâu sắc ấy? Ngay cả một vị thần cũng không thể. Vì thế có một số người cho rằng tôn sư nói phóng đại.
Sau này có học viện hoạ lại câu chuyện của tôi thành tranh và đưa tôn sư xem. Tôn sư nói: “cái này sẽ là chuyện thần thoại cho con người tương lai.”
Tại Khang Tạng tôi truyền Pháp cho những em trước đây tôi bảo hộ để không biểu diễn công năng, và cho những người tu luyện trong núi. Tất cả đều quay lại trần thế để tu Đại Pháp. Có khi sư đệ được Pháp trước, sau đó truyền sang sư huynh. Rồi sư huynh lại truyền lại cho sư phụ, và tất cả cùng được Pháp. Rất nhiều hoà thượng đã được bồ tát Quán Âm điểm hoá vào đêm trước khi học viên chúng tôi lên núi Nga Mi để hồng truyền Đại Pháp. Họ xuống núi và quỳ bên đường để đón cuốn “Chuyển Pháp Luân.” Tôn sư nói: “Thần đều biết ta đang truyền Đại Pháp. Chỉ có người là không biết.”.
Tôi lập một danh sách những đệ tử đầu thai hạ giới của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau đó tôi tìm đến và truyền Pháp cho họ. Nhưng một số đã quá mê mờ trong [xã hội] người thường và không thể đắc Pháp được nữa. Không phải ai cũng có khả năng đắc Đại Pháp. Nhiều người tu cả mấy nghìn năm vẫn chưa thành viên mãn, họ muốn được Pháp này, nhưng không thể. Được Pháp này là điều quý giá vạn năm khó gặp, vậy mà người thường chẳng biết trân trọng Đại pháp vĩ đại của vũ trụ.
Chư thần đều biết rằng bức hại Đại Pháp là tội không thể tha thứ.
Câu chuyện này chỉ là một phần nhỏ những kinh nghiệm tu luyện của tôi, và tôi cũng chỉ là một học viên bình thường của Đại Pháp.
Viết tại Trung âu ngày 26 tháng Hai năm 2001 Hải ngoại Đại Pháp đệ tử
* * * * *
Nguyên tác tiếng Hán: https://minghui.cc/mh/articles/2001/4/4/9613.html.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/eng/2001/Apr/09/ESA040901_1.html.
Dịch từ tiếng Anh tháng Tư 2001; có thể sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai.